Đặc khu kinh tế là bước đệm để 2 đảng CS Việt-Tàu hoàn thành Mật ước Thành Đô - Dân Làm Báo

Đặc khu kinh tế là bước đệm để 2 đảng CS Việt-Tàu hoàn thành Mật ước Thành Đô

Le Nguyen (Danlambao) - Dư luận xã hội ngày càng nóng lên với dự thảo luật về đơn vị hành chánh - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có yếu tố Tàu cộng can dự vào. Vì yếu tố này mà người dân Việt Nam không thể ngồi yên và đã bày tỏ thái kiên quyết không nhân nhượng. Với quyết tâm đó khiến các lãnh đạo nhà nước nhận chỉ đạo của Bộ Chính trị đảng CSVN thi hành nghị quyết trung ương đảng phải chịu trách nhiệm trực tiếp với việc giao vị trí địa chính trị chiến lược cho kẻ thù truyền kiếp tới những 99 năm đã tỏ chỉ giấu lùi bước!

Có lẽ người dân Việt Nam không ai là không biết, giao đất cho giặc Tàu là vấn đề hệ trọng liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia và giao đất có khả năng trở thành ngòi nổ làm nổ tung chế độ phản dân hại nước csVN. Thế cho nên buộc lòng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải lùi bước, lên tiếng trấn an dư luận, xoa dịu sự phẫn nộ của người dân: “...Chính phủ luôn tiếp thu, lắng nghe những góp ý cần thiết để điều chỉnh lại thời gian thuê đất một cách hợp lý, phù hợp với nguyện vọng chính đáng mà nhân dân phản ánh...” 

Nguyễn Xuân Phúc xuống nước nhỏ, không còn lu loa bảo là làm theo tinh thần nghị quyết của trung ương đảng như lúc đầu trả lời báo chí nữa. Trước đó, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cố chống chế theo cách cộng sản ngu lâu dốt bền, bẻm mép, ngụy biện mang tính chất chụp mũ rằng: “Dự thảo không có một từ, một chữ nào liên quan tới Tàu cộng. Chẳng qua một số người cố tình hiểu theo hướng đó, đẩy vấn đề lên để chia rẽ quan hệ giữa ta với Tàu cộng.” 

Lập luận của Nguyễn Chí Dũng “không có một chữ nào liên quan đến Tàu cộng” cũng giống như dư luận viên 3 củ ti toe trên các kênh thông tin lề dân lẫn lề đảng: “Công hàm Phạm Văn Đồng có chữ nào công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Tàu cộng đâu mà nói bán cho Tàu cộng?” 

Ngoài 2 ông lãnh đạo chịu trách nhiệm làm theo chỉ đạo của Bộ Chính trị vận động Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua dự luật đặc khu kinh tế, còn có ý kiến của một số đại biểu trên diễn đàn Quốc hội như sau: 

- Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Ở đây phải nhận thức thuê đất 99 năm không giống như tô nhượng của Hồng Kông và Macau đối với toàn bộ lãnh thổ mà chỉ xem xét vào một số các dự án cụ thể... 

- Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: Chủ trương đầu tư đặc khu nếu không tính toán kỹ sẽ đi vào vết xe đổ khi nhiều nước thất bại, thậm chí trở thành thảm họa do khâu tổ chức thực hiện...Trước mắt làm theo lộ trình chỉ thành lập một đặc khu và có cơ chế kiểm soát quyền lực, trách nhiệm, nhóm lợi ích cho thật tốt... 

- Đại Biểu Dương Trung Quốc: 99 năm thì tôi nghĩ những nhà đầu tư công nghệ cao ở thời đại 4.0 này họ không cần đến thời gian. Chỉ có các nhà đầu tư hoặc đầu cơ bất động sản thôi. Tôi rất tán đồng có điều khoản này nhưng hết sức thận trọng chứ nếu không nó sẽ trở thành nơi di dân mà thôi... 

Các ý kiến của Đại biểu Quốc hội về việc thành lập đặc khu không có ý kiến nào bắc bỏ thẳng thừng dự luật đặc khu và nằm trên thế yếu trước nghị quyết của trung ương đảng. Do đó những lãnh đạo nhận chỉ đạo của Bộ Chính trị thực hiện đặc khu kinh tế ra sức lèo lái, dẫn dắt các đồng chí đại biểu của mình thiếu kiến thức về số lượng “đặc khu kinh tế” các nước trên thế giới đã thực hiện và thành công. 

Nói đến thành công của đặc khu kinh tế thì các ông nhận nhiệm vụ của Bộ Chính trị giao đã lấy đặc khu kinh tế Thẩm Quyến làm hình mẫu thúc giục đại biểu quốc bấm nút thông qua dự luật đặc khu và đã cung cấp tiền cho một số không nhỏ cán bộ, đảng viên và phóng viên báo chí lề đảng đi đặc khu kinh tế Thẩm Quyến, Thượng hải của Tàu và Pattaya của Thái để vận động tuyên truyền về các đặc khu kinh tế đã thành cộng. 

Để hiểu về mặt được và chưa được, lá trái lá phải của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến, chúng ta cùng tìm hiểu về Thẩm Quyến. 

Kể từ khi đánh đuổi Tàu Tưởng chay ra Đài Loan và Tàu Mao lên nắm quyền cai trị lục địa Tàu tiến hành thực hiện mô hình kinh tế XHCN, với kinh tế quốc doanh làm chủ đạo. Đặc thù kinh tế quốc doanh đã khiến cho một nước đông dân nhất thế giới vốn nghèo càng trở nên nghèo đói hơn. Thế cho nên, năm 1979, lãnh đạo cộng sản Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình không còn chọn lựa nào khác là phải bắt tay với Mỹ, mở cửa giao thương với thế giới tự do để cứu nguy chế độ, với câu tuyên bố lịch sử: “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng miễn sao nó bắt được chuột.” 

Sang năm 1980, Thẩm Quyến được chọn để trở thành đặc khu kinh tế (SEZ) đầu tiên, là hình mẫu thử nghiệm mô hình phát triển kinh tế thị trường của Tàu cộng thời mở cửa. Thẩm Quyến là một trong 6 đặc khu kinh tế của Tàu cộng lập ra bao gồm Thượng Hải, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn, đảo Hải Nam. 

Ban đầu, phần lớn đầu tư bên ngoài vào Thẩm Quyến là đến từ Hong Kong chủ yếu các mặt hàng gia công, tiêu dùng. Rồi để phát triển các ngành nghề công nghệ cao, công nghệ tri thức cần công nhân tay nghề cao thì một lượng lớn vốn và nhân lực cũng đến từ Hong Kong, Đài Loan. 

Theo Business China, mô hình đặc khu kinh tế chỉ có Thẩm Quyến thực sự thành công, các đặc khu khác thì những năm 1980 chỉ thu hút được một ít nhà đầu tư, và Sán Đầu hầu như không được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến. 

Mặt trái của các đặc khu kinh tế của Tàu cộng là vấn đề thu gom đầu cơ đất. Cơn sốt đặc khu cùng với sự đầu cơ bất động sản đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với nông dân Tàu cộng. Cụ thể là người nông dân không được đảm bảo quyền sử dụng đất ở các khu vực trong đặc khu và tiền bồi thường, tiền đền bù cho việc thu hồi đất thấp hơn giá trị thị trường khiến đời sống nông dân khốn khó càng khốn khó, giống như thảm cảnh người nông dân Việt Nam đang gánh chịu hiện nay. 

Năm 1992, theo các kinh tế gia nhận định Hải Nam là quả bóng đầu cơ bất động sản lớn nhất thế giới! Rồi chuyện gì đến cũng phải đến - tháng 6/1998, Ngân hàng Phát triển Hải Nam phá sản kéo theo tập đoàn Đầu tư và Tín thác Quốc tế Quảng Đông tại tỉnh Quảng Đông, nơi có đặc khu kinh tế Thẩm Quyến tuyên bố phá sản. Đây là vụ phá sản lớn nhất kể từ khi Tàu cộng mở cửa giao thương với nền kinh tế thị trường. 

Bên cạnh sự thành công ngoạn mục và thịnh vượng của Thẩm Quyến, Thượng Hải, Hạ Môn, Chu Hải... thì các đặc khu kinh tế của Tàu cộng còn được xây lên bằng sự bóc lột lao động tràn lan. Bức tranh u ám về đời sống công nhân ở các đặc khu kinh tế không được các ông bà lãnh đạo csVN lờ đi không nhắc tới, là trò lập lờ đánh lận con đen, lừa bịp đồng chí... 

Hiện thực đời sống của công nhân trong các đặc khu kinh tế ở Tàu cộng đã được Leslie T. Chang, cựu phóng viên Wall Street Journal, phản ánh qua tiểu thuyết "Gái Công Xưởng", tác phẩm đoạt giải của Hội Văn bút Mỹ (PEN) năm 2009 ở thể loại phi hư cấu (true story.) 

Năm 2003, ít nhất một nửa số công ty ở Thẩm Quyến nợ lương nhân viên và ít nhất 1/3 công nhân Tàu cộng nhận lương ít hơn mức lương tối thiểu. Tỷ lệ lao động bỏ việc là trên 10%. Chỉ tính riêng năm 2006, giới công nhân ở Thẩm Quyến đã tiến hành hơn 10.000 cuộc đình công dù không có công đoàn độc lập nào. Quảng Đông cũng là nơi có tỷ lệ tai nạn lao động gây chết người trong giới công nhân rất cao so với các nước công nghiệp khác. 

Không khó để thấy sự thành công của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến là nhờ vào các nhà đầu tư, chuyên viên quản trị điều hành, các công nhân có tay nghề cao đến từ Hong Kong, Đài Loan không bị ràng buộc với kinh tế đặc thù xã hội chủ nghĩa. 

Ngay thời điểm này, đứng trước phản ứng quyết liệt của đại bộ phận người dân đã khiến không chỉ cá nhân thủ tướng Phúc lùi bước mà cả chính phủ CSVN thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra thông báo sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua dự thảo luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện. 

Qua việc lùi thông qua Dự thảo Đặc khu của chế độ, chúng ta thấy sức mạnh toàn dân, đấu tranh trên mặt trận thông tin truyền thông đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên cuộc chiến chưa tàn khi dự thảo luật đặc khu còn nằm trong ngăn kéo của Bộ Chính trị và hiệp ước Thành Đô vẫn còn nằm trong tay 2 đảng cộng sản Việt-Tàu. 

Thường vụ Quốc hội lùi thời gian thông qua đạo luật nhưng kế hoạch giao đất cho Tàu cộng vẫn còn nguyên chưa hủy bỏ. Để quyết tâm bán nước tuyên giáo trung ương đảng xua dư luận viên, AK 47, công an mạng vào các phương tiện truyền thông ti toe phản bác những nguời dân chống đảng csVN bán nước cho Tàu trên danh nghĩa cho thuê đất dặc khu kinh tế như sau: 

“Trung Quốc cũng sang Úc, Mỹ, Canada mua nhà xưởng, mua cơ sở kinh doanh, mua trang trại, mua hầm mỏ sao không thấy dân của họ biểu tình. Ở Úc, Mỹ, Canada có rất nhiều khu toàn Trung Quốc sao không ai sợ là bị mất nước. 

Hồi trước ơ Phú Mỹ Hưng cho Đài Loan thuê 100 năm không ai lên tiếng và Phú Mỹ Hưng bây giờ là một trong những nơi tiên tiến và phát triển nhất. Bây giờ có tổ chức quốc tế không ai ngang nhiên chiếm đất của ai được cả.” 

Lý luận của bò đỏ đưa ra đúng là lý luận của loài bò, là loài động vật nhai lại! Tàu cộng mua trang trại, hảng xưởng, cơ sở kinh doanh, hầm mỏ ở Úc, Mỹ, Canada... đều nằm trong khuôn khổ luật pháp của quốc gia sở tại, và Phú Mỹ Hưng cũng là một dạng phát triển gia cư nằm trong khuôn khổ luật pháp quy định như các nước phát triển tiên tiến khác. 

Riêng đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc khác. Nó khác vì những điều khoản trong dự thảo luật do Bộ Chính trị quyết, được thủ tướng Phúc là Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo đôn đốc Quốc hội thông qua cho phép đối tác thuê đất (chủ Tàu) nắm quyền tài phán, xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao, sử dụng đội ngũ công nghệ cao, dịch vụ phần mềm khắc phục sự cố an toàn thông tin... 

Đọc bản dự thảo luật đặc khu không khó để thấy, những điều luật thực hiện cho đặc khu kinh tế chỉ ra chính xác nó là nhượng địa, là bước đệm để đảng csVn thi hành mật ước Thành Đô biến Việtt Nam thành một tỉnh thuộc Tàu cộng.

10.06.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo