Nhân cái chết của TBT Đỗ Mười, xin nói về cung cách, tài năng và đức độ của lãnh đạo CSVN - Dân Làm Báo

Nhân cái chết của TBT Đỗ Mười, xin nói về cung cách, tài năng và đức độ của lãnh đạo CSVN

Ng. Dân (Danlambao) - Người ta nói: “nghĩa tử là nghĩa tận”. Chết rồi, mọi việc để cho qua, không nên bàn tán, bình phẩm, nói đến làm gì. Thật sự, theo đạo nghĩa thông thường là thế? Nhưng mà, đây là “nghĩa tử” của một cấp vị của đảng – không phải bình thường? – vì đối với đảng CSVN, chết đi vẫn là “sống mãi…”. Vì thế, nhắc nhở một đôi điều “tốt đẹp, nghịch thường”, thiển nghĩ cũng nên?

Lãnh đạo cộng sản đang lúc trị vì bao giờ cũng phải được cho là: anh minh sáng suốt, tài tình… và cũng có luật: không được nói xấu lãnh đạo. Nếu vi phạm có thể bị tù. Đối với đất nước VN ta trước giờ là như vậy?

Hồ Chí Minh là một điển hình. Từ xưa nay, HCM bao giờ cũng phải được ca tụng: một lãnh tụ toàn tài, cao dài đức độ, và một lòng hy sinh cho dân tộc (chẳng những người ta ca ngợi, mà chính “ông” cũng tự ca tụng ngợi khen mình?). Và lúc chết, xây lăng, đúc tượng, cho vào chùa để mọi người kính cẩn tôn vinh như là “bồ tát”? Tại sao họ (người CS) không nghĩ rằng phàm nhân, đã là người là “bất toàn” không ai hoàn toàn là tốt, là hay cả. Đó là một hành vi lừa mị, dối gian… là có tội?

Xin thưa, bài viết không nhằm bêu rếu, nói xấu “lãnh tụ”, chỉ xin muốn nói một sự công bằng, dựa vào những gì là thật.

Được biết, TBT Đỗ Mười xuất thân trong một gia đình trung bình nhà nông, xưa kia có lúc đủ ăn, có khi cũng bần hàn cơ cực. Giữa thời buổi khó khăn cuộc sống (thời thực dân đô hộ) phải đi làm nghề “hoạn lợn” để có mưu sinh, và cũng không có cơ hội học hành bao nhiêu?

Từ khi CS nổi lên, vời đường lối tập hợp “vô sản” bần hàn cơ cực để kết nạp phong trào. Thuộc thành phần vô sản ưu tú, từ đó Đổ Mười được trọng dụng cất nhắc. Qua bao tháng năm, dựa vào “tố chất” hung hăng tàn bạo mà dần dà được thăng quan tiến chức để lên làm lãnh tụ. Và với thành tích “kinh khủng bạo tàn”, nhất là lúc được trao quyền “đánh tư sản” miền Nam (sau ngày cướp miền Nam - VNCH). Một tên hung hăng và tham tàn vô độ. Câu nói nổi tiếng của ông là: "Miền Nam (VNCH gọi là nguỵ quân ngụy quyền) ta chiếm được thì bắt bọn “ngụy” bỏ tù (cho chết rục), vợ ngụy ta xài, con ngụy ta sai, và tài sản ngụy ta cướp hết (đại ý là vậy). Từ đó ông ta luôn nổi tiếng là một hung thần?

Hành động của ĐM là gây nên vô vàn tội ác (không thể liệt kê). Tài năng thì là giết chóc, và phẩm cách thì mạt hạng chẳng ra gì trong cử chỉ và lời nói. Ông làm tất cả là vì đảng? Xin được trích dẫn (một phần) qua bài viết “Vài nét ký ức về Đỗ Mười” của J.B. Nguyễn Hữu Vinh (02/10/2018) trên blog: (Đổ Mười, phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng đến dự và phát biểu tại trường ĐHXD tổ chức hội nghị khoa học năm 1984):

“…Đỗ Mười đến, lên bục phát biểu một hồi dài. Phong cách của ông ta là chém tay liên tục. Tôi ngồi dưới hội trường thấy ông nói chuyện, giọng khàn đục và chém tay lia lịa, không thể nhớ được nhiều. Tôi choáng khi nghe ông nói có những nội dung mà tôi không nghĩ là người như ông lại nói thế. Tôi chỉ nhớ mấy ý như sau:

· Tôi nhận được lời mời đến Đại học Xây dựng dự hội nghị, mà tìm mãi không biết nó ở chổ nào, mãi mới biết là mượn hội trường của Bách Khoa. Các đồng chí được nhà nước giao cho trấn giữ phía Nam thủ đô, phải xây dựng cao lên, không chỉ năm, bẩy tầng mà là mười tầng hoặc cao hơn nữa.

Ông hiệu trưởng nhà trường mừng rỡ vì những lời này, cả hội trường yên trí rằng trường mình sẽ được đầu tư đẹp hơn, tốt hơn.

Ông lại chém tay nói tiếp:

· Đảng và nhà nước hết sức quan tâm đến lĩnh vực xây dựng. Các đồng chí thấy vừa qua Hà nội mới mưa một trận đã ngập lụt khủng khiếp như thế chưa. Là những người xây dựng, chúng ta phải chú ý đến thủ đô, nâng nó lên, ao hồ lấp hết đi.

Cả hội trường cười như vỡ chợ. Là bộ trưởng xây dựng một thời gian dài, chẳng lẽ ông không biết rằng lấp ao hồ đi thì ngập lụt sẽ càng tăng lên? Quả thật là sau đó, Hà nội thi nhau lấp ao hồ thật và ngập lụt lại cứ triền miên như hiện nay.

Điều thứ hai ông nói về đội ngũ trí thức Việt nam, lại làm tôi chú ý. Ông nói:

· Chúng ta có đội ngũ trí thức hết sức đáng quý. Tình hình hiện nay là rất khó khăn. Các đồng chí tưởng tôi là phó thủ tướng chính phủ là sung sướng lắm à? Suốt ngày đi ăn xin, xin lương thực, xin viện trợ.

Cả hội trường lại cười nhưng những tiếng cười khác trước. Có lẽ là cái cười đau khổ nhất của một tập thể mà tôi thấy. Đỗ Mười nói tiếp:

· Anh Trường Chinh nói rằng, các giáo sư tiến sĩ của ta lương chỉ đủ sống có 15 ngày. Nhưng tôi tính chỉ đủ 7 ngày. Còn lại thì chúng ta nuôi lợn, chúng ta đi rửa bát thuê cho hàng phở, chúng ta trồng rau, tự túc lương thực để nghiên cứu khoa học. Thế đấy, chúng ta có đội ngũ khoa học, trí thức đáng quý như thế đấy. Nó như thép đã tôi, tôi đi rồi tôi lại.

Lại một lần nữa, hội trường cười như chưa từng được cười. Dưới hội trường xầm xì: Trí thức mà cứ phải đi rửa bát thì làm sao còn có thể nghiên cứu khoa học với chả học? Đói bỏ mẹ lo ăn chưa xong lại còn nghiên với cứu? Tôi thép chỉ tôi một lần chứ ai tôi đi rồi tôi lại…

Cả hội trường cứ râm rang và cười. Đỗ Mười thấy vậy cứ tưởng phía dưới hưởng ứng càng chém tay mạnh hơn.

Chợt Huỳnh Ngựa, một anh bạn cùng lớp đứng bật dậy đi ra. Hắn ra đến hiên nhà vừa đi vừa chửi: “Đm, chẳng có tướng mạo con c. gì”. Chúng tôi lại choáng vì công an cả đàn cả lũ đang đứng gần đó nhìn theo. Có lẽ anh ta cũng như chúng tôi đã gặp con người thực tế của một lãnh đạo đất nước không như những gì chúng tôi được nghe, được tuyên truyền xưa nay nên anh ta thất vọng.

Lần gặp trực tiếp Đỗ Mười ấy, đã làm xáo trộn trong tôi về hình ảnh một lãnh đạo đất nước không như tôi nghĩ, không như tôi nghe, cũng tầm thường và thiếu hiểu biết chứ không như những ông Thánh trong chuyện cổ tích chúng tôi vẫn được tuyên truyền.

Khi tôi về công tác tại Viện thiết kế Bộ Giao thông, thỉnh thoảng chúng tôi được nghe về những câu chuyện của các lãnh đạo quốc gia bởi những người đã gặp, những câu chuyện họ đã nghe. Những câu chuyện về đời thực của các lãnh đạo, đều như những câu chuyện phản động nào đó, ít ai dám nói công khai.

Một lần, nói đến những nhà lãnh đạo, một chị trong phòng kể:

Ông chồng chi, một lần đi công tác với Đỗ Mười, về nhà thấy thì thầm với chị. Đúng là tay Đỗ Mười này ăn nói cục súc thật, như thằng ngoài chợ. Chị hỏi chuyện gì, ông kể rằng hôm nay, đi cả đoàn cùng với Đỗ Mười thăm nhà máy dệt Nam Định. Đến chổ dệt, có một bộ phận cuốn sợi hay chỉ gì đó ông cũng không rõ. Đỗ Mười hỏi: Đây là cái gì thế? Sau khi được giải thích đây là bộ phận nọ kia trong quá trình dệt vải. Đỗ Mười nói một câu: “Nhìn như cái l. đàn bà ấy”. Cả đoàn choáng và ông cũng choáng về cách ăn nói của lãnh đạo đảng và nhà nước trước cả đoàn cán bộ cao cấp.

Ông Kiến trúc sư kể lại: Hồi tôi thiết kế phương án Trụ đầu cầu Thăng Long, sau khi thiết kế xong thì phải đến thông qua Đỗ Mười, nhưng không thể gặp ban ngày mà người ta bố trí buổi tối gặp ông ấy tại nhà. Chúng tôi đến quần áo chĩnh chiện nghiêm trang như đi hội nghị. Đến nhà, ông ấy bận một bộ quần áo ngủ tiếp khách. Ngồi nghe chúng tôi trình bày phương án xong ông phán mấy câu: Phải hiện đại, phải dân tộc, phải đáp ứng yêu cầu nọ kia của tình hữu nghị Việt – Xô… nghe xong chúng tôi ra về mà không hiểu cần làm như thế nào để đáp ứng tất cả những yêu cầu ấy. Chán.

Những câu chuyện tôi trực tiếp thấy và nghe về Đỗ Mười từ những con người cụ thể đã từng gặp là có thế. Sau này, khi mạng Internet đã vào Việt Nam, tôi mới hiểu hơn về thân thế, xuất thân cũng như những hành động, những mặt đằng sau của các lãnh đạo đất nước không như những lời mà hệ thống tuyên truyền đã bơm vào đầu cả dân tộc này bao nhiêu năm qua.

Tôi đã đọc Hồi Ký của Đoàn Duy Thành, hiểu rõ hơn về chân dung Đỗ Mười, về những kế hoạch tàn bạo, man rợ của tư duy cướp bóc bất chấp luật pháp và lẽ phải của ông ta trong những quyết định, những chỉ thị khi làm lãnh đạo. Tôi ấn tượng về câu chuyện khi ông đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng, nhìn thấy ngôi nhà hai tầng của một thủy thủ tàu viễn dương bên đường, ông ta hỏi nhà thằng nào mà đẹp thế. Sau đó ông chỉ thị tịch thu tất cả những nhà cao tầng của bất cứ người dân nào để làm công sở, làm nhà trẻ không cần biết xuất xứ.

Tôi cũng thấy hiện lên qua đó, hình ảnh chân thực hơn về một trong những lãnh đạo xuất thân từ tầng lớp thất học và những hạn chế về kiến thức nhưng được giao quyền lực lớn đã để lại những hậu quả to lớn như thế nào đối với đất nước, dân tộc này.

Tôi cũng đọc nhiều về những việc làm, lời nói và cách lãnh đạo, bè phái trong đảng khi chọn người làm lãnh đạo đất nước như lời Đỗ Mười: “Nó lật tao thì tao lật nó”.

Và rồi hệ thống tuyên truyền với tư duy nói mãi thì sự dối trá cũng thành sự thật, tôi nghe một sư quốc doanh như Thích Thanh Hiền ca ngợi Đỗ Mười là “Bồ tát thị hiện” mà ngao ngán cho một tôn giáo đã bị lũng đoạn khủng khiếp như Phật giáo quốc doanh ngày nay.

Đặc biệt, tôi nhớ hình ảnh Đỗ Mười trong cái gọi là Hội nghị Thành Đô với Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam với bản mật ước mà đến nay đảng CSVN vẫn giấu diếm như một điều gì đó khủng khiếp dù nó liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc, của đất nước Việt Nam này. Người ta đồn đoán, người ta lên án sự bất minh đó.

Bởi thường những gì phải lén lút, giấu diếm một cách bất minh thì thường là sự bất chính.

Một đất nước, một dân tộc mà đưa sinh mạng, tương lai cũng như tất cả mọi thứ của cả trăm triệu con người giao vào tay một cái đảng với những lãnh đạo như thế này, thì tương lai sẽ về đâu?
Câu hỏi không khó trả lời cho lắm.

Hôm nay, Đỗ Mười đã trở về cát bụi như một quy luật tất yếu của tạo hóa. Liệu ông ta được xây lăng to, mộ lớn thì có làm yên lòng dân, có làm cho con cháu và họ hàng được tự hào?

Hãy nhìn những phản ứng của người dân trên mạng xã hội, ngoài quán nước và trong lòng dân thì sẽ hiểu.

Nhất là nếu là người tin có đời sống tâm linh thì liệu Đỗ Mười có được thanh thản nơi chín suối khi có thời gian để ngẫm lại những việc của mình đã từng làm trên đời này khi sống một kiếp người? (J.B Nguyễn hữu Vinh).

Và rồi, các lãnh tụ khác thì sao? Trong phạm vi bài viết cũng chỉ xin nêu lên một ít tượng trưng. Vì nếu sưu tra tìm hiểu (những cái tầm “cao” và tệ hại) thì vô số - nếu nhã ý, xin các comment đóng góp.

- Trường Chinh: Trường Chinh Đặng Xuân Khu, nổi trội và tiếng tăm nhất là đem mẹ mình ra đấu tố cho phải xấu hổ mà tự tử (trong CCRĐ).

- Lê Duẩn: Một “anh hùng?” với lắm mưu gian, kế độc, đã từng hạ gục rất nhiều đối thủ xét thấy tài trí hơn mình, (không loại trừ HCM và Võ đại tướng). Một tay cũng lắm vợ, nhiều “em” (các “sơn nữ trường sơn” và “cháu gái miền Nam” chờ ra thăm bác). Một lãnh tụ lừng lẫy “đem dân đen nướng vào lửa đỏ” - Một cuộc chiến chết trên hai triệu người để giành “chiến thắng” (thắng Mỹ khi Mỹ đã rút đi). Mà “ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung quốc”, để cho dân tộc còn lại mang món nợ ngập đầu… không sao trả hết…

- Phạm Văn Đồng: Một thủ tướng lâu nhất, cố lì nhất, và giao bán nước hăng nhất.

- Nguyễn Văn Linh: Một thời xứng danh là TBT với biệt hiệu “NVL”, sau cái thời mà đất nước khô cằn (sau chiến tranh) và người dân đói nhất (ăn đôn khoai củ, bo bo…) Phải đổi mới hay là chết, với quyết tâm “NVL” - người ta tưởng “Nói Và Làm”. Nhưng không! Là “Nguyện Vâng Lời” - sẵn sàng nguyện giao đất nước cho Tàu, qua Hiệp Ước Thành Đô (1990). Và câu nói để đời là: “Tôi cũng biết rằng dựa và Trung quốc là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng”.

- Lê Đức Anh: Tướng chột, với bao thành tích lẫy lừng. Lúc đầu là làm công cho giặc (cạo mủ cao su đồn điền Pháp). Sau làm “tướng cướp” (cướp trong nước và nước bạn Campuchia). Thành tích bia miệng để đời là: Ra lệnh “không được nổ súng”, đem lính Ta cho giặc Tàu (làm bia) hạ sát ngoài hải đảo (Đảo Gạc Ma, tháng 4/1988: 64 chiến sĩ vùi thây nơi biển cả)

- Lê Khả Phiêu: Gái và gái. Một tên xấu trai mê gái. Một TBT qua Tàu sập bẫy gái Tàu “Trương Mỹ Vân” (Cheng Mei Wang), sanh ra “cục nợ”, phải về dâng đất (biên giới) vùng biển (Vinh Bắc bộ) để trừ.

- Nông Đức Mạnh: Đứa con rơi của “cha già dân tộc”. Cũng mê gái và thích “ấu dâm” như cha? Sống rất đế vương (nhà dát vàng như cung điện). Lấy vợ của con trai mình làm vợ. Gây nên nhiều chuyện… động trời: Rước Tàu vào để dâng nạp vùng Tây nguyên bô xít?

- Phan Văn Khải: “Đù má, nghiêm… Chào cờ… chào”! Sân cờ vang lên bài “Tiến quân ca”, trong một buổi sáng chào quốc kỳ, mọi người phải đau cái bụng mà cố kềm nén tức cười. Có cả lãnh tụ Sáu Búa tham dự. Phan văn Khải, một thủ tướng nông dân vùng Củ Chi “thành đồng tổ quốc”, có cái tật “chữi thề” không bỏ được. Lần công du qua Mỹ, như “mán về thành”. Trên đất nước văn minh, cái gì cũng lạ. Truyền hình quay phim, ống kính chỉa vào làm thủ tướng cứ … run, thường thọc tay vào tùi (quần) cho đở vướn. Tổng thống W. Bush đưa tay bắt mà tay thủ tướng còn kẹt mò mẫm… “bác Hồ”. Thật là tội cho ngài thủ tướng. (Theo TL từ google, bài viết của Lê Nhân, tựa đề: “Phan văn Khải, từ bàn tay nhuốm máu đến bán nước”).

Và đặc biệt nhất là hai vị lãnh tụ “sáng chói” của ngày hôm nay: Nguyễn Phú Trọng (lú) và Nguyễn Xuân Phúc (niểng). Người ta bảo Nguyễn xuân Phúc là một dị tướng. Đã là “dị” thì tức hẳn là “tài”? Hình dạng có khác thường, nhưng tài ăn nói thì cũng rất là dị hụ: Sờ, Lờ, Cờ, Vờ Nờ… Đi khắp đất nước, tìm khắp năm châu không có được người thứ hai như vậy. Vì thế mà ngài thủ tướng rất nổi trội trong mỗi lần công du, dự hội nghị nước ngoài – cái dáng cười “cầu tài” theo kiểu “xin quà” trẻ nít. Và mới đây là nổi trội nhất trong lần phát biểu tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc (25/9/2018). Mà trong nước báo chí lên “tít” rất nổi: Cả thế giới thán phục và đánh giá cao phát biểu của thủ tướng Nguyễn xuân Phúc? Thật là một vinh hạnh cho dân tộc đất nước VN ta: Theo video you tube (của nước ngoài), lúc ngài thủ tướng VN phát biểu trong một hội trường có 193 quốc gia tham dự, người ta đếm được: 20 người, trong số này, có trên phân nữa đang chơi game (bằng IPhone) và vài cử tọa ngủ gục. Thủ tướng nhà ta “gục đầu mò mẫm” bằng cách đọc từng chữ và dùng tay chấm nước bọt để lật sang trang. Hình ảnh và khung cảnh thật rất tuyệt vời. Hoan hô, chúc mừng “thành công” của ngài thủ tướng.

- Nguyễn Phú Trọng: TBT đảng CSVN, một lãnh tụ “quang vinh”, một “anh tài” cái thế, một vĩ nhân lừng lẫy? Ông vừa có lời phát biểu (trong lần họp BCT kỳ 8?): “Giao hảo Trung quốc-Việt Nam chưa bao giờ tốt đẹp như hôm nay”? Nhờ tài “kinh bang tế thế” và đường lối ngoại giao không để cho địch tốn công sức chiếm lĩnh đất nước ta, ông rất tự hào trong một lần rao giảng: “cứ để phải tranh chấp, làm sao ta có được yên ổn mà ngồi họp như hôm nay”. Ông thường hay sang Tàu và mang về một lô hợp tác, hợp đồng làm ăn ký kết. Toàn là: “hai bên cùng có lợi” - giữa Ta và Tàu. Và đàn anh TQ đã hứa bảo bọc, lo toan mọi thứ cho dân tộc VN?

Tuổi đời đã cao, nhưng ông còn sung sức? Tuổi cao, tài trí càng cao? - Một giáo sư tiến sĩ. Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa qua đời, ông có ý sẵn sàng “hy sinh?” kiêm nhiệm thêm một chức nữa - nhất thể hóa - lưỡng toàn (vừa TBT vừa CTN). Và ông khuyên mọi người cần nên “sáng suốt” giữa lúc tình trạng đất nước khó khăn hôm nay. Và tập thể (BCT) đã rất “sáng suốt” đồng ý 100%. Chỉ còn chờ toàn dân (mà đại diện là QH) hợp bàn biểu quyết?

Người ta nói ông cực kỳ tham quyền cố vị. Năm nào ông đã nói: “hợp lại hai chức vị: TBT và CTN cho một người là to quá. Ai mà cản được? Bây giờ chính ông lại muốn như thế (dành cho ông). Tại vì đất nước trước lâm nguy? Tư cách, tài năng và đức độ của Nguyễn phú Trọng như thế nào, mọi người đều rõ. Xin không cần để bàn thêm.

VN - đất nước, dân tộc sẽ về đâu?

Nhìn vào đất nước VN ta hôm nay, hẳn mọi người đều thấy. Không ai có thể nhẫn tâm mê ngủ để không nhìn thấy rõ đất nước ta hôm nay:

-Người Tàu (là địch, là thù chứ không phải là bạn) lan tràn khắp nước.

-Tài nguyên cạn kiệt, kinh tế suy sụp, nợ nần (nợ công) chồng chất.

-Dân tình khốn khổ, đói nghèo. Cướp bóc tràn lan, và tệ nạn tham nhũng, tham ô đều khắp.

-Chất độc, đồ độc, thực phẩm độc, cái gì cũng độc. Bệnh hoạn hoành hành gia tăng.

-Biển đảo mất dần. Dầu mõ cũng cạn mất (cùng khai thác chung cái của ta là coi như ta không còn có nữa).

-Mọi vùng lãnh thổ cho thuê mướn, đầu tư, đặc khu kinh tế dài hạn (99 năm), thì coi như mất - nước mất.

Một đất nước với mọi thứ chỉ biết trông chờ vào TQ, và người TBT/CTN Nguyễn phú Trọng đang lo toan việc “cứu nguy” này - Bằng cách đem dâng cho Tàu cộng ?

Đất nước, dân tộc VN ta sẽ về đâu? Câu hỏi đang được QH nước CHXHCHVN (là đảng chứ không đại diện cho dân) trả lời vào kỳ họp tới (có thể vào ngày22/10/2018?) với trên 400 cái đầu đang ngủ gật – (ngủ và… gật) - đồng ý 100% để cho một “ông vua” lo việc cứu nguy đất nước?

Vô Thần hay Hữu Thần?

“Bình thường Trời Phật không tin – Có chuyện thình lình vái lạy tứ tung”. Cộng sản là “tam vô”, xưa nay là chủ trương đường lối “Vô Thần” – không thánh, không thần, không có Trời, Phật, Chúa…? Vậy mà, bây giờ thấy ra thay đổi. Nghe nói thủ tướng Phạm văn Đồng, trước ngày chết, vô chùa xin qui y? Và bây giờ: Đoàn tăng ni (hằng mấy trăm) vào nguyện cầu tang lễ Trần Đại Quang. Cầu an siêu độ cho TBT Đỗ Mười? Hình ảnh Trần Đại Quang (lúc chưa chết) dập đầu vào phiến đá “hồng ân”? ở một chùa Phật? Và vợ chồng Nguyễn Tấn Dũng cũng xếp bằng ngồi đảnh lễ vái vang trong chùa. Và còn… còn nhiều lãnh đạo CS “vô thần” khác nữa? Nhất là tượng Hồ Chí Minh vào đặt trong chùa. Để chi? Cái xác khô từ bao năm trong lăng không ai đem đồ cúng bái, đói quá phải vô chùa để mà “khất thực” nhờ của bá tánh cúng dường?

Rõ là có sự ngược đời và thay đổi? Phải thay. Phải đổi. Vì là tự thân Cộng sản không còn? Chỉ có còn chăng là lai căn, lai tạo? Chẳng hạn như: "Kinh tế thị trường" có định hướng hôm nay?

“Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt. Trọng ngân bạc phúc, sản tất vong”.

Trong vài ngày nay, có tin (từ cung đình) xì ra là Nguyễn phú Trọng đã bị đột quỵ phải vào bệnh viện? Và sau đó, lại loan tin: đột tử? Chuyện có không thì không rõ được vì là tin “bí mật quốc gia”? Nhưng dù sao, đây cũng là “điềm”. Nếu “vô thần”, không tin thì không phải sợ? Còn “hữu thần”. Tin vào huyền cơ, linh diệu? Cũng là đáng sợ, đáng lo?

8/10/2018 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo