Võ khí nguy hiểm nhất thế giới - Dân Làm Báo

Võ khí nguy hiểm nhất thế giới

Joshua Gelernter/VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) dịch - Joshua Gelernter là cây viết nhà nghề, có rất nhiều bài trên các web site khác nhau, đủ loại đề tài - thời sự, quân sự, chính trị, xã hội. 

Bài viết "Nếu Nam Việt Nam vẫn còn là xứ tự do" từng nêu ra những phân tích chính xác, và cũng được bạn đọc đón nhận trên Danlambao.

Bài "The World's Most Dangerous Weapon", khá lý thú.

Mời các bạn đọc và chia sẻ ý kiến:

Võ khí nguy hiểm nhất thế giới

Võ khí hiệu quả nhất thế giới là gì? Trong Thế chiến thứ nhất, hơi ngạt giết chết khoảng 90.000 người. Thế chiến thứ hai, hơi ngạt được dùng để giết 6.000.000 người Do Thái.

Hai quả bom nguyên tử giết 200.000 người Nhật, trực tiếp hay gián tiếp; người Nhật sử dụng bệnh than, bệnh dịch tả và bệnh dịch hạch để giết khoảng 400.000 dân Trung Hoa.

Dịch hạch làm chết khoảng 50 triệu người Âu châu vào thế kỷ 14, nhưng đó là do trời gây ra, theo như người ta nói. 

Em bé bị thương do CS pháo kích trường Tiểu học Cai Lậy 1974.

Tôi chỉ dựa vào đó để thiết lập tỷ lệ: một trăm năm về trước, năm 1917, người Đức đem Lenin - khi ấy đang sống lưu vong  - đưa hắn vào một toa xe lửa đóng cửa kín mít, chở đến Nga. 

Họ tin rằng hắn sẽ gây bất ổn cho nước Cộng hòa Nga mới và nhanh chóng giúp mang lại chiến thắng cho Đức bên mặt trận phía Đông.

Người ta làm đúng, thả Lenin xuống Petrograd, người Đức trực tiếp và gián tiếp giết chết khoảng 100 triệu sinh linh. Con số đó vẫn đang leo thang.

* (Thành phố Petrograd, tên cũ trước 1914 là St Petersburg, đổi sang Leningrad năm 1924. Ngày nay dùng lại tên St. Petersburg có từ thời Nga hoàng.)

Năm (2017) vừa qua đánh dấu 100 năm chuyến du hành xe lửa của Lenin.

Vào cuối tháng 2 năm 1917, Tsar (Nga hoàng) Nicholas II đang ở Mặt trận miền Đông, dẫn đầu cuộc chiến Nga chống phe các Cường quốc Trung ương (Đế quốc Đức, Áo-Hung, Bulgarie, và Đế quốc Ottoman).

Ở hậu phương, Hoàng hậu Alexandra bất lực trong việc cai trị quốc gia. Dưới sự cai trị của Tsarina (Hoàng hậu), chính phủ Nga sa thải bốn Thủ tướng, ba Ngoại trưởng, ba Bộ trưởng Chiến tranh và năm Bộ trưởng Nội vụ. 

Khi tình trạng hỗn loạn chính trị trở nên trầm trọng, các cuộc biểu tình ở Petrograd gia tăng. Ngày 10 tháng 3, Nga hoàng ra lệnh cho binh lính Petrograd giải tán biểu tình bằng cách bắn vào đám đông. 

Ngày 11 tháng 3, một số lính Petrograd theo phe biểu tình, và giao chiến với đội quân trung thành với Nga hoàng. Duma (quốc hội Nga) bị Nga hoàng đã đình chỉ.

Ngày 12 tháng 3, Chủ tịch Quốc hội - Mikhail Rodzianko đưa tin cho Tsar: 

"Tình hình thật nghiêm trọng, thủ đô trong tình trạng vô chính phủ và chính phủ bị tê liệt, dịch vụ vận chuyển, tiếp tế thực phẩm cũng như nhiên liệu hoàn toàn gián đoạn.

Nói chung bất mãn ngày càng gia tăng, những vụ bắn súng loạn xạ diễn ra trên đường phố, Một số lực lượng bắn lẫn nhau, cần phải ủy thác người có uy tín với quốc gia thành lập chính phủ mới. Bất kỳ chậm trễ nào cũng gây ra tai hại chết người. "

Phản ứng của Tsar - không nói trực tiếp với Rodzianko:

"Thằng mập Rodzianko, một lần nữa viết cho trẫm rất nhiều điều vô nghĩa, không đáng cho trẫm trả lời hắn"

Quốc hội khẩn cấp lập ra một "Uỷ ban lâm thời", cố gắng vãn hồi trật tự. Một lá thư đòi hỏi có chính phủ lập hiến được soạn thảo; Tsarina từ chối chấp nhận trong khi Tsar vắng mặt. 

Binh lính phe Nga hoàng nay theo phe khác, có người chạy trốn, có người bị giết. 

Ngày 13 tháng 3, Nga hoàng cố trở về Petrograd, nhưng bọn cách mạng không cho chuyến tàu đi qua các trạm chúng kiểm soát.

Nhà vua dừng lại ở Pskov, gần Estonia, chỉ huy trưởng quân đội và các dân biểu Quốc hội khuyên vua nên thoái vị, Nga hoàng tuân lời.

Đế quốc Nga chấm dứt và Cộng hòa Nga bắt đầu. 

Chính phủ Cộng hòa lâm thời soạn kế hoạch tiến đến dân chủ; họ lại không theo cách này, họ kéo nước Ngả ra khỏi cuộc chiến tranh. 

Giữa tình trạng chính trị bất ổn ở Petrograd, người Đức thấy có một cơ hội

Tại Zurich (Thụy sĩ), Lenin rất nôn nóng trở về Nga, hầu ngăn chận dân chủ thắng thế, nhưng đường đi bị kẹt tại mặt trận phía đông. 

Người Đức quyết tâm sắp xếp một chuyến xe lửa riêng - Lenin bị nhốt trong toa xe - hắn được chở đến Petrograd. 

Lính Đức theo hộ tống để chắc chắn Lenin không trốn thoát bất cứ nơi nào trong suốt lộ trình.

Churchill (Thủ tướng Anh) tổng kết kế hoạch của Đức, nói rằng: 

"Giới lãnh đạo chiến tranh Đức chuẩn bị đầy đủ và quyết tâm thực hiện những công việc tuyệt vọng... Tuy nhiên, lại e ngại rằng trả về Nga thứ võ khí nguy hiểm nhất trong các loại võ khí, nên họ nhốt Lenin trong toa xe lửa như vi trùng lây bệnh dịch."

Xe lửa chở Lenin là chùm bom được dự trù phát nổ và phân tán chủ nghĩa cộng sản tới mọi kẻ thù của nước Đức. 

Theo ước tính của các học giả được nhà sử học Stephane Courtois thu thập trong Sách Đen của chủ nghĩa cộng sản (The Black Book of Communism) do Đại học Harvard xuất bản, tổng số thương vong do Lenin gây ra tính đến năm 1997:

- 20 triệu người bị giết tại Liên Xô. 
- 65 triệu ở Trung cộng. 
- 2 triệu ở Campuchia.
- 2 triệu ở Bắc Triều Tiên.
- 1,7 triệu ở Ethiopia.
- 1,5 triệu ở Afghanistan. 
- 1 triệu ở Việt Nam.
- 1 triệu ở các nước Đông Âu cộng sản.
- 150,000 ở Cuba và Mỹ La tinh.
- 10.000 do khủng bố của cộng sản quốc tế ra tay.

Tổng cộng khoảng 94 triệu người bị giết. Gần gấp hai lần số người chết vì bịnh dịch hạch.

Khai quật hố chôn nạn nhân cs ở Huế 1968.

2018.03.02



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo