Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Theo Reuters dẫn lời bà Mimi Vu thuộc Quỹ Liên Kết Thái Bình Dương, một tổ chức phát triển ở California cho hay, trước đây hầu hết phụ nữ & trẻ em VN bị bán sang Hoa Lục đến từ biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và TC. Tuy nhiên gần đây, nạn buôn bán phụ nữ & trẻ em VN đã tràn lan trên một diện rộng về phía Nam khi giới chức phát hiện ở khu vực ĐBSCL.
Những tên buôn người táng tận lương tâm sẵn sàng bất chấp nguy hiểm để bằng mọi cách đưa các nạn nhân từ VN sang TC, sang Campuchia. Nhận định điều nầy cho thấy việc buôn bán phụ nữ & trẻ em Việt Nam đang ngày càng phát tài, mang lại lợi lộc cho những đường dây buôn người.
Tàu Cộng là điểm đến hấp dẫn cho những tên buôn người bởi sự thiếu hụt phụ nữ sau chính sách một con “trọng nam khinh nữ” kéo dài hàng thập kỷ qua. Theo bà Vu, tăng trưởng kinh tế VN và ĐNA cũng đang tạo ra nhiều cơ hội cho tội phạm nhắm đến các lao động phải rời quê đi tìm việc làm ở những khu công nghiệp. Trong bối cảnh Hiệp hội các quốc gia ĐNA đang hướng tới thành lập một cộng đồng chính thức và thúc đẩy tự do thương mãi, bà Vu dự đoán nạn buôn bán phụ nữ và bé gái có nguy cơ gia tăng.
Ngày càng nhiều nhà máy ở Malaysia tuyển lao động người Việt và những kẻ buôn người đang góp phần tạo ra xu hướng bằng việc dụ dỗ, hứa hẹn với các nạn nhân về việc làm tại các nhà máy điện tử. Thực tế khi họ đến đó, hộ chiếu của họ sẽ bị tịch thu và họ buộc phải bán dâm hoặc làm vợ cho đàn ông bản địa. Bà Vu nhấn mạnh rằng, nhiều phụ nữ cũng bị bán làm vợ, sinh được một đứa con trai rồi, sau đó lại bị bán vào nhà chứa hoặc nhà máy hay bán cho một gia đình khác để lại tiếp tục làm nhiệm vụ sinh con. Họ giống như một mặt hàng có giá trị vô thời hạn.
Theo Feingold, David A, viết trong bản phúc trình “Human Traficking”, đăng trong Foreign Policy, số ra tháng 10/2005, cho biết: “Thực tế, việc ép buộc người di chuyển qua biên giới đã có từ lâu rồi, như quy luật cung - cầu. Cái mới ở đây là nạn buôn người ngày càng gia tăng lên số lượng và sự thật là chúng ta chưa nỗ lực để ngăn chận tệ nạn chấm dứt việc buôn người, hơn là chỉ căm tức hay phẫn nộ…”
Hầu hết việc buôn bán phụ nữ và trẻ em gái vào mục đích mại dâm là một hành động vi phạm nhân quyền một cách thô bạo. Một nghiên cứu về những lao động tại Thái Lan thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Xã hội & Dân số thuộc ĐH Mahidol cho thấy, tình trạng đánh đập, tấn công tình dục, ép làm việc không được trả lương, thiếu ngủ và bị cưỡng hiếp tập thể thường xuyên diễn ra.
Một nghiên cứu khác của Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) về những em bé Đông Phi bị bán sang Trung Đông cho thấy, phần lớn bị ép làm những công việc nặng nề và thường bị cưỡng hiếp và đánh đập. Những bé trai từ Campuchia và Myanmar cũng thường xuyên bị bán cho những tàu đánh cá thương mại đánh bắt ở vùng biển sâu. Một vài trong số đó phải sống tới 2 năm trên biển. Nghiên cứu ban đầu cho thấy, khoảng 10% những em bé này không bao giờ trở về, khi những em bé đó trở nên ốm yếu thường bị ném xuống biển. Gần đây là các bài báo lên tiếng báo động về những đứa trẻ mồ côi cha mẹ sau thảm họa sóng thần tại Aceh, Indonesia, đã bị các băng nhóm buôn người có tổ chức quy mô bắt cóc lấy nội tạng bán chợ đen.
Ở vùng đông nam Châu Âu, một nghiên cứu của GTZ cho thấy, càng thắt chặt kiểm soát vùng biên, càng làm gia tăng nạn buôn người, vì người ta phải tìm đến các bên thứ ba để đưa họ ra khỏi đất nước một cách bất hợp pháp. Tương tự các nỗ lực về mặt luật pháp khác để bảo vệ phụ nữ khỏi nạn buôn người đã phản tác dụng, khiến cho phụ nữ càng trở nên dễ bị tổn thương hơn. Thí dụ, luật Mayanmar không cho phép phụ nữ dưới 26 tuổi di chuyển tới vùng biên giới khi không có chồng hoặc cha mẹ đi cùng.
Buôn người là ngành kinh doanh tàn nhẫn, nhưng ở rất nhiều nơi trên thế giới như Đông Nam Á, buôn người thường được thực hiện bởi “tôi phạm không có tổ chức”, các cá nhân hoặc hoặc nhóm nhỏ liên hệ với nhau một cách tạm thời. Không có hồ sơ chính xác nào đối với các tội phạm buôn người. Chúng có thể là những tên lái xe tải và người trong làng, cho đến người môi giới và sĩ quan cảnh sát. Tội phạm buôn bán người cũng đa dạng như hoàn cảnh của các nạn nhân. Một số nạn nhân của việc buôn bán người thường bị chúng bắt cóc, hầu hết là những người tự rời bỏ nhà cửa, quê hương và bị bắt cóc khi đang trên đường rời xứ.
Những tay trùm buôn bán người như trong đường dây của ông trùm ma túy Pablo Escobar hoặc những băng đảng xã hội đen ở Nhật Bản là Yakuza, thường kiểm soát rất nhiều địa điểm ở Nhật, nơi các cô gái bị bắt cóc được đưa đến, nhưng chúng thường buôn bán người chứ không vận chuyển người. Sự liên quan giữa vấn đề nhạy cảm của dịch vụ tình dục với nạn buôn người. Theo trang Website của Bộ Ngoại Giao Mỹ, Chính phủ Mỹ cho rằng “Khi mại dâm được hợp thức hóa, nạn buôn người sẽ tăng lên, đặc biệt là số phụ nữ và trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục.”
Truyền thông Mỹ lên tiếng về nạn buôn người ở biên giới Việt - Trung
Bà Giàng Thị Nha, mẹ của một trong 5 bé gái 14 tuổi mới được giải thoát khỏi đường dây buôn người, bà chia sẻ với nữ phóng viên Alexandra Field của đài CNN, nói: “Đã có lúc tôi tưởng rằng con bé sẽ chẳng bao giờ trở về nữa,” bà tuy có vẻ vui mừng, nhưng vẫn không giấu nổi sự căm phẫn nói. “Tôi mà nhìn thấy kẻ hại con gái tôi, tôi sẽ giết chết hắn mất. Những kẻ đó suýt biến con gái của tôi thành một món hàng.”
Nhóm các cô bé được cứu thoát về cho biết rằng, các em được một người hàng xóm trong làng hứa hẹn sẽ kiếm việc làm có mức lương tối thiểu 10 triệu đồng ở Trung Quốc. Bùi tai bởi món tiền quá lớn, nhận thức chưa đủ, nên 5 em gật đầu đi theo, không hề nói với gia đình, bố mẹ ở nhà. Rất may, các em được bộ đội biên phòng phối hợp với các tổ chức chống nạn buôn người giải cứu kịp thời. Riêng tên hàng xóm tốt bụng nọ đã bị bắt với tội danh buôn người. Tàu Cộng vốn đang phải gánh chịu sự mất cân bằng giới tính nặng nề do chính sách một con kéo dài bấy lâu nay. Khan hiếm phụ nữ, đàn ông thèm khát phụ nữ. Được biết mỗi cô dâu Việt có giá lên đến 3.000 USD.
Vì giấc mơ xuất khẩu lao động khiến nhiều phụ nữ Việt phải trả giá bằng thân phận vợ lẽ hay làm gái, nói đúng hơn là nô lệ tình dục cho cả gia đình chồng với bao nỗi nhục nhã nơi đất khách. Trường hợp chị Hương (SN 1979) quê ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum kể lại rằng, nói là vợ nhưng khi về nhà chồng, chị Hương chỉ được nấu cơm. Quanh quẩn làm việc trong bếp và đặc biệt là nhiệm vụ “giải quyết sinh lý” cho tất cả đàn ông trong gia đình… Chị Hương kể, suốt gần 5 năm sống cơ cực tại Xichou, khu vực tỉnh Vân Nam, chị thấy rất nhiều phụ nữ từ VN sang Hoa Lục cũng lâm vào hoàn cảnh như chị.
Những ngôi làng miền biên giới Việt - Trung đang chìm trong nỗi sợ hãi bởi bọn buôn người. Những cô gái độ tuổi 13 - 14 may mắn được giải cứu kể lại rằng, các cô đã bị lừa, bị đánh thuốc mê rồi chở sang biên giới bằng thuyền, bằng xe máy, xe ô tô… Các cô chưa ý thức được chính mình là một món hàng quý giá, béo bở với những kẻ buôn người, thế nên sự đề phòng là khá hời hợt.
Bọn Chệt mua phụ nữ VN làm nô lệ tình dục và cướp nội tạng đem bán
Theo bản tin Tân Hoa Xã, ngày 20/8, thông báo họ đang tiến hành điều tra rất đông cô gái VN trong khu làng thuộc huyện miền núi Song Phong, tỉnh Hà Nam bên Tàu bị mất tích hàng loạt. Gần đây, báo chí VN cũng đã nhiều lần đăng tin về những vụ lừa đảo những thiếu nữ VN nhẹ dạ bị bán sang Hoa Lục làm gái mãi dâm hoặc làm cô dâu..
Tờ China Daily cho biết cảnh sát TC đang truy tìm hơn 100 cô dâu VN biến mất không để lại dấu vết. Một quan chức địa phương được báo chí trích lời nhận định, một đường dây buôn bán người có tổ chức đứng sau vụ mất tích hàng loạt nầy. Nhưng họ tránh né không muốn đề cập đến một thực tế ghê rợn là họ bị cướp nội tạng đem bán chợ đen.
Buôn bán “thận” là một nghề “kinh doanh đẫm máu” đang nở rộ và cực kỳ béo bở ở Hoa Lục. Nguồn cung cấp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công, tù hình sự, người vô gia cư và đặc biệt Việt Nam là nguồn cung cấp nội tạng vô tận cho các lò mổ để lấy nội tạng.
Tính theo thời giá hiện nay, mua một phụ nữ VN giá di động từ 1.000 - 2000 USD/ người là cùng, còn giá trẻ em từ 500 - 1500 USD/ người. Đem họ về Hoa Lục bán lại cho các lò mổ nội tạng sẽ có thu nhập từ 80.000 - 100.000 USD cho 2 quả thận, đó là chưa kể những bộ phận khác có giá cao hơn như gan, tim. Hầu hết, các dịch vụ buôn người đều diễn ra tại các vùng biên giới phía bắc như: Hà Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng…với sự tiếp tay của chính quyền địa phương và bọn công an biên phòng.
Nuôi người như thú vật trong chuồng để lấy dần nội tạng
Lần đầu tiên báo chí Hoa Lục tiết lộ chi tiết về đường dây buôn “thận” con người, gồm 12 thành viên mà trùm băng nhóm này là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, một công ty dược. Sự kiện này khiến dư luận dân chúng Hoa Lục phẫn nộ. Báo Tân Kinh số ra ngày 10/8 cho biết, băng nhóm này đã bị Tòa án Nhân dân quận Thanh Sơn Hồ ở Giang Tây tuyên án từ 2, 9 và 5 năm tù giam (quá nhẹ), băng nhóm nầy tội phạm này đã kiếm hơn 1,5 triệu NDT vào thời giá lúc bấy giờ (243.600 USD) từ hoạt động mua bán thận trong 2 năm 2011 và 2012.
Trong suốt 2 năm 2011 & 2012, hàng chục quả thận người được đóng gói trong thùng cấp đông và dán nhãn hàng hải sản, gởi từ đường hàng không từ thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây đến Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông để bán cho những bệnh nhân đang cần cấy ghép với giá hàng chục ngàn USD. Chuyến hàng cuối năm 2012 đã không trót lọt khi hải quan sân bay Quảng Châu phát hiện những kiện hàng đáng ngờ và chặn lại kiểm tra.
Mạc Vĩnh Thanh người gởi những thùng thận và cả băng nhóm này mà tên trùm là Trần Phùng, Chủ tịch Công ty Thương mại Mãn Gia Địa Quảng Châu, lần lượt sa lưới pháp luật. Đây chỉ mới phát hiện một đường dây, còn biết bao nhiêu đường dây nữa hoạt động trong bóng tối chưa phát hiện và còn có bao nhiêu nạn nhân là những cô dâu VN bị mất tích tại Hoa Lục? Giá một ca cấy ghép thận theo thị trường chợ đen hiện nay như sau:
- Tàu Cộng: 87.000 USD
- Nam Phi: 100.000 USD
- Israel: 100.000 USD
- Serbia: 123.000 USD
- Kossovo: 135.000 USD
- New York: 160.000 USD
- Ukraine: 200.000 USD
- Moldova: 250.000 USD
- Singapore: 300.000 USD
Tin vừa mới xảy ra ngày 5/3/2016, thêm 17 cô dâu Việt đồng loạt mất tích sau khi kết hôn chưa được bao lâu với những người đàn ông tại một ngôi làng thuộc tỉnh Phúc Kiến, Hoa Lục. Tới nay chưa ai tìm thấy tông tích những cô dâu Việt, có thể họ bị bắt cóc đưa vào các lò mổ nội tạng rồi?
Còn các trẻ em Việt Nam thì sao? Tại làng Cung Tiểu, tỉnh An Huy, bên Tàu là nơi tập trung rất đông những “tập đoàn ăn xin” toàn là trẻ em, phần lớn được mua từ Việt Nam đem đến làng nẩy để được những tên đồ tể chuyên nghiệp chặt tay, chặt chân hoặc cắt gân chân, rồi đem phân phối cho các tỉnh Thượng Hải hoặc Bắc Kinh mở rộng địa bàn hoạt động chuyên hành nghề ăn mày.
Theo tờ Shin Min Daily News, làng Cung Tiểu trở thành lò luyện ăn mày chuyên nghiệp. Sau khi một người đàn ông tàn tật ở đây trở nên giàu có nhờ ăn xin. Thấy kiếm tiền dễ dàng, mọi người lũ lượt làm theo. Bắt đầu họ thuê “lao động” ở các làng bên cạnh và sau đó mở rộng việc làm ăn bằng cách bắt cóc trẻ con hoặc sang VN mua trẻ em với giá bèo, rồi mang về làng nầy để chặt chân, tay hay mốc mắt thành trẻ tật nguyền để đi ăn xin.
Mỗi buổi sáng, các trẻ “nô lệ ăn xin” được chở đi nhiều khu vực đông dân cư để hành nghề cái bang, tối về phải nộp hết tiền thu trong ngày cho các “bang chủ”. Thành viên của các băng đảng sẽ giám sát chặt chẽ các nô lệ ăn xin và đề phòng họ bỏ trốn. Những ai bỏ trốn sẽ bị đánh đập hành hạ dã man hoặc thậm chí bị giết chết để làm gương. Không những thế, bang chủ còn giao chỉ tiêu cho từng người, ai không nộp đủ chỉ tiêu sẽ bị đánh đập tàn bạo và bị bỏ đói.
Chuyện kể sau đây là một trường hợp điển hình: Đã 10 năm nay, chị Lục Tiểu Yến, một công nhân ở Đông Hoản không có tin tức về anh trai của mình - Lục Kiến Cầu. Cô cho rằng anh trai của mình đã chết. Mãi cho đến tối tháng 9/2010, Lục Tiểu Yến bàng hoàng khi nhận được cú điện thoại từ anh trai cho địa chỉ hẹn gặp.
Khi đến nơi, Tiểu Yến hết sức kinh hoàng và không tin vào những gì mình nhìn thấy: “Anh ấy đã mất 2 chân và cụt bàn tay phải,” Tiểu Yến cho biết. “Theo Kiến Cầu, một băng đảng tội phạm đã đánh thuốc mê bắt cóc anh, sau đó chặt 2 chân và bàn tay phải, ép đi ăn xin cho bọn chúng.” Khi Tiểu Yến tiếp cận anh trai của mình, 2 người đàn ông ở gần đó lập tức ngăn cô lại và đưa Kiến Cầu lên một chiếc ô tô nhỏ rồi phóng đi.
Một lần nữa, anh trai của Tiểu Yến lại biến mất. Theo đó, có biết bao trẻ em VN chịu chung số phận như Kiến Cầu ở Đại Lục? Theo số liệu thống kê của chính quyền địa phương cho thấy có trên 3.000 trẻ em ăn xin ở Đông Hoản. Còn ở Bắc Kinh, Thượng Hải… thì sao?
Nạn buôn người ở biên giới Tây Nam Việt Nam - Campuchia
Ngàn giọt lệ rơi trên nỗi đau dân tộc khi bạn nhìn thấy hình ảnh một cảnh sát Campuchia đang áp giải một bé gái VN mới 11 tuổi đời ra khỏi một động mại dâm tại “khu đèn đỏ” Tuol Kork ở Nam Vang. Có 6 bé gái VN từ 11 - 13 tuổi đã được cứu ra khỏi khu nhà thổ nầy. Các em đều bị chở sang đây qua ngã Tây Ninh hoặc Châu Đốc do các đường dây buôn người ở VN vận chuyển.
Tại khu đèn đỏ Svay Pak, cảnh sát Campuchia cứu thoát được ít nhất 36 em bé VN bị cưỡng bách bán dâm, nhỏ tuổi nhất dưới 10 tuổi. Quận ven đô Nam Vang có 5,6 nhà chứa ở các đường hẻm trong khu ổ chuột. Ông Khut Sopheang (công tố viên địa phương) nói: “22 em bé có vẻ trẻ hơn 10 tuổi, trong nhà chứa khác có 9 trẻ gái tuổi từ 6, 9 tuổi đời. Vài bé gái khác có lẽ chỉ mới 5 tuổi. Các em khóc khi chúng tôi tìm thấy các các cháu,” ông nói. “Có tới 70% gái mãi dâm ở Campuchia đều là trẻ em VN, phần đông đến từ vùng ĐBSCL”.
Tại khu đèn đỏ Tuol Kork hay Svay Pak, nơi nào cũng giống nhau. Hình ảnh các em bé gái VN thật vô cùng thương tâm, tuổi đời chừng 5 tới 7 tuổi, thân hình mảnh mai ốm yếu, đứng chen chúc sau một kẻ hở của căn phòng nhỏ dưới ánh đèn điện mờ mờ ảo ảo. Các em đang chờ anh, chờ chị, chờ cha mẹ tới đón các em về nhà? Không, không có một ai cho các em chờ đợi cả! Chỉ có những con yêu râu xanh người bản địa hay nhiều quốc gia khác tới rước các em, các cháu đi vào địa ngục, các cháu sẽ bị chúng hành hạ thân xác đau đớn tột cùng, những cơn đau banh da xé thịt khi các em bị chúng phá hoại trinh tiết. Các em nhỏ xấu số đáng thương phải tiếp khách từ 15 tới 20 lần một ngày. Còn nỗi đau đớn nào dành cho các em bé Việt Nam đáng tội nghiệp kia?
Những tiếng kêu cứu nát lòng của phụ nữ và trẻ em VN bị bọn buôn người bán ra nước ngoài
Theo Tổ chức Lao động thế giới (ILO), có khoảng 20,9 triệu người là nạn nhân của “lao động cưỡng bức” hoặc “bóc lột tình dục” trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 11,4 triệu là phụ nữ trẻ em gái và khoảng 5,5 triệu người là nạn nhân của nạn buôn người. Trong báo cáo về nạn buôn người trên toàn thế giới trong năm 2014, Văn phòng LHQ về phòng chống tội phạm và ma túy (UNODC) trên thế giới có khoảng 510 đường dây buôn bán người và ít nhất 152 quốc gia có nạn nhân rơi vào tay các nhóm tội phạm buôn người.
Riêng tại Việt Nam, số liệu của Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm cho thấy, tại Việt Nam, trong giai đoạn 2011 - 2015, các địa phương đã phát hiện gần 2.000 vụ buôn người với hơn 3.800 nạn nhân. Trong đó, trên 85% số nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Tình hình nạn buôn người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em diễn biến phức tạp với các thủ đoạn tinh vi của bọn tội phạm trên cả 63 tỉnh thành.
Các đối tượng dễ bị bọn tội phạm buôn người dụ dỗ và đem bán chủ yếu là phụ nữ từ 18-35 tuổi và trẻ em trong độ tuổi vị thành niên. Những đối tượng này chủ yếu thường sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, gần biên giới gặp khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết, cả tin và muốn có nhiều tiền để đổi đời…Trẻ em bị buôn bán thường là những trẻ em thiếu sự quan tâm của gia đình dễ bị bắt cóc, dụ dỗ lừa đảo đem đi bán qua biên giới để đưa vào các lò mổ để nội tạng.
Như đã kể ở phần trên, với nhu cầu rất lớn của những bệnh nhân cần ghép tạng để duy trì sự sống. Buôn người không chỉ phục vụ nhu cầu lao động và tình dục mà những bộ phận trong cơ thể con người cũng trở thành một thứ hàng hóa đắt tiền. Những lời quảng cáo đường mật, hấp dẫn đánh vào tâm lý người nghèo, thiếu hiểu biết dễ bị bọn tội phạm lừa mua người với giá rẻ bèo rồi đem bán lại cho các lò mổ lấy nội tạng, đem bán chợ đen với giá cắt cổ. Các tổ chức tội phạm còn có cả đường dây bắt cóc, buôn bán người, thậm chí lập ra cả những trại nuôi người như nuôi súc vật để lấy nội tạng bán dấn dần. Khi bán một quả thận, nạn nhân còn sống và được nuôi trở lại trong trại nuôi để bán tiếp nội tạng còn lại như thận, tim, gan khi có nhu cầu của bệnh nhân yêu cầu cần ghép tạng gan hoặc tim…
Hồi đầu tháng 1/2015, một bé gái lớp 2 ở huyện Củ Chi, TP Sài Gòn được thông báo là đã mất tích sau giờ tan học. Khoảng 2 tháng sau, thi thể bé được phát hiện ở khu vực biên giới Campuchia mà không còn bất kỳ một bộ phận nội tạng nào. Sự việc đã gây hoang mang dư luận về nạn bắt cóc, giết người lấy nội tạng.
Tình hình buôn người qua biên giới Việt - Trung, Việt - Campuchia và Việt - Lào
Việt Nam có tuyến biên giới Việt - Trung dài 1.463 km tiếp giáp với 7 tỉnh của VN như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên gồm: 30 huyện, 2 thị xã, 150 xã, 3 thị trấn, 6 phường. Có 4 cửa khẩu quốc tế, 03 cửa khẩu quốc gia, 14 cửa khẩu địa phương và hàng trăm đường mòn. Các địa phương vùng biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, Việt - Camphuchia hầu hết đều là vùng sâu, vùng xa hẻo lánh với địa hình hiểm trở, giao thông đường bộ hạn chế, xa trung tâm thành thị, thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy, việc tuần tra và kiểm soát tuyến biên giới gặp nhiều khó khăn và tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các đường dây tội phạm buôn người qua biên giới dễ dàng.
Đặc biệt tình hình nạn buôn người qua biên giới diễn ra rất phức tạp, xảy ra trên hầu hết địa phương trên cả nước. Bọn tội phạm buôn người hoạt động gia tăng về số lượng nạn nhân, cũng như về số vụ việc lan rộng trên địa bàn khắp nước bằng những thủ đoạn ngày càng tinh vi: Từ năm 2008 đến hết tháng 6/2014, cả nước phát hiện 2.939 vụ buôn người với 4.707 đối tượng, lừa bán 5.838 nạn nhân. Trong đó, hơn 70% buôn người sang Tàu Cộng, 10% bán sang Campuchia và 6% bán sang Lào.
Sau đây là những trường hợp điển hình để chúng ta biết rõ những thù đoạn và tiền bạc thu được từ việc buôn người:
[1] Ngày 26/12/2016, công an Tây Ninh đã bắt giữ Nguyễn Thị Kiều Oanh (35 tuổi) ngụ tại Sài Gòn, Nguyễn Thanh Tùng (25 tuổi) ngụ tại Đồng Nai. Các đương sự bị bắt tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi hai đối tượng nầy đang hoàn tất thủ tục đưa 3 phụ nữ VN ra Hà Nội. Sau đó, các đối tượng tiếp tục đưa ra nạn nhân qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) để bán sang Hoa Lục.
Cùng ngày, một tổ chức khác thuộc công an Tây Ninh đã phối hợp với công an huyện Củ Chi tiến hành bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở của Đinh Thị Thu (33 tuổi) ngụ tại Tây Ninh. Tang vật bị thu giữ gồm: 4 vé máy bay, 4 hộ chiếu, 4 giấy CMND và 20 triệu đồng. Tại cơ quan CA, các đối tượng bước đầu khai nhận, Oanh lấy chồng Chệt. Tùng đang làm công nhân ở Hoa Lục. Để có tiền tiêu xài nên Oanh và Tùng liên hệ với Thu (một phụ nữ từng lấy chồng Chệt), yêu cầu Thu giới thiệu, tuyển chọn các cô gái VN nhẹ dạ. Đồng thời chụp gởi hình cho Oanh để giới thiệu cho đàn ông Chệt xem mặt hàng. Bằng mánh khóe nầy, các đối tượng đã dụ dỗ bán 6 phụ nữ VN qua biên giới Việt - Trung với giá từ 100 - 120 triệu đồng/ phụ nữ.
[2] Ngày 20//11/2016, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, vừa ra quyết định khởi tố bị can Thi Thị Hoa Chi (SN 1994), trú tại xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn về tội buôn người. Y thị đã khai nhận vào đầu tháng 4/2015, cô ta đã vượt biên trái phép sang Hoa Lục hành nghề gái mại dâm tại một số nhà thổ.
Sau một thời gian, y thị kết hôn với một tên Chệt và bàn bạc việc lừa bán phụ nữ Việt sang Tàu để lấy tiền tiêu xài. Sau đó, Chi đã trở lại Việt Nam tìm phụ nữ VN để lừa bán vào các động mại dâm tại Hoa Lục. Chi đã lừa được 2 cô gái bán sang Tàu Cộng với giá 20.000 NDT
[3] Đầu năm 2016, qua công tác nắm tình hình, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự phát hiện một ổ buôn người ở huyện Kỳ Sơn. Trong năm 2014 và 2015 chúng đã bán sang Tàu 03 cô gái cho Chệt làm vợ. Đối tượng chính là Lương Thị Liên (38 tuổi) trú tại bản Sao Vang, xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã lấy chồng Chệt đang ở bên Tàu. Đến ngày 10/12/2016, khi y thị vừa về thăm nhà ở xã Bảo Thắng thì bị lực lượng an ninh tóm cổ. Khai thác đối tượng này, từ ngày 11 tới ngày 15/12/2016, Ban Chuyên án đã bắt thêm 03 tên trong băng nhóm buôn người, gồm:
- Ngân thị Oanh (33 tuổi), trú tại bản Huội Xén, xã Yên Na, huyện Tương Dương.
- Lương Thị Chiên (47 tuổi) trú tại bản Xốp Pu, xã Yên Na, huyện Tương Dương.
- Vi Thị Hằng (48 tuổi) trú tại Co Phảo, xã Yên Na, huyện Tương Dương.
Tại cơ quan điều tra, Lương Thị Liên khai báo do lấy chồng Chệt nên đã quen nhiều tên Chệt có nhu cầu mua phụ nữ VN để làm vợ hoặc làm gái mại dâm. Liên đã gọi điện thoại về VN bào Ngân Thị Oanh, Lương Thị Chiên và Vi Thị Hằng cùng tham gia. Tháng 8/2014, các đối tượng đã lừa bán chị M.T.H cho một tên Chệt ép làm vợ với số tiền là 70.000 NDT (tương đương 210 triệu đồng). Nhờ chị M.T.H trốn thoát được về VN tố cáo bọn buôn người nầy với chánh quyền địa phương nên cả bọn bị sa lưới pháp luật.
[4] Hai nghi can Lý Cảnh Dzếnh (43 tuổi) và Trương Thị Thùy Linh, cùng ngụ tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai bị điều tra về hành vi buôn người. Điều tra của Công an tỉnh Đồng Nai cho biết: Dzếnh thường sang Tàu Cộng buôn bán nông sản. móc nối được một phụ nữ gốc Việt. Dzếnh trở về VN thường xuyên tìm phụ nữ VN đưa sang Tàu Cộng gả bán lấy chồng Chệt với mức hưởng lợi khoảng 40 triệu đồng/vụ.
Tại huyện Định Quán, Dzếnh móc nối với Linh để tìm người đưa sang TC, hứa sẽ đưa tiền môi giới cho Linh 5 triệu đồng/vụ. Trong 3 tháng cuối năm 2014, Linh đã dụ dỗ được 4 cô gái từ 16 tới 22 tuổi, học vấn thấp từ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai sang Tàu Cộng “lấy chồng ngoại” và nhận tiền cò từ Dzếnh như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, tại Hoa Lục, các cô gái phải làm vợ hờ hoặc bị đày đọa, có người bị lừa đẩy vào động mại dâm nên đã tìm cách trở về VN tố cáo bọn chúng.
Theo thống kê của Bộ Y tế TC cho thấy, tại Hoa Lục hàng năm có 1,5 triệu bệnh nhân cần được ghép tạng, nhưng chỉ có 10.000 ca ghép tạng được thực hiện. Chính sự chênh lệch giữa cung và cầu đã khiến thị trường chợ đen về buôn bán nội tạng bất hợp pháp phát triển. Giết người để lấy nội tạng là một nghề kinh doanh đẫm máu hái ra tiền. Tàu Cộng trở thành thiên đường của ngành du lịch ghép tạng.
Kết luận
Dưới chế độ Cộng sản độc tài đảng trị, thận phận người phụ nữ Việt Nam bị bọn lãnh đạo, cán bộ CS chà đạp không thương tiếc và xem họ như một món hàng hóa cần trao đổi khi cần thiết. Bọn ma cô ma cạo, bọn mai mối hôn nhân với người nước ngoài, bọn buôn người tha hồ kiếm ăn trên xương máu của người phụ nữ Việt Nam, bọn chúng bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài để làm nô lệ tình dục, rồi cướp nội tạng…
Ma cô là gì vậy? Đó là danh từ “maquereau” của Pháp đọc trại ra là “ma cô” cho dễ gọi. Ma cô là những tên chào hàng, dẫn mối khách tìm hoa cho những cô gái mại dâm, những phụ nữ đáng thương, khốn khổ sống lây lất cuộc trong địa ngục kinh hoàng: “nhà thổ!” như khu đèn đỏ Tuol Kork hay Sway Pak ở bên Nam Vang.
Lối chào hàng của những tên ma cô vẫn giữ nguyên như bao nhiêu năm nay, hoàn cảnh xã hội có khác xưa nhưng mục đích thì vẫn y chang như cũ, nhằm giới thiệu cho món hàng mà họ muốn dụ dỗ khách tìm hoa. Dưới chế độ CSVN, ma cô bây giờ được nâng cấp lên hàng lãnh đạo thế mới đáng ghê chứ! Có một tên “ma cô ma cạo” sang tận bên Mỹ để làm công việc đó.
Hắn ta dùng phụ nữ Việt Nam để mồi chài cho việc đầu tư ở Việt Nam. Những điều hắn ta nói ra chẳng khác gì lời nói của những tên ma cô chào hàng, kiếm khách cho những phụ nữ sống bằng nghề bán trôn nuôi miệng: “Hãy đến Việt Nam, vì con gái Việt Nam đẹp lắm!” Chi tiết về câu chào hàng khốn nạn và ô nhục đó được ghi lại đầy đủ trong một bài phỏng vấn mà ông ta dành cho một tờ báo nhà nước. Thằng ma cô chó đẻ ấy nguyên là Chủ tịch nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết.
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, người lãnh đạo là “ma cô ưu tú” như Nguyễn Minh Triết thì bảo sao đất nước duy trì được sự ổn định xã hội? Nó đã và đang làm thoái hóa xã hội, nhân tâm bại hoại. Việt Nam bây giờ trở thành vùng đất hứa cho bọn con buôn người Việt dùng hàng bẩn, hàng độc “Product of China” để giết người Việt. Bọn buôn người tha hồ thao túng, hoành hành bất chấp luật rừng XNCNVN…
Một hình thái biến tướng từ nạn buôn người là hình thức môi giới hôn những cô gái nhẹ dạ Việt Nam lấy chống nước ngoài để mong đổi đời. Một cái clip dài gần 20 phút, quay lại cảnh gần hàng chục cô gái VN cởi hết quần áo, uốn éo trình diễn trước mặt những tên đàn ông nước ngoài như Đài Loan, Đại Hàn Singapore…được lan truyền trên các trang mạng xã hội. Thời gian gần đây, những vụ môi giới mang danh nghĩa “coi mắt” của đàn ông Hàn Quốc, Đài Loan… những cuộc thi tuyển vợ cho chú rể ngoại nhân này đã và đang bùng phát ở thành phố Sài gòn; dĩ nhiên những tổ chức cuộc thi nầy là biến tướng của hình thức buôn người được CAND và chính quyền bảo trợ.
Chỉ sau vài thập niên đến nay, Đài Loan đã có trên 120.000 cô dâu Việt Nam và tại Hàn Quốc con số nầy đã lên đến 52.000 người và con số nầy tiếp tục gia tăng đến mức độ chóng mặt. Họ bất chấp tình trạng cô dâu VN bị lạm dụng tình dục, bị ngược đãi, thậm chí còn bị chúng đánh đập dã man và sát hại…
Theo những con số thống kê gần đây, quy mô hiện tượng hôn nhân với người nước ngoài qua môi giới của bọn ma cô ở diện đáng được báo động, Việt Nam sẽ mất cân bằng về giới tính “trai thừa gái thiếu”. Số cô dâu VN ở Đài Loan và Hàn Quốc cộng lại hơn 170.000 người, cao hơn dân số một đô thị như Tây Ninh (trên 153.000 người) và thấp hơn Tuy Hòa (202.000 người).
Muốn chận đứng tệ nạn buôn người qua biên giới dưới mọi hình thức như đã kể trên, đề nghị chính quyền phải dành bản án thật nặng từ chung thân đến tử hình để làm gương và những tên công an biên phòng nào ăn hối lộ dung túng, bao che các đối tượng trong những đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam qua biên giới, cũng phải lãnh bản án thật nặng như đồng phạm.
Trước khi tạm chấm dứt chủ đề nầy, tôi xin quý vị độc giả chung tay phổ biến bài viết nầy đến mọi tầng lớp đồng bào ở trong nước, phải luôn đề cao cảnh giác trước lời dụ dỗ đường mật của bọn buôn người táng tận lương tâm để tránh sa chân vào các lò mổ nội tạng bên Hoa Lục. Xin chân thành cảm ơn quý vị !
Tổng hợp & nhận định
19/1/2017