Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) - Trong trận thế đương đầu với những tham vọng đất đai, biển đảo... của Trung Hoa Cộng Sản, Hoa Kỳ và thế giới tự do đang trông cậy vào việc nhập cuộc của Ấn Độ và Nhật Bản. Trong phạm vi của bài này, Ấ Độ sẽ được đề cập đến còn Nhật Bản sẽ là đầu đề của bài viết tiếp theo.
Trung Hoa Cộng Sản: một cường quốc với quá nhiều tham vọng.
Đảng CS Trung Quốc tóm thâu toàn thể nước Tầu năm 1949 nhưng mãi tới thời đại Đặng Tiểu Bình vào cuối thập niên 70's, nhất là sau thất bại trong cuộc chiến tranh biên giới với VNCS năm 1979, nước Tầu mới dốc toàn lực vào việc canh tân xứ sở, hiện đại hóa quân đội..
Các nhà lãnh đạo của Trung Hoa Cộng Sản ở Bắc Kinh đã nhận ra những yếu kém, không hiệu quả (performance plus que médiocre) của Giải Phóng Quân Trung Quốc (PLA, People Liberation Army). Cho nên, họ ra sức canh tân Giải Phóng Quân TC. Tới nay, Trung Cộng có một Quân Đội mạnh vào bực nhất, nhì trên thế giới, chỉ sau có Quân Đội Hoa Kỳ. Ngoài ra TC còn là một cường quốc có võ khí nguyên tử, cũng như có rất nhiều hỏa tiễn như các loại hỏa tiễn tầm xa, hỏa tiễn liên lục địa.....
Tới nay, TC đã trở thành 1 cường quốc về kinh tế. Kinh tế của TC là nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh, đứng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau có Hoa Kỳ. Năm 2013, GPD của TC là 9 ngàn tỷ Mỹ Lim, năm 2016, TC có GPD là 11.391.619 tỷ Mỹ Kim
Theo lịch sử, Giải Phóng Quân Trung Quốc được thành lập ngày 1/8/ 1927 là ngày Đảng Cộng Sản Trung Hoa phát động cuộc Khởi Nghĩa Nam Xương. Ngày này được xem là ngày thành lập Giải Phóng Quân Trung Quốc (GPQ TQ). Ngày nay Giải Phóng Quân Trung Quốc là 1 Quân Đội hiện đại, được trang bị đầy đủ cả về võ khí lẫn tinh thần.
Đầu năm 2017, TC hiện có 2.233.500 quân chánh qui tại ngũ cùng hàng triệu dân quân tự vệ theo tài liệu của Global Firepower, trong khi đó:
- Mỹ có 1,4 triệu quân
- Ấn Độ có 1.326.000 quân tại ngũ
- Nga Sô chỉ có 766.000 quân.
Cũng theo Global Firepower, TC hiện có 9.000 xe tăng, 4.700 xe bọc thép cùng hơn 6.000 đơn vị pháo binh
Về Không Quân, TC hiện có khoảng 2 200 máy bay với khoảng hơn 600 máy bay hiện đại.
Về Hải Quân, năm 1949, sau khi chiếm được toàn thể nước Tầu, Chủ Tịch Mao Trạch Đông đã hạ lệnh thành lập binh chủng Hải Quân. Kể từ đó Hải Quân của TC càng ngày càng lớn mạnh. Hiện nay HQ của TC được chia làm 3 Hạm Đội: Hạm Đội Bắc Hải, Hạm Đội Trung Hải và Hạm Đội Nam Hải.
Ngoài ra TC còn sở hữu 1 Hạm Đội Tầu Ngầm với hàng trăm chiếc tầu ngầm tối tân.
Nước: một loại võ khí mới rất lợi hại của Trung Cộng.
Các giòng sông lớn tại các nước Á Châu kể cả Ấn Đô, đều bắt nguồn từ Trung Hoa hay bắt nguồn từ những ''khu tự trị'' do Trung Cộng kiểm soát. Năm 1949, Trung Hoa có độ trên dưới 40 đập nước. Hiện nay TC có cả thẩy hơn 87 000 đập nước lớn nhỏ
TC đã cho xây 14 đập nước ở thượng nguồn sông Mekong và đang dự trù xây thêm 22 cái đập nữa. Với các đập nước ở thượng nguồn sông Mekong, TC đang nắm trong tay họ ''sinh mạng'' của các nước ở hạ nguồn. VN đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì TC kiểm soát lưu lượng nước ở đồng bằng sông Cửu Long của Miền Nam nước Việt: miền châu thổ sông Cửu Long bị hạn hán, sông Cửu Long đang cạn giòng khiến đồng bằng bị nước biển dâng tràn, đất đai bị ngập mặn khiến việc trồng trọt bị ảnh hưởng nặng nề.
Sông Hồng Hà, sông Mekong của VN đều xuất phát từ Trung Hoa. Hầu hết các sông lớn còn lại của Á Châu đều bắt nguồn từ Cao Nguyên Tây Tạng (nước bị TC chiếm từ 1949-1950). Ngoài ra Tân Cương (bị TC chiếm) là nơi xuất phát của 2 giòng sông lớn của Nga Sô và Kazakhstan. Các nguồn nước của những giòng sông lớn này đang nuôi sống 2 tỷ người.
Kiểm soát các giòng nước trở thành một vũ khí của TC để khống chế các nước láng giềng.
Đập thuỷ điện Tang Mộng do TC xây ở Tây Tạng đang đe dọa an ninh nguồn nước của Ấn Độ
Tạp chí Mỹ National Interest nhấn mạnh TC có thể xử dụng các đập nước làm các vũ khí lợi hại để đưa 1/4 dân số của nhân loại làm con tin mà không cần phải nổ một phát súng nào.
Điều hòa lưu lượng nước của các đập nước có thể tạo ra hoặc nạn hạn hán hoặc lũ lụt thảm khốc bằng các đợt xả nước tại các nước ở hạ lưu của các giòng sông như Việt Nam, Ân Độ...
Ấn Độ đã nếm mùi lũ lụt của các đợt xả nước trong quá khứ. Một trong những đợt xả nước trong quá khứ đã trong khoảng khắc, khiến hơn 50 000 người mất cơ nghiệp vì lũ lụt, thiệt hại trên 30 triệu Mỹ Kim ở vùng Đông Bắc Ấn Độ.
Hai thái cực hạn hán và lũ lụt không những chỉ làm nổi bật tác động lên môi trường của những cái đập nước mà còn nhắc nhở mọi người về tầm ảnh hưởng của TC đối với các nước chung quanh ở Châu Á.
Tóm lại nước đã trở thành một vũ khí độc hại mà TC có trong tay. Một vũ khí không cần dấu diếm nhưng rất lợi hại.
Tự cổ chí kim, Trung Hoa vẫn có tham vọng đất đai đối với các nước láng giềng. Một số như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông... đã bị Trung Hoa cưỡng chiếm bất chấp, sự phản đối của quốc tế. Chắc chắn, VN sẽ là miếng mồi kế tiếp của con gấu Trung Cộng.
TC đã và đang lấn chiếm Biển Đông, đe dọa nặng nề con đường hàng hải đến Phi Luật Tân, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn... Con đường hàng hải này là ''nguồn sống'' của các quốc gia kể trên. Kinh tế của các quốc gia đó tùy thuộc vào huyết lộ hàng hải này.
Chúng ta đang từ từ chứng kiến VN đang rơi vào vòng đô hộ của người Tầu
Ấn Độ: cứu tinh của các nước ở Đông Nam Á đang ở trong tầm với của bàn tay lông lá TC?.
Ấn Đô là một nước lớn ở Á Châu. Dân số Ấn Độ hơn 1 tỷ người khiến Ấn là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, chỉ sau có Trung Cộng. Ấn có cùng một biên giới với TC ở phía Bắc, vùng núi Hy Mã Lạp Sơn. Biên giới này dài 3555 km không kể 2 nước trái độn Nepal và Bhutan. Nơi này đã là bãi chiến trường giữa Ấn và TC từ nhiều năm qua, cho tới mãi bây giờ chưa dứt.
Biên giới Ấn Trung. Hai nước nhỏ Bhutan và Nepal là 2 trái đệm. Vùng Aksai Chin ở phía Tây, giáp với vùng Cachemir do TC chiếm sau cuộc chiến biên giới năm 1962
Ấn độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới - hơn 1 tỷ 300 triệu người - chỉ sau có Trung Hoa. Về diện tích, Ấn là nước lớn thứ 7 trên thế giới. Ấn được Anh trao trả độc lập ngày 15 tháng 8 năm 1947 sau một cuộc tranh đấu bất bạo động do Thánh Mathama Gandhi dẫn dắt (tại VN, cuộc chiến gọi là ''dành độc lập'' của Đảng CSVN khiến hơn 3 triệu người Việt bỏ mình, đất nước bị tàn phá, để rồi quê hương đang bị cận kề mối nguy diệt vong vì ''người anh em láng giềng môi hở răng lạnh'' ở phương Bắc).
Về phương diện kinh tế, Ấn Độ ngày nay là một nước rất tiến bộ với GPD đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Học viện Kỹ thuật của Ấn được coi là 1 Học Viện đứng đầu thế giới, ngang hàng với Massaschuset Institute of Technology (MIT) ở Boston của Hoa Kỳ.
Ấn Độ và Trung Hoa trên bản đồ thế giới.
Ấn Độ nằm trên một vị trí chiến lược quan trong, trong vùng Ấn Độ Dương. Án Độ nhìn thẳng vào con đường hàng hải chiến lược từ Án Độ Dương đổ vào Thái Bình Dương qua Eo Biển Malacca. Eo biển này nằm giữa Mã Lai, Singapour và Nam Dương. Đó là cửa ngõ thông thương của các tầu từ Ấ Độ Dương muốn chạy vào Thái Bình Dương... 85% cá hàng hóa, đầu khí từ các nước Trung Đông, từ Phi Châu đến TC đều phải đi qua Eo Biển này. Eo Malacca là một vị trí có tính cách chiến lược quan trọng, có những chỗ hạn hẹp không quá 1km2 khiến Eo Biển có thể bị phong tỏa khá dễ dàng bởi 1 lực lượng Hải Quân nhỏ.
Eo biển Malacca (chạy giữa Indonesia và Mã Lai, Singapour)
Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Hoa Cộng Sản
Trong nhiều thế kỷ trước, Ấn Độ và Trung Quốc rất ít giao thiệp vì yếu tố địa lý cản trở. Từ hơn 50 năm nay, biên giới giữa 2 nước đã trở thành điểm nóng, kể cả các xung đột quân sự... Nguyên nhân chính là việc tranh chấp ở khu vực biên giới Aksai Chin và khu Arunachal Pradesh (mà TC gọi Nam Tây Tạng). Ngoài ra còn những nguyên nhân khác như các cuộc xung đột ở biên giới từ năm 1959, sau cuộc nổi dậy của Tây Tạng cộng với việc Ấn Độ trao qui chế tỵ nạn cho Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng.
Ngày 20-10-1962, 80.000 lính TC mở trận đánh bất ngờ tràn qua vùng biên giới từ Đông sang Tây. Quân đội TC đã tiến vào lãnh thổ Ấn Độ, có nơi cách biên giới 20km. Đến ngày 20-10-1962, Quân Độ TC rút ra khỏi Ấn ngoại trừ Khu Aksai Chi ở vùng biên giới giữa 3 nước Tầu, Ấn Độ, Pakistan.
Từ đó đến nay, vùng biên giới giữa 2 nước luôn luôn bất ổn. Tháng 6 năm 2017, Ấn và TC lại có những cuộc đụng độ ở vùng biên giới phía Đông, đặc biệt là ở Cao Nguyên Doklam là nơi TC đang xây dựng một con đường chiến lược. Doklam ở ngay sát nước Bhutan. Các cuộc đụng độ giữa các đơn vị quân đội hay xảy ra ở biên giới, kéo dài cho tới tháng 8-2017 và không có dấu hiệu giảm sút, nhưng cho tới cuối tháng 8 năm 2017 thì Ấn Độ tự ý rút quân để "hạ nhiệt" ở vùng này...
Sức mạnh quân sự của Ấn Độ.
Theo Economic Times, Ấn Độ có 1,2 triệu quân thường trực dưới cờ và khoảng 1 triệu quân trừ bị. Ngân sách QP của Ấn là 51 tỷ USD so với ngân sách QP của TC là 152 tỷ USD.
Ngoài ra Ấn Độ có:
- 4 426 thiết giáp, 6 704 xe bọc thép
- 290 binh đoàn pháo binh, 7 414 pháo kéo trên bánh xe, 290 súng phóng rocket
Về Hải Quân, Ấn Độ có 295 tần so với 714 tầu của HQ của TC. Ấn có 3 Hàng Không Mẫu Hạm so với 1 HKMH của TC.
Về Không Quân, Ấn có 2 102 máy bay so với con số 2 995 của KQ của TC.
Về lực lượng võ khí hạt nhân, Ấn có 130 vũ khí hạt nhân so với con số 270 vũ khí hạt nhân của TC.
Hiện tại, Ấn Độ đang tích cực đẩy mạnh việc hiện đại hóa quân đội, tập trung phát triển các đầu đạn hạt nhân và các hỏa tiễn có tầm xa trong trường hợp nước này phải đối đầu quân sự với TC.
Hỏa tiễn tầm xa của Ấn Độ
Ấn Độ càng ngày càng xuất cảng võ khí ra nước ngoài. Cộng sản Việt Nam (VNCS) là một khách hàng quen thuộc. Mới đây có tin VNCS đã đặt mua hỏa tiễn tầm trung Brah Moss của Ấn. Phát Ngôn Viên của VNCS tuyên bố đó chỉ là việc VN tăng cường quân sự chỉ với một mục đích tự vệ. Chỉ ít lâu sau, cả Ấn và VNCS đều cải chánh tin này. Các quan sát viên cho rằng cả 2 nước đều không muốn chọc giận TC.
Theo India Express, sức mạnh quân sự của Ấn Độ càng ngày càng được cải thiện
So Sánh tương quan lực lượng giữa Ấn Độ và Trung Hoa Cộng Sản.
Về phương diện quân sự, Ấn Độ và TC có sức mạnh gần như tương đương, bên 8 lạng người nửa cân.
Ấn đang đi tìm một liên minh với các nước trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Dương và Đại Hàn
Thủ Tướng Ấn Độ đã đến các nước này, đã hội đàm với các lãnh đạo sở tại.
Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Trần Đại Quang CT của CSVN
Nếu chiến tranh xẩy ra và không phải là một cuộc chiến nguyên tử, Ấn Độ và TC đều có những nhược điểm dễ bị khai thác bởi đối phương. Sau đây là những nhược điểm cũng như ưu điểm của cả hai bên:
- Quân Đội Ấn Độ chưa dạn dầy trận mạc nên kinh nghiệm chiến đấu hơi thiếu vắng.
- Ấn tùy thuộc vào nguồn nước ngọt đến tử các con sông bắt nguồn từ TC cho nên TC có thể gây ra hoạc hạn hán hoặc lũ lụt kinh hoàng bằng cách đóng hay xả nước ở các đập.
- Đập Tam Hiệp là đập nước lớn nhất của TC trên sông Dương Tử. Với các hỏa tiễn tầm xa có gắn bộ phận định vị (GPS), được hướng dẫn bằng vệ tinh, Ấn có đủ phương tiện phá vỡ đập này để gây ra một đại họa cho TC. Đất nước Tầu ở vùng hạ lưu của đập sẽ bị tàn phá, hàng chục chục triệu người sẽ bị chết.
- Eo biển Malacca, nằm giữa Mã Lai và Nam Dương, là đường tiếp liệu huyết mạch của TC. Chỉ cần đóng cửa eo biển không cho tầu bè qua lại sẻ làm TC bị hiểm nguy. Hơn 85% các hàng hóa, dầu khí đến TC từ các nước ở Trung Đông đều phải qua eo biển này... Eo biển lại nhỏ, có nơi chỉ rộng có 1,2 km. Chỉ cần 1 đơn vị hải quân nhỏ là đủ sức đóng eo biển này lại.
Nếu chiến tranh xẩy ra, Ấn sẽ có nhiều đồng minh hơn TC.
Tóm lại, tuy rằng chiến tranh giữa Ấn Độ và TC khó có thể xẩy ra nhưng sự hiện diện của Ấn trên bàn cờ Thái Bình Dương cũng như trong thế trận ở Á Châu, ở Biển Đông cũng làm chùn bước xâm lược, làm nguội đi tham vọng bá quyền của TC đối với các nước láng giềng nhỏ bé ở Á Châu, ở Thái Bình Dương. Các nước này hy vọng và tin tưởng tham vọng đất đai, biển đảo của TC sẽ bị chấm dứt với sự tham dự vào cuộc đối đầu của Ấn Độ, của Nhật Bản bên cạnh Hoa Kỳ. Chắc chắn dư luận thế giới sẽ không về hùa với kẻ xâm lăng.
(Montréal, Canada)