Đọc, bình, đánh giá thơ văn Hồ Chí Minh không phải là bôi nhọ, phỉ báng... - Dân Làm Báo

Đọc, bình, đánh giá thơ văn Hồ Chí Minh không phải là bôi nhọ, phỉ báng...

Le Nguyen (Danlambao) - Hồ Chí Minh là nhân vật tăm tiếng nhiều tai tiếng nhất trong lịch sử cận, hiện đại của lịch sử Việt Nam. Về tăm tiếng hay tai tiếng của Hồ, có những cái tự ông làm ra, phát tán như chuyện viết sách tự “bốc thơm” mình và cũng có cái không do ông ta làm ra mà do kẻ khác gây ra. Cụ thể như kiểu "tháp mười đẹp nhất bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ" rất vớ vẩn của đám văn nô, bồi bút khiến cho người bênh những điều không thật, kẻ chống những chuyện dối trá làm tốn nhiều giấy mực công sức, hao tài tốn của cực lớn và mức tiêu tốn bút mực, tiền tài cho những câu chuyện về ông Hồ khá đắt giá, có thể đạt kỷ lục thế giới?

Thật ra chuyện Hồ Chí Minh không có gì phải ầm ĩ, ồn ào dư luận xã hội, con người Việt Nam dai dẳng nhiều chục năm dài không dứt, chưa có dấu hiệu chấm dứt bởi không thiếu nhân chứng sống, vẫn còn đang sống biết rõ về “sự thật Hồ Chí Minh”. Thế mà những kẻ mê tín lẫn cuồng tín cứ lải nhải, nhai đi nhai lại những sự thật “vĩ đại” lẫn thêu dệt, bịa đặt để trở thành “huyền thoại” mà ông Hồ Chí Minh không hề có. 

Nhìn chung Hồ Chí Minh cũng là người trần mắt thịt cũng có những cái tầm thường của cảm xúc thịt da đời thường, ông vẫn mang nặng tâm sinh lý yêu thương-nhỏ nhen-ganh ghét- thù vặt-bức xúc của cuộc sống đời thường như những con người trần tục bình thường khác. 

Thế nhưng vẫn có những kẻ trâng tráo, tâng bốc Hồ rất đồng bóng, mê tín đến độ ngu ngơ mông muội của thời hoang dã, thuở loài người còn ăn lông ở lỗ. Cứ nghe thấy câu nói nào của ông Hồ phun ra, kể cả cứt đái, kinh nguyệt... là chúng lao nhao xông vào giành giật bàn tán xôn xao làm thành những câu chuyện “thần thoại” qua truyền khẩu, bài viết lẫn tài liệu để cho cán bộ học tập như chuẩn tư tưởng, đạo đức, mặc cho ông giẫy nảy phủ nhận mình chả có tư tưởng chi cả, chỉ có chủ nghĩa Mác-Lê thôi!...

Những câu chuyện kể làm nên tên tuổi Hồ Chí Minh có rất nhiều, thật có giả có, tốt có xấu có, hay có dỡ có bởi ông cũng là con người như mọi người nhưng tất cả đều được nhào nặn, chế biến để trở thành hàng “độc” chỉ có bác mới có. Chẳng hạn như chuyện đoàn phụ nữ miền nam vượt Trường Sơn ra thăm bác trong thời chiến tranh “chống Mỹ” câu đầu tiên ông nói rất ấn tượng với chị em ta: “Kinh nguyệt các cháu có đều không?” Rồi lời qua tiếng lại một lúc, ông Hồ dường như bị kinh nguyệt ám ảnh không thể quên được nên bàn tiếp: “...kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc của phụ nữ?...”

Với câu hỏi về “kinh nguyệt phụ nữ” cũng tầm thường như những người thường trong cuộc sống đời thường. Thế mà các cháu ngoan ngu Hồ châu đầu lại hì hục húp, xuýt xoa khen ý tưởng kinh nguyệt là “độc” và cho đó là sự nghiệp giải phóng phụ nữ của bác. Không những thế các cháu ngoan còn nâng “bác” lên tầm cao mới với dẫn chứng qua câu chữ của nữ sử gia Mỹ: “...Chỉ có Hồ Chí Minh là luôn luôn bộc trực về quyền bình đẳng của phụ nữ...” cho thêm phần long trọng, trong bài viết: “Vai trò Hồ Chí Minh trong lịch sử tiến bộ của phụ nữ” làm như không có ông Hồ thì không ai quan tâm đến kinh nguyệt phụ nữ và phụ nữ không thể tiến bộ được!

Câu phát ngôn theo cách vừa kể không phải là lần duy nhất mà ông Hồ phát ra, nó còn tái diễn khi ông Hồ tiếp đón đại diện phụ nữ trong cuộc chiến được gọi là thần thánh “chống Mỹ cứu nước” như đảng ta tự sướng! Chuyện này xảy ra trong lần hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc được vinh dự gặp bác Hồ. Một trong hai cô có tên là Nguyễn Thị Hằng trắng trẻo cao ráo, kể lại câu chuyện gặp bác. Câu đầu tiên bác không hề hỏi về thành tích chiến đấu mà bác hỏi: “Cháu có buồn đi tiểu, bác chỉ cho mà đi!” Câu nói này được ghi lại trong hồi ký của ông Nguyễn Đăng Mạnh và không ít văn nô, bồi bút liếp láp nức nở khen: “bình dân và gần dân!?”

Không chỉ “kinh nguyệt, ỉa đái” hiện diện trong văn nói, trong giao tiếp với các cháu ngoan gái mà nó còn được các tên đĩ bút ca tụng tài làm thơ của “bác” được chúng diễn tả qua bốn câu trong Nhật Ký Trong Tù. Tập thơ được đưa vào sách giáo khoa, giảng dạy trong các trường học khắp cả nước:

“Ôi khổ nào hơn mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù không mở khi đau bụng 
Đau bụng thì không mở cửa tù.”

Sự nghiệp thơ của ông Hồ hay nói cách khác là những bài thơ được cho là do ông Hồ làm ra, phát tán, trừ tập thơ “Nhật Ký Trong Tù” nguyên bản chữ Hán là đọc được, có chất thơ. Chỉ xét phương diện thơ, nếu chịu khó loại bỏ bài “đến buồn đi ỉa cũng không cho” là tập thơ gần như tương đối hoàn hảo về mặt hình thức. Thế nhưng đi sâu vào phân tích nội dung thì tập thơ này có nhi ều nghi vấn về nguồn gốc thật của nó? 

Trong đó có bài Khán Thiên Gia Thi. Thiên Gia Thi là cuốn sách giáo khoa trong chương trình giáo dục dạy cho trẻ con Tàu! Còn lại đa phần thơ của ông Hồ ngang tầm với những câu nói ngẫu hứng kiểu “kinh nguyệt, ỉa đái... và vần ói dày đặc trong thơ chúc tết” rải rác trong cuộc đời thơ Hồ Chí Minh. 

Điển hình cho tài thơ nổi bật nét hò vè của ông Hồ, là bài thơ “Hòn đá to, hòn đá nặng...” Cùng với bài thơ được đặt trang trọng, khắc trong văn bia tuyên xưng công trạng vua Quang Trung tại Núi Quyết tỉnh Nghệ An như sau:

“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu 
Ông đà chí cả mưu cao
Dân ta đoàn kết cùng nhau một lòng
Cho nên Tàu dẫu làm hung 
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.”

Nếu cho rằng các con chữ, các câu cú “bình dân”, “nghèo nàn” ý nghĩa của người nước ngoài làm thơ Việt, theo cách văn xuôi năng xuống giòng như bài thơ được khắc vào văn bia, được gọi là thơ, là thiên tài thơ thì quả thật là làng Ba Đình đã khinh thường thơ, sỉ nhục thơ quá sức! 

Đối với những ai biết mần thơ, đọc thơ thì những chữ thô thiển như “kẻ, đà, hung” trong bài thơ khắc trong văn bia đã làm mất chất thơ của thơ. Nó giống thơ trào phúng của loại thơ “bút tre” hơn là một bài thơ nghiêm chỉnh, trang trọng ca ngợi công đức của tiền nhân. Đó là chưa bàn tới cách gieo vận, chưa nói đến tứ thơ, tư tưởng thơ, hồn thơ của bài thơ trên. Lẽ khác, nếu cho những câu nói dân dã bộc trực của ông Hồ là tư tưởng và những câu thơ đậm chất hò vè, ví dặm của ông làm ra nôm na, dễ hiểu, là tài thơ thì tôi tin rằng có khối không nhỏ người Việt, có khả năng làm được, làm hay hơn nữa, trong hiện tại và kể cả tương lai! Thật ra cái gọi là tài thơ của Hồ, chính xác chỉ là sự cố bí chữ của người ngoại quốc làm thơ Việt, cố ngọng nghịu “gặn ra”.

Với sự thật trần trụi vẽ lên một góc nhỏ về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của ông Hồ Chí Minh do chính các cháu ngoan đĩ bút, văn nô của bác trân trọng trần thuật đúng thật về con người thật Hồ Chí Minh cũng đầy dẫy “kinh nguyệt, ỉa đái” của cuộc sống đời thường. Thế mà, vẫn có khối cán bộ, đảng viên thuộc diện cháu ngoan xum xuê ca tụng ông thuộc “diện” nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn, nhà trí thức kiệt xuất... kể cả bất cứ chuyện trên trời dưới biển nào! Cụ thể là tài năng, tư tưởng, đạo đức kiểu “ỉa đái, kinh nguyệt” thì y như rằng đều được cháu ngoan ngu Hồ cùng nhau thi đua để có bóng dáng của “bác“ trong đó, như thể không có “bác” là những chuyện bình thường “ỉa đái, kinh nguyệt” đó không thể xảy ra! 

Có lẽ, hội chứng cần chứng tỏ thiên tài của ông Hồ, xui khiến tai nạn “kinh nguyệt, ỉa đái” hân hạnh ra mắt bạn đọc xa gần cả hai lề trái và phải, giúp cho người dân biết thêm một phần sự thật cái gọi là “vĩ đại” khác của ông Hồ Chí Minh.

Viết về những câu nói, lời thơ “Kinh nguyệt, ỉa đái... Hòn đá to, hòn đá nặng... Kẻ, đà, hung...” thoát ra từ tư tưởng Hồ Chí Minh không có nghĩa phỉ báng, nói xấu ông Hồ mà chỉ muốn các ông bà bồi bút, báo nô, văn nô, đĩ bút của đảng, nhà nước cộng sản soi mặt mình trên gương để dừng lại “trò lố”buôn hình bán ảnh Hồ Chí Minh qua các câu chuyện hư cấu tương tự như “Sáng mãi bộ đội cụ Hồ”; “huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”; “Hồ Chí Minh thiên tài quân sự”; “Hồ Chí Minh thiên tài ngoại ngữ”; “Hồ Chí Minh thiên tài của cách mạng Việt Nam”... và hàng hà sa số chuyện mà ông Hồ Chí Minh không có khả năng, không hề nghĩ hoặc biết đến...

Là người trong cuộc sống đời thường làm được những điều phi thường, lập công lớn sẽ được nhân dân tôn lên làm vĩ nhân, làm thánh như đức Hưng Đạo Đại Vương sống đức hạnh, quên thù nhà lo việc nước lập nhiều chiến công hiển hách vang danh lịch sử được dân tộc Việt phong thánh. 

Hồ Chí Minh không có tố chất đó, ông có quá nhiều thủ đoạn gian manh, dối trá, độc ác với đồng chí, đồng bào. Ông Hồ chưa buông bỏ được tham vọng, dục vọng, nhục dục thấp hèn của đời người, ông đã để lại hậu quả quá khủng khiếp cho con người, đất nước Việt Nam. Nhất là chúng ta chưa xác định được nhân thân, nguồn gốc của ông ta. Có khả năng Hồ là người ngoại chủng? Bấy nhiêu tội lỗi, bấy nhiêu việc ông Hồ gây ra khiến ông chưa xứng đáng làm được người, huống hồ chi là vĩ nhân, là thánh “bắt” người dân lập đền thờ lạy. Thế mà chuyện lập đền thờ cúng, đưa vào đình chùa miếu mạo xì xụp bái lạy vĩ nhân, thánh Hồ vẫn cứ xảy ra!

Hãy trả lại đúng vị trí, sự thật của ông Hồ Chí Minh cho lịch sử Việt Nam, đừng bắt ông Hồ làm vĩ nhân, làm thánh của dân tộc vì cuộc đời hoạt động cách mạng được gọi là vì dân vì nước, được cho là trí tuệ, là đạo đức của ông ngập tràn tưởng tượng, hư cấu và có rất ít sự thật. Cuộc đời của ông Hồ cũng có nhiều cái tầm thường như tư tưởng “kinh nguyệt, ỉa đái...” phát ra từ chính cửa miệng của ông, bị các cháu ngoan do tai nạn nghề nghiệp “bốc thơm” ghi nhận chân thật chính xác mà không do các thế lực thù địch nói xấu ông Hồ làm ra lưu trữ, phát tán nhằm chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân! Thôi đủ rồi, hãy để cho ông yên giấc nghìn thu, đừng bắt ông Hồ làm thánh, làm vĩ nhân để đổi chác, bán buôn nhé! Những cán bộ, đảng viên cộng sản Việt Nam - các cháu ngoan ngu Hồ, mù đảng, cuồng cộng.

4/12/2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo