Ghế ít mà đít nhiều khiến cộng sản đang tự phân hóa và hoá thành phân - Dân Làm Báo

Ghế ít mà đít nhiều khiến cộng sản đang tự phân hóa và hoá thành phân

Dân Đen (Danlambao) - Sáng ngày 28/12/2016, Ủy ban Kiểm tra trung ương cộng sản đã công bố quyết định “kỷ luật khiển trách” Trần Công Chánh - bí thư tỉnh ủy Hậu Giang vì liên quan đến việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh (hiện đang trốn tại nước ngoài); đồng thời “kỷ luật cảnh cáo” Huỳnh Minh Chắc - nguyên ủy viên trung ương đảng, nguyên bí thư tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015. Cũng trong ngày 28/12/2016 ủy ban này đã công bố quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của lãnh đạo ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, liên quan đến vụ bổ nhiệm Vũ Minh Hoàng (26 tuổi) vào chức phó vụ trưởng vụ kinh tế của ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Từ những quyết định trên cho thấy nội bộ cộng sản đang có sự phân hóa nghiêm trọng về nhân sự.

Vụ việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn đi nước ngoài đã khiến Nguyễn Phú Trọng bất an, liên tục chỉ đạo cấp dưới bằng mọi giá phải bắt bằng được con ruồi xanh họ Trịnh. Trịnh Xuân Thanh từng nắm giữ nhiều chức vụ cao cấp trong hệ thống đảng cộng sản sau thời gian tu nghiệp và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức trở về. Thanh có cha là Trịnh Xuân Giới, từng làm hiệu trưởng trường Đoàn Trung ương, Phó trưởng ban Dân vận của đảng cộng sản, hiện đang là chủ tịch của một công ty TNHH. Em trai là Trịnh Xuân Tuấn hiện đang nắm chức tổng giám đốc Công ty cổ phần Dầu khí Sông Hồng thuộc Bộ xây dựng... Có thể nói Thanh là một nhân vật có gốc gác lớn trong bộ máy cộng sản. 

Vũ Minh Hoàng không phải là con trong một gia đình có chức quyền của cộng sản, tuy nhiên Hoàng lại là cháu của một đại tá, phó giám đốc công an tỉnh Bắc Ninh. Giống như Thanh, Hoàng là một nhân vật trẻ tuổi nhưng được đào tạo bài bản tại nước ngoài và có “tiềm năng” nên được lãnh đạo ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ký quyết định ngày 04/06/2014 nhận vào làm việc không qua tuyển dụng. Tiếp đến ngày 15/01/2016 Hoàng tiếp tục được đề bạt làm vụ phó vụ kinh tế sau đó được bổ nhiệm làm phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ. Có thể kết luận hai nhân vật trên đều thuộc thành phần con ông cháu cha đã và đang gây “sóng gió” trong bộ máy cai trị của cộng sản. 

Sau đại hội đảng lần thứ 12 của cộng sản, nhiều vụ thanh toán nội bộ đã xảy ra, tuy nhiên ban tuyên giáo vẫn luôn cố tìm cách bưng bít và lèo lái dư luận về những vụ việc này. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ án thanh toán bằng súng ở Yên Bái đã gây ra cái chết đối với bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND và chi cục trưởng chi cục kiểm lâm. Rồi đến vụ cháy quán karaoke ở Trần Thái Tông - Hà Nội khiến 13 quan chức của cộng sản tử vong. Tiếp đến là vụ nổ lớn ở trụ sở công an tỉnh Đăk Lăk đã làm thương vong 6 cán bộ công an của tỉnh... Tuy nhiên tất cả các vụ án này đều được báo chí cộng sản “kết luận” do mâu thuẫn cá nhân hay do tai nạn khi đang làm “nhiệm vụ”, không liên quan đến chính trị. 

Những vụ việc trên cho thấy sự đấu đá, tranh giành những chiếc ghế quyền lực trong bộ máy cộng sản ngày càng trở nên gay cấn và hết sức nguy hiểm. Bất cứ nhân vật quyền lực nào của cộng sản cũng có thể trở thành mục tiêu của những vụ “tai nạn” để rồi sau đó sẽ bổ nhiệm nhân sự mới trong hệ thống đảng trị. Từ chiếc ghế tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng cho đến chức vụ bộ trưởng của Vũ Huy Hoàng (đã về hưu nhưng vẫn bị kỷ luật cách chức) hay như vị trí bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND Hà Tĩnh của Võ Kim Cự... đều có thể đem đến quyền lực, lợi ích và tiền bạc, nhưng cũng luôn tiềm ẩn nguy hiểm bởi sự tranh giành từ những đồng chí cộng sản bên cạnh mình.

Lịch sử cộng sản Việt Nam đã từng có những vụ thanh trừng đối thủ như vụ thủ tướng Võ Văn Kiệt bị ám sát trong quá trình chữa bệnh tại Singapore, để rồi sau khi chết một ngày thì báo chí tại Việt Nam mới được phép đưa tin. Nguyễn Bá Thanh từ vị trí bí thư thành phố Đà Nẵng được phân nhiệm làm Trưởng ban Nội chính trung ương một thời gian thì “phải’ đi nước ngoài “chữa bệnh lạ”. Sau đó chính khách họ Nguyễn cũng đã nói lời vĩnh biệt đảng cộng sản sau những ngày được báo chí “ấp ủ” thông tin về tình trạng sức khỏe... Và rồi đến chức vụ bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã và đang gây ra rất nhiều tranh cãi xung quanh việc vị bộ trưởng này còn sống hay đã chết. Vụ ám sát bằng súng xảy ra tại một bệnh viện bên Pháp mà báo chí Đức đưa tin là sao? Phùng Quang Thanh xuất hiện trên truyền hình là thật hay chỉ là một “diễn viên” đóng thế?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang tỏ ra hết sức quan ngại vấn đề “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đảng, thậm chí còn xem đó là một cuộc chiến liên quan đến vận mệnh của đảng và chế độ. Nguyễn Phú Trọng còn đề cập những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của đảng viên. Xem đây là cuộc chiến hết sức cam go nhưng vẫn lo ngại những tiêu cực này bị lợi dụng để bôi nhọ, kích động chống phá đảng. 

Xâu chuỗi sơ bộ những vụ việc trên có thể nhận thấy sự lo sợ của Nguyễn Phú Trọng là hoàn toàn có cơ sở. Chiếc ghế của Trọng đang rung lắc bởi dư chấn trong vụ Trịnh Xuân Thanh cũng như lời hứa sẽ ra đi sau nửa nhiệm kỳ tái đắc cử. Đây là cơ hội cho những đối thủ đồng chí tìm cách tiến nhanh, tiến mạnh để có được chiếc ghế quyền lực. Vì thế nội bộ cộng sản trong thời gian tới có thể sẽ xảy ra những vụ thanh toán dưới nhiều hình thức và thủ đoạn. 

Dân gian có câu “ghế ít mà đít thì nhiều”. Vì vậy cuộc chiến giành ghế trong đảng cộng sản chắc chắn sẽ phơi bày bản chất say mê quyền lực, thủ đoạn nham hiểm và bộ mặt thật của các quan chức cộng sản. Nói cách khác, những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực sẽ làm cho đảng viên cộng sản phân hóa thành phân dưới mắt nhìn của mọi người dân.

29.12.2016



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo