Ralph Jennings * Đỗ Hồng (Danlambao) dịch - Khi Thủ Tướng Việt Nam viếng thăm Tòa Bạch Ốc vào đầu tuần tới, ông ta chắc chắn sẽ thúc đẩy một thỏa hiệp mậu dịch tự do với Hoa Kỳ. Thỏa hiệp đó sẽ có nghĩa là quý như vàng đối với VN, là nơi mà nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh này lệ thuộc vào việc chuyển giao hàng chế tạo xuất cảng đến những nước phát triển. Việc nhắc nhở của tay Thủ Tướng này sẽ thúc giục Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về lời hứa hẹn ký kết những thỏa ước tay đôi nhằm thay thế cho Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương gồm 12 quốc gia (TPP). Ông Trump đã từ bỏ hiệp ước này bởi vì ông cảm thấy đó là một thỏa hiệp không công bằng cho giới công nhân Mỹ. Nhưng ông có thể không đưa Việt Nam lên ưu tiên hàng đầu cho một thỏa hiệp hai chiều, nhất là bởi vì họ xem quốc gia Đông Nam Á này như là một nước xuất cảng bất chính với 32 tỉ Mỹ Kim thâm thủng mậu dịch trong năm 2016.
Trong trường hợp Thủ Tướng VN Nguyễn Xuân Phúc không đạt được tới đâu trong những cuộc thương thuyết mậu dịch mở rộng với Hoa Thịnh Đốn, chính phủ của ông ta có thể quay trở lại những kế hoạch gia tăng thu hút B và C.
Trước tiên, thủ đô Hà Nội của nước VN mới tiếp đón những nước ký kết TPP khác, bao gồm cả những nước đối tác Đông Nam Á như Mã Lai Á và Tân Gia Ba, đến tham dự hội nghị về việc mang trở lại thỏa hiệp quan trọng Vành Đai Thái Bình Dương mà không có Hoa Kỳ. Nỗ lực hồi sinh TPP được dẫn đầu bởi nước ký kết Nhật Bản sẽ cứu vớt những phần của thỏa ước nguyên thủy vốn bao trùm 40% mậu dịch thế giới với việc can dự của Hoa Kỳ. Nó được ký kết vào năm 2016 sau khoảng một thập niên điều đình gay go. Thỏa ước nguyên thủy kêu gọi cắt giảm thuế nhập cảng cũng như những qui luật nghiêm khắc về tiêu chuẩn lao động và giữ cho môi trường trong sạch. Mười một chính phủ còn lại đã đồng ý hoàn tất vào tháng 11 việc đánh giá những phương cách xúc tiến bất chấp những mối lo ngại mới về thị trường mở rộng và những qui luật bảo vệ hàng nội hóa tại một số nước.
Ông Frederick Burke, người hợp tác với công ty luật quốc tế Baker & McKenzie tai thành Hồ, tiên đoán: "Họ sẽ chỉ mổ xẻ để loại bỏ một vài điều liên quan tới Hoa Kỳ thôi.”
Một thỏa ước mà không có Hoa Kỳ sẽ vẫn nâng cao xuất cảng VN, vốn là một nguồn quan trọng cho 200 tỉ MK Tổng Sản Lượng vốn gia tăng hơn 6% mỗi năm, nhất là với việc thị trường lớn Nhật Bản vẫn còn rào đón.
Thứ hai, Việt Nam còn có Trung Hoa. Chính phủ của ông Nguyễn không thích nước láng giềng phía bắc này vì những tranh chấp lãnh thổ cũ và lợi thế của Bắc Kinh trong việc tranh giành chủ quyền trên biển Nam Hải. Tuy nhiên, Trung Hoa là nước giao dịch lớn nhất của Việt Nam và mong muốn được kết thân bởi vì một tòa trọng tài thế giới đã phán quyết chống lại những công bố lãnh hải của họ hồi năm ngoái. Cho nên họ đưa du khách tới VN tràn ngập trong khi điều đình với Hà Nội về việc hợp tác trên biển. Trung Hoa chưa bao giờ là thành viên TPP. Thay vì vậy, họ thúc đẩy thỏa ước cắt giảm quan thuế Hợp Tác Kinh Tế Bao Quát Khu Vực. Thỏa ước này sẽ bao gồm 10 nước trong khối Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), kể cả Việt Nam, cũng như Ấn Độ, Nhật Bản và Nam Hàn. Các nước liên hệ bao gồm 3 tỉ rưỡi dân và tổng sản lượng là 22,6 ngàn tỉ MK.
Ông Nguyễn chắc chắn sẽ không nói nhiều về Trung Hoa tại Tòa Bạch Ốc bởi vì ông ta muốn chừa chỗ dự phòng cho cả hai siêu cường quốc trong trường hợp ông ta cần nước này hơn nước kia.
Nhưng Trung Hoa gần đây có tín nhiệm hơn bởi vì giới lãnh đạo của họ nói tới VN một cách chủ động về những việc có liên quan tới họ. Khái niệm về thỏa ước mậu dịch của họ cho ASEAN chắc chắn sẽ vẫn dành sự dễ dàng cho nước VN đang phát triển bằng cách bỏ qua một số điều khoản của TPP về ưu đãi lao động, không khí trong sạch và việc cải tổ của một số công ty do nhà nước làm chủ. Ông Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung Tâm Stimson đầu não có cơ sở tại Hoa Thịnh Đốn cho rằng: "Vấn đề tín nhiệm trong cách nhìn của những nước Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ đã thực sự gây chú ý khi ông Trump đình chỉ hay bỏ đi khỏi TPP, và VN là một phần của sự việc đó.”
24/5/2017