Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Số thí sinh: Hà Giang = 0,58% cả nước! Nhưng số HSG: Hà Giang = “47,37%” - 62 tỉnh còn lại = “52,64%” . Tức là: Tỉnh miền núi, dân tộc Hà Giang giỏi gấp 153 lần cả nước! Bộ GD ĐT - Chúng có biết không nhỉ? Câu trả lời là chúng biết thừa! Nhưng chúng im!
Rồi sau “Vụ Hà Gian” còn bao nhiêu là “Vụ Việt Gian” khác nữa, khi ANM có hiệu lực, cư dân mạng chùn bước thì sao nhỉ? Nếu ANM có hiệu lực thì "Hà Gian" không lộ! Đây chính là một chỉ dấu cho thấy tác hại của ANM!
I. Vụ Hà Gian - phát hiện là bởi cư dân mạng
Chúng ta hãy nghe “Vụ sửa điểm thi ở Hà Giang: 3 Giáo viên ở Hà Nội đã phanh phui sự việc như thế nào?”
“Ít ai biết rằng những thông tin tố giác đầu tiên là do 3 thầy giáo: Vũ Khắc Ngọc, Đỗ Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Tùng, đang công tác tại một trung tâm giáo dục online ở Hà Nội...
Phóng viên: Điều gì khiến các anh quyết định đưa vụ việc ra ánh sáng?
Thầy Vũ Khắc Ngọc: Kỳ thi năm nay đặc biệt khi đề thi rất khó, khó đến mức một số giáo sư, tiến sĩ phải than không thể làm hết nổi. Nhiều học sinh học rất giỏi nói rằng bị sốc, tuyệt vọng vì điểm thi không như ý. Có bạn đóng cửa tự kỷ, khóc suốt 2 ngày liền. Thậm chí có bạn phải uống rượu, thuốc an thần mới ngủ được.
Khi nhìn vào những điểm thi bất thường ở Hà Giang, mình thấy phẫn uất, giận run người vì quá bất công, tàn nhẫn. Nếu không có một nhóm nào đó “thổi lửa”, đứng mũi chịu sào để công khai thì sự việc sẽ rơi vào quên lãng hoặc thông tin bị nhiễu loạn...”
Ồ, thế là cháy nhà mới ra mặt chuột. Câu hỏi ở đây là những kẻ ăn cơm bằng tiền thuế và tiền tham nhũng của dân có biết không nhỉ? Câu trả lời là chúng biết thừa! Nhưng chúng im! Chúng im trên nỗi đau của hàng triệu học sinh THPT, chúng đau trên nỗi đau của 90 triệu dân Việt!
Chúng là gì? “Chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại mà... chăm lo riêng cho bộ lông của mình.”
II. Vụ "Hà Gian" - Bộ GD ĐT biết... trả nói!
Số thí sinh: Hà Giang = 0,58% cả nước! Nhưng số HSG: Hà Giang = “47,37%” - 62 tỉnh còn lại = “52,64%” . Tức là: Tỉnh miền núi, dân tộc Hà Giang giỏi gấp 153 lần cả nước! Những con số biết nói đó, chỉ những kẻ đầu đất sét hoặc chúng là “loài súc vật” vô tri vô giác mới không biết suy nghĩ, không thấy vấn đề.
Ấy vậy nhưng Bộ GD ĐT im re! Phát hiện lại là “trên mạng xã hội”!
“Chiều 11/7, sau khi các hội đồng thi THPT quốc gia công bố điểm của thí sinh, trên mạng xã hội hiện xuất hiện những thông tin đặt ra nghi vấn có hay không việc có điểm thi bất thường ở tỉnh Hà Giang.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018, tỉnh Hà Giang có 5.500 thí sinh dự thi, chiếm tỉ lệ 1/170 lượng thí sinh trên toàn quốc. Kết quả điểm khi khối A1 khiến dư luận bất ngờ, toàn quốc có 76 thí sinh đạt mức điểm từ 27 trở lên, Hà Giang đã chiếm 36 em (47,37%)...”
“Sau khi có thông tin”?
Chúng mù hay sao mà phải đợi đến “sau khi có thông tin”? Thế không có chuyện “sau khi có thông tin” thì sao nhỉ?
“TPO - Trao đổi với Tiền Phong, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết, sau khi có thông tin về tỉ lệ thí sinh khối A1 ở Hội đồng thi Hà Giang có số điểm cao chiếm 47,37% so với thí sinh cả nước, Bộ GD&ĐT cũng thấy rằng, cần xác minh, làm rõ.” (Bộ GD&ĐT nói gì về điểm thi cao bất thường ở Hà Giang?. 13- 7,-2018).
Sau khi mạng xã hội làm ầm lên, thì Bộ GD ĐT mới chạy tội bằng cách sau đó 2 ngày có một công văn hỏa tốc “yêu cầu... rà”, nhưng dưới tỉnh vẫn bình chân như vại: “Hà Giang chưa rà soát bài thi 36 thí sinh có điểm cao bất thường...”
III. Báo chí cộng sản chỉ “vuốt đuôi”
Sau khi sự việc lùm xùm, đổ bể thì ngày 21.7/2018, Báo Thanh Niên mới cho biết “Cả Sở và Bộ Giáo dục đã biết về sai phạm ở Hà Giang trước khi rà...”
Như vậy, rõ ràng không có “cư dân mạng” lên tiếng thì vụ việc sẽ chìm vào quên lãng.
Bài báo cho biết:
“Cả sở lẫn Bộ đều “quên”
Từ báo cáo này, có thể thấy ngay, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang cũng như Ban Chỉ đạo thi tỉnh Hà Giang đã biết về hành vi sai phạm của ông Vũ Trọng Lương từ ngày 7.7, 5 ngày trước khi điểm thi được công bố (11.7) và dư luận phát hiện ra những bất thường trong điểm thi của thí sinh tại Hà Giang (12.7).
Tuy nhiên, trả lời báo chí vào những ngày đầu tiên dấy lên nghi vấn về điểm thi của tỉnh Hà Giang, ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang vẫn khẳng định, mọi khâu coi thi, chấm thi đều được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định, đồng thời được giám sát 24/24 nhưng không đề cập tới hành vi sai phạm của ông Vũ Trọng Lương đã được phát hiện từ ngày 7.7.
Tiếp đó, trong cuộc làm việc với báo chí ngày 14.7, ông Trần Đức Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Hà Giang, thừa nhận điểm thi tỉnh này bất thường, nhưng cũng không thông tin vụ việc của ông Vũ Trọng Lương và việc đình chỉ nhiệm vụ đối với ông Nguyễn Thanh Hoài vào ngày 12.7.
Đáng nói, theo báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Giang thì vụ việc sai phạm của ông Vũ Trọng Lương cũng đã được báo cáo về Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia tại Bộ GD-ĐT và Thanh tra Bộ GD-ĐT. Nghĩa là, Bộ GD-ĐT cũng đã biết về những hành vi vi phạm của ông Vũ Trọng Lương từ trước đó.
Tuy nhiên, trả lời Báo Thanh Niên vào ngày 13.7, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng khẳng định, Bộ GD-ĐT vẫn chờ kết quả báo cáo của Hà Giang rồi sau đó mới quyết định vào cuộc.”
Lẽ ra báo chí cũng phải có bài cho Bộ GD-ĐT tương tự như bài này, và thay dấu hỏi bằng dấu chấm than cho cả hai bài: “Hà Giang bưng bít sai phạm trước khi Bộ GD-ĐT vào cuộc vụ gian lận...” (vietnamnet.vn, 21/7/2018).
IV. Khi có luật “ANM” thì vụ “Hà Gian” sẽ chìm!
Đến đây, người viết chợt rùng mình, khi luật ANM có hiệu lực, cư dân mạng chùn bước thì sao nhỉ? Từ đó cho thấy: Vụ Hà Gian – Nếu luật ANM có hiệu lực thì... không lộ! Đây chính là một chỉ dấu cho thấy tác hại của ANM!
Rồi sau “Vụ Hà Gian” còn bao nhiêu là “Vụ Việt Gian” khác nữa, khi ANM có hiệu lực, cư dân mạng chùn bước thì sao nhỉ?
Trời ơi!
22.07.2018