Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Trần Chủ tịch - Dân Làm Báo

Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Trần Chủ tịch

Trần Dân Quang (Danlambao) - Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ tịch Trần Đại Quang không muốn nhắc lại thân thế của mình. 

Trước khi "nghe như sét đánh ngang tai, bác Trần đang liệt chuyển sang từ trần", chủ tịch có trăn trối với đàn em thân tín là phải tìm cho ra một tay viết phản động, có sao viết vậy, đúng sự thật 100% về cuộc đời sự nghiệp của chủ tịch. Do đó, mới lòi ra bỉnh bút này: Trần Dân Quang.

Chủ tịch Trần Đại Quang sinh ngày 12 tháng 10 năm 1950 chứ không phải là ngày 12 tháng 10 năm 1956 như đảng và nhà nước ta thường đăng tải. 

Lý do là Trần Chủ tịch muốn tiếp tục phục vụ, phục vụ mãi trong vị trí tốt nhất và cao nhất là Uỷ viên Bộ Chính trị. Vì thế từ nhiều năm trước, chủ tịch đã theo con đường của Hồ Chủ tịch, thay tên - đổi họ - thế luôn người là một phần của sự nghiệp cách mạng. Trần Chủ tịch đã chỉ đạo chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình là Đinh Văn Hùng ký văn bản xác nhận giùm cho chủ tịch trẻ đi 6 tuổi. 


Một lý do khác mà Trần Chủ tịch muốn đổi năm sinh là vì với năm sinh mới - 1956 và so với thời điểm chủ tịch trở thành học viên trường Cảnh sát Nhân dân vào tháng 7 năm 1972 thì chủ tịch chỉ mới ở độ tuổi 15 năm 9 tháng. Có nghĩa Trần chủ tịch là thần đồng. 

Vào tháng 10 năm 1972, ‘thần đồng’ chủ tịch tiếp tục vào học trường Văn hóa Ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là bộ CA) khi vừa tròn 16 tuổi. 


Tuy nhiên, tinh thần hy sinh phục vụ và tố chất thần đồng của người đã bị các thế lực thù địch, điển hình là bè lũ Dân Làm Báo, đã công bố cho dư luận chứng cớ ngày sinh tháng đẻ thật của Trần chủ tịch: 



Cũng từ đó mà các thế lực thù địch trong đảng ta, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo ngầm cho đồng chí Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính ký ban hành văn bản số 13-TB/TW vào ngày 17/08/2016 về việc xác định tuổi của đảng viên, âm mưu làm hại đến uy tín của Trần chủ tịch. 

Cuộc đời hoạt động của Trần Chủ tịch bắt đầu ngay từ sau ngày quân ta xâm lược VNCH thành công. Vào tháng 10, năm 1975 người đã là cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, Bộ Nội vụ. Liên tục cho đến khi chết người đã từng bước leo lên hàng Bộ trưởng Công an rồi Chủ tịch nước. 

Thế nhưng trong suốt thời gian đó, người đã có trong tay văn bằng Cao học Trung ngữ, Phó Tiến sĩ Luật học và được phong hàm phó giáo sư, rồi giáo sư. 

Trần Chủ tịch quả là thần đồng, tài cao học rộng, xứng đáng được xếp vào hạng danh nhân thế giới như Hồ Chủ tịch. 

Vào ngày 2 tháng 8 năm 2011 người được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để cử làm Bộ trưởng Bộ Công an, mở đầu cho một giai đoạn huy hoàng của ngành Còn Đảng Còn Mình. Dưới sự lãnh đạo của Trần Chủ tịch, các chiến sĩ công an anh hùng của ta đã có những chiến tích, được ghi lại bằng hình ảnh sống động như sau: 



Nhờ vào sự chỉ đạo nhiệt tình của Trần Chủ tịch mà các chiến sĩ công an anh hùng ta có một danh hiệu mới: "côn an"

Giống như Hồ Chủ tịch, Trần Chủ tịch luôn luôn coi trọng tình hữu nghị Việt-Trung. Người đã phát biểu “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng, quan hệ hữu nghị truyền thống “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Trong vai trò chủ tịch nước, khi tham dự diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” vào tháng Năm 2017, người đã khẳng định "chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng, chân thành mong muốn phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước Trung Quốc, đây là sự lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam." 

Trần Chủ tịch quả là học trò xứng đáng của Hồ Chủ tịch trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển tình hữu nghị Việt-Trung đời đời bền vũng.

Sự ra đi của Trần chủ tịch là một sự mất mát lớn lao cho đồng chí vợ, một thắng lợi vẻ vang cho đồng chí Tổng bí thư. Đây cũng là cơ hội cho đồng chí Nguyễn Thiện Nhân được đưa vào chức vụ chủ tịch bù nhìn của đảng. Nhưng theo ý kiến của đồng chí Tập Cận Bình và cũng theo hoài bão phục vụ nhân dân tốt nhất, có lợi nhất, được lòng các đồng chí "bạn" nhất, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng có ý muốn và ý định gánh vác thêm chức vụ Chủ tịch nước. 

21.09.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo