Việt Nam: trả tự do cho những phụ nữ bảo vệ nhân quyền và chấm dứt áp bức những nhà hoạt động nữ - Dân Làm Báo

Việt Nam: trả tự do cho những phụ nữ bảo vệ nhân quyền và chấm dứt áp bức những nhà hoạt động nữ

Civil Rights Defenders * NPN (Danlambao) dịch - Ngày Phụ Nữ Quốc Tế phải là tiếng chuông cảnh thức nhà cầm quyền Việt Nam phải ngưng hẳn sự đàn áp và dùng bạo lực đối với những phụ nữ lên tiếng cho quyền công dân, công bằng và thăng tiến xã hội - tổ chức Civil Rights Defenders (Những Người Bảo Vệ Quyền Dân Sự, CRD) tuyên bố trước Ngày Phụ Nữ Quốc Tế (IWD), 8 tháng 3. Chủ đề của IWD 2017, "Mạnh Dạn Đổi Mới" là cơ hội cho Việt Nam tiến hành bước đầu tiên để thể hiện cam kết của mình đối với các quyền của phụ nữ bằng cách trả tự do cho tất cả các phụ nữ bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động và các blogger nữ đang bị giam cầm phi lý.

CDR nói rằng: "Chính quyền Việt Nam đã đạo đức giả cực đỉnh khi khẳng định rằng họ bảo vệ quyền của phụ nữ trong khi chính họ đã trực tiếp chú tâm trừng trị những phụ nữ ủng hộ một xã hội công bằng, cởi mở và bình đẳng giới hơn. "Các nhà cầm quyền Việt Nam nên ngay lập tức và vô điều kiện thả blogger Mẹ Nấm và tất cả những phụ nữ khác đang bị giam giữ chỉ vì họ thể hiện quyền công dân của họ một cách hợp pháp."

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết đến qua bút hiệu "Mẹ Nấm", bị bắt vào ngày 10 tháng 10 năm 2016 và bị cáo buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước" dựa trên Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam. Cô đã bị bắt giam kín và đã không được tiếp xúc với gia đình cô, ngay cả với hai đứa con nhỏ và luật sư của cô. Cô có thể sẽ bị phạt 20 năm tù giam vì đã ôn hòa trực tuyến thúc đẩy chống sự lạm quyền, tham nhũng và bất công xã hội.

Mẹ Nấm là một trong nhiều phụ nữ tranh đấu bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động xã hội và các bloggers mà nhà chức trách Việt Nam nhắm tới vì họ đã vận động ôn hòa hoặc chỉ đơn thuần thực hiện các quyền công dân của họ. Danh sách này bao gồm các bloggers như Nguyễn Thị Minh Thúy, người đã bị kết án 3 năm tù; các nhà hoạt động xã hội và vận động viên, trong đó bà Trần Thị Nga, thành viên của nhóm Phụ Nữ Việt Nam Cho Nhân Quyền bị bắt vào tháng 1 năm 2017; và Cấn Thị Thêu, một nhà vận động về quyền đất đai đã bị kết án 20 tháng tù giam; và nhiều thành viên của các nhóm tôn giáo ôn hòa như Đỗ Thị Hồng và Trần Thị Thúy.

Phụ nữ tham gia vận động nhân quyền, hoạt động, báo cáo độc lập, hoặc thậm chí các hoạt động cộng đồng tôn giáo ôn hòa ở Việt Nam phải đối diện với nhiều hình thức đàn áp, bao gồm dằn vật thể chất và pháp lý, bị giám sát, đe dọa, chiến dịch bôi nhọ, bị bắt giữ, giam cầm, bị đối xử tệ hại, bị hãm hiếp và hành hung thân thể. Những cuộc tấn công này - thường được chủ động, tài trợ hoặc bao che bởi nhà nước - xảy ra trong một xã hội mà phụ nữ và trẻ em nữ bị dị biệt, kỳ thị và áp bức bằng bạo lực, và thường được bổ nhiệm chức vụ theo giới tính và rập khuôn. Trong sự thiếu vắng các phương thức độc lập để thể hiện quyền tự do ngôn luận, hội họp hoặc liên kết để thay đổi các cấu trúc và thái độ phụ hệ cũ kỹ, phụ nữ Việt Nam đã không có tiếng nói.

Năm 2015, hồ sơ nhân quyền của phụ nữ Việt Nam đã được Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Bài Trừ Kỳ Thị Phụ nữ (CEDAW) xem xét. CEDAW đã minh định, mặc dù Việt Nam tuyên bố ủng hộ các quyền của phụ nữ và nỗ lực thúc đẩy tiến trình chung của phụ nữ, việc thực hiện hiệu quả các quyền của phụ nữ Việt Nam đã bị ngăn cản bởi nhiều trở ngại về mặt luật pháp, chính sách, xã hội và thái độ. CEDAW cũng kêu gọi Việt Nam điều tra các công tố về những vụ áp bức, giam giữ bất chính và ngược đãi với các phụ nữ tranh đấu cho nhân quyền, truy tố những người chịu trách nhiệm và cung cấp giải pháp thỏa đáng cho nạn nhân.

CRD nói thêm: "Ngoài việc trả tự do cho những phụ nữ họ giam giữ bất hợp lý, chính quyền Việt Nam cần phải bắt các thủ phạm đã ngược đãi phụ nữ - bao gồm những phụ nữ bảo vệ nhân quyền, những nhà hoạt động và bloggers - phải chịu trách nhiệm, và chấm dứt tình trạng miễn trừng phạt với những tội phạm này." Việt Nam cũng nên bảo đảm rằng tất cả những người bị giam giữ đều có quyền tiếp cận luật sư, gia đình họ và được chăm sóc y khoa tương xứng, và đối đãi với họ theo đúng Tiêu Chuẩn Tối Thiểu Đối Đãi Tù Nhân Của Liên Hiệp Quốc ("Quy Tắc Nelson Mandela").

Nguồn:


Người dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo