David Horowitz * VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) dịch - Hậu quả lịch sử cho thấy nỗ lực của chúng ta trong những năm 1960 để chấm dứt chiến tranh Việt Nam có hai hiệu quả thực tiễn.
Thứ nhất là kéo dài thêm cuộc chiến tranh. Dẫn chứng của các tướng lãnh miền Bắc sau chiến tranh, chứng nhận rằng họ biết không thể đánh bại Hoa Kỳ trên chiến trường, họ kỳ vọng vào sự chia rẽ của dân Mỹ để giành chiến thắng. Lực lượng Việt Cộng đã bị tiêu diệt năm 1968. Nói cách khác, suốt cuộc chiến và phần lớn số thương vọng trong chiến tranh xảy ra vì chế độ độc tài Bắc Việt trông cậy vào yếu tố người Mỹ sẽ từ bỏ cuộc chiến, chứ không phải trả giá cần thiết để chiến thắng. Đây là chuyện đã xảy ra. Máu của hàng trăm ngàn người Việt, và hàng chục ngàn người Mỹ, nằm trong tay giới hoạt động phản chiến, kéo dài chiến tranh và trao chiến thắng cho CS.
Tác động thứ hai là đẩy Nam Việt Nam phải đầu hàng lực lượng của CS. Dẫn đến việc áp đặt một nhà nước công an trị khổng lồ, giết hại hàng trăm ngàn dân miền Nam vô tội, giam giữ hàng trăm ngàn người khác trong các trại cải tạo, và một phần tư thế kỷ trong nghèo nàn do các kế hoạch kinh tế Mácxít, tiếp tục cho đến ngày nay. Đây cũng là trách nhiệm của phong trào phản chiến nổi tiếng vào những năm 1960.
Tôi nói "cái gọi là phong trào phản chiến", vì trong khi nhiều người Mỹ gặp khó khăn nghiêm trọng vì nỗ lực chiến tranh của Hoa Kỳ, bọn tổ chức phong trào này là bọn theo chủ nghĩa Marx và bọn cực đoan ủng hộ CS chiến thắng và muốn Mỹ bại trận. Ngày nay, cũng bọn này và đám trẻ theo đuôi đang tổ chức các cuộc biểu tình trong khuôn viên đại học, chống lại nỗ lực bảo vệ dân của Hoa kỳ, chống trả các lực lượng khủng bố quốc tế thù ghét Mỹ, bọn chúng phải chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công vào tháng Chín (September 11).
Tôi biết tầm quan trọng việc bảo vệ tự do ngôn luận và quyền bất đồng ý kiến của người dân. Nhưng tôi cũng biết rõ sự khác biệt giữa bất đồng quan điểm ngay tình với ác ý thù hằn, khác biệt giữa những lời chỉ trích về chính sách quốc gia, và sự phá hoại các biện pháp quốc phòng. Trong những năm 1960 và 1970, sự khoan dung rất cao cho lòng căm ghét bọn chống Mỹ, xóa hẳn lằn ranh giữa bất đồng ý kiến và phản quốc. Cùng với hàng ngàn người của bọn Tân (cánh) tả, tôi đã bước qua ranh giới giữa không đồng ý và trở thành phản quốc thực sự (vấn đề này được đề cập trong quyển tự truyện, Radical son- Đứa con cực đoan). Tôi nghĩ rằng làm vậy vì những lý do cao quý để tiến tới nguyên tắc "công bằng xã hội" và "hòa bình". Tôi sống để thấy mình sai lầm như thế nào và những tai hại bọn tôi gây ra, chúng tôi ủng hộ quân CS lại tưởng rằng làm vậy giúp cho dân chúng Đông dương.
Tôi đến xem quyền tự do quý giá thế nào và những cơ hội Hoa kỳ dành cho người dân nghèo nhất, khiêm nhường nhất trong khu vực, và phẩm hạnh của họ quả là hiếm thấy trên khắp thế giới.
Nếu có hối tiếc về những năm cực đoan của tôi, chính là nước Mỹ quá nhân nhượng đối với sự phản trắc của kẻ nội phản. Nếu người Mỹ yêu nước thận trọng hơn trong việc bảo vệ đất nước, nếu họ gọi đích danh mọi việc, nếu họ đối phó nghiêm trọng hơn nữa với các cuộc tấn công của bọn phản chiến, có thể họ đã lôi kéo được sự chú ý của nhiều người trong đám chúng tôi, có thiện ý- nhưng hoàn toàn bị lừa gạt. Người Mỹ yêu nước đã có thể chận đứng được lũ phản chiến chúng tôi.
Lời kêu gọi này dành cho những ai ngày nay còn đang công kích đất nước của mình, dù với đầy đủ lý lẽ tự cho rằng mình đúng, nhưng sẽ có ngày phải hối hận về mọi việc đã làm.
*
Chú thích của người dịch:
David Horowitz, người Mỹ, sinh 10 tháng 1, 1939 tại Forest hills, New york. Đậu BA Đại học Columbia, sau đó MA của Đại học California, Berkeley.
Horowitz, một trong những người cầm đầu phong trào phản chiến trong chiến tranh Việt Nam những năm 1960 và 1970, đã tổ chức biểu tình phát xuất từ các trường đại học, gây nhiều áp lực lên các chánh phủ Mỹ.
Cha mẹ là giáo sư trung học, dạy tiếng Anh và người mẹ dạy tốc ký. Cha mẹ là đảng viên CS Mỹ, triệt để ủng hộ Stalin. Khi Khrushchev cho xuất bản tội trạng của Stalin năm 1956, hai ông bà thất vọng và từ bỏ đảng CS.
Trong thập niên 60, ông ở London làm việc với Bertrand Russell cũng là tay cầm đầu phong trào phản chiến Việt Nam.
Sau khi CS thôn tính miền Nam Việt Nam 1975, Bắc Việt thực hiện chánh sách trại tập trung, thành lập các trại "cải tạo", những người chống đối về ý thức hệ bị biệt giam trong các "chuồng cọp".
Đàn áp của CS đưa tới việc 2 triệu dân Việt phải di tản, hàng trăm ngàn thuyền nhân chết trên biển Đông, hoặc vịnh Thái Lan, họ muốn trốn thoát CS và chính nỗ lực của phong trào Tân tả (New Left) đã giúp CS chiến thắng.
Riêng Campuchia, 3 triệu người bị tàn sát. Trong ba năm đầu CS cầm quyền, số thương dân bị giết nhiều hơn cả tổng số dân thiệt mạng của cả hai phe trong 13 năm chiến tranh chống cộng .
Khi thảm kịch Đông dương bị phơi bày, Horowitz bị chấn động lần nữa khi phe tả không thừa nhận trách nhiệm từng tranh đấu hăng say cho chiến thắng của CS, và chẳng ngó ngàng gì đến đau khổ của dân chúng trước đây bọn này thường lên tiếng binh vực.
Horowitz vứt bỏ Karl Marx và xã hội chủ nghĩa, im tiếng trong vòng mười năm. Sau đó bắt đầu hoạt động trở lại với quan niệm chính trị đổi khác, chống cộng sản, chống phe tả kịch liệt. Lên án hoạt động phản chiến, kêu gọi ngưng chống chính phủ, cộng tác bảo vệ tổ quốc.
Tạp chí Front page ra đời với nhiều bài báo phân tích về chủ nghĩa CS, hô hào bảo vệ đất nước, nhiều bài đã phá phe tả ở các trường đại học, tố cáo bọn tả phái không tôn trọng tự do ngôn luận.
Ông này cũng viết nhiều sách tương tự các vấn để nói trên, và trở thành người bảo thủ chống cộng.
Có nhà báo mô tả cuộc đời chính trị của David Horowitz như cuộc hành trình từ:
em bé còn quấn tã đỏ (màu cờ CS), tiến lên phe Tân tả, xong trở thành nhà vô địch và thầy dạy kèm của phe hữu (chống cộng)
**
2017-11-23
_______________________________________
Tham khảo: