Thành Đỗ (Danlambao) - Một chuyến tầu sắp chuyển bánh khởi hành, mang theo một trật tự mới về kinh tế và địa chính trị thế giới cho thế kỷ. Xin đừng tiếp tục khờ khạo để bị tách rời và bị bỏ lại tại nhà ga vắng Marx Lenin khi không còn ai tại đó.
Vì sự cần thiết phải có một trật tự toàn cầu mới cho 50 năm sắp đến nên sự sắp xếp, chuẩn bị và đặc biệt là xóa bỏ toàn bộ hậu quả các ý thức hệ lỗi thời từ thế kỷ trước còn sót lại trên một vài nước. Chúng ta đang chứng kiến sự hình thành một cục diện mới mà tôi mạn phép gọi “một trật tự mới” mà qua hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP chúng ta nhận diện được sự hình thành của nó.
Cục diện thế giới sẽ thay đổi từng ngày và đặc biệt tại Châu Á Thái Bình Dương, nơi mà con đường huyết mạch vận chuyển kinh tế thế giới của hơn 4 tỷ người, 5000 tỷ US$, từ bờ tây của châu Mỹ gồm Chili, Peru, Mexico và Canada hay bờ đông của Châu Á gồm: Brunei, Singapore, Malayia, Nhật bản, Việt Nam và 2 đảo quốc Thái Bình Dương mạnh về kinh tế là New Zealand và Australia.
Ngoài ra, còn có một số quốc gia khác cũng đã ngỏ ý muốn tham gia trong tương lai gần gồm: Colombia, Philippine, Thailand, Indonesia, Đài Loan và Hàn Quốc Trường hợp của nước Mỹ hơi đặc biệt, Mỹ rồi cũng sẽ gia nhập TPP sau khi nhiệm kỳ của Trump sẽ kết thúc vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, tuy nhiên nếu ông có đủ điều kiện để ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai thì sẽ kéo dài đến 20 tháng 1 năm 2025.
Người Mỹ, tuy đã tạm thời quyết định rời xa TPP dưới triều đại của ông Trump nhưng Mỹ sẽ không thể làm ngơ vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh về kinh tế và quân sự của Mỹ.
Tuy thường xuyên đem các quyết sách của ông Obama ra diễu cợt nhưng ông Trump chưa hé môi một lời nào về cuộc diện xoay trục về Châu Á Thái Bình Dương của ông B.Obama, bởi lẽ vì đó là một quyết sách lâu dài để đưa các nước đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tự do mậu dịch do Mỹ đứng đầu; khôi phục vị thế, vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ.
Mọi chuyển động và thay đổi trên toàn cầu từ xưa đến nay đều có nguồn gốc từ kinh tế. Định luật này sẽ không bao giờ thay đổi.
I. Quan hệ Mỹ – Trung xấu dần đi
Từ đầu năm 2018, cục diện tại Châu Á Thái Bình Dương nóng dần lên bởi các quyết sách không nhân nhượng đến từ nhà trắng Gần đây thôi, ngày 30 tháng 10, vị tư lệnh hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, ông John Richardson, đã phát biểu trong một chuyến viếng thăm Jakarta, Indonésia: “Mỹ và Tàu cộng sẽ còn “gặp nhau” nhiều trên các biển lớn và Tàu cộng không thể ngăn cản tự do hàng hải của Mỹ trên bất cứ nơi nào trên thế giới” . Qua câu nói trên, vị tư lệnh hải quân Mỹ đã gởi đi một thông điệp là nước Mỹ đã sẵn sàng và sẽ xử dụng sức mạnh để đối đầu với sự hung hăng của Trung cộng trên biển đông và biển Hoa Đông, cũng như tại eo biển Đài Loan mà qua đó, bà Thái Anh Văn dưới sự chống lưng của Mỹ, đã nhiều lần hăm dọa sẽ trả đũa khốc liệt nếu Tàu cộng tiến hành cuộc xâm lăng Và cũng gần đây thôi, vài ngày trước đó, ngày 25 tháng 9, trước hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ D.Trump cũng đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia hãy liên kết với Mỹ để chống lại xã hội chủ nghĩa mà ông đánh giá đó là một bi kịch của nhân loại và ông cũng đã cho rằng việc “thử nghiệm” CNXH đã “tạo ra qúa nhiều đau khổ, tham nhũng và phân rã”, đồng thời kêu gọi “tất cả các quốc gia trên thế giới nên chống lại chủ nghĩa xã hội và đau khổ mà nó gây ra cho mọi người”.
Chủ nghĩa bi kịch của nhân loại hiện thời chỉ còn lại trên một vài đất nước Tàu cộng, Venuzuala, Việt Nam và Triều Tiên (đang thay đổi dần) Cuba (đã tuyên bố từ bỏ) và Lào, cũng như một vài đất nước nhỏ bé nghèo đói tại Phi châu và tất cả đang tìm cách tạo một thế đứng và tính chính danh khi bị cả thế giới xem là một chính thể bạo tàn, độc tài, toàn trị và dã man đối với các quyền tự do cơ bản nhất của loài người Ai ai cũng nhận thấy, Ông Trump đã thực hiện những bước tiến mới để đưa các “bi kịch của nhân loại” vào tầm nhắm như: - Cuộc chiến thương mại đã nổ ra từ đầu năm 2018 và đã gây khá nhiều tổn thất, làm suy yếu kinh tế và thị trường chứng khoán Tàu, cũng như khóa chặc sự phát triển rầm rộ của chiến lược một vành đai một con đường của Tập Cận Bình - Mỹ lên án và khóa chặc cửa cho các kế hoạch của Tàu cộng như sinh viên gián điệp, doanh nhân đầu tư xâm nhập các sản phẩm trí tuệ nhắm đến các công ty phương tây trên toàn thế giới - Mỹ rút ra khỏi hiệp ước INF 1987 về hỏa tiển hạt nhân tầm trung với Nga vì Nga thi thường xuyên vi phạm hiệp ước và Tàu cộng thì đứng ngoài hiệp ước - Cùng phương tây, Nhật, Úc và Ấn Độ, triển khai càng lúc càng nhiều các chuyến hải hành xuyên qua biển đông và trong vòng 12 hải lý các đảo bồi đắp trái phép để phá vỡ mưu đồ xâm chiếm 90% lãnh hải ở biển đông của Trung cộng - Kêu gọi sự thoái vốn và rút về Mỹ các công ty đã đầu tư lâu năm tại Trung cộng - Thường xuyên ghi nhận và công bố các vi phạm về công ước quốc tế về biển - Chính quyền Trump cũng đã công bố gần đây rằng họ sẽ rút khỏi công ước bưu chính quốc tế đã tồn tại 144 năm tuổi, hiệp ước bưu chính quốc tế cho phép các nước như Trung cộng vận chuyển các gói hàng đến Mỹ với mức giá thấp nhất Quá nhiều và càng lúc càng có những quyết sách của chính quyền Trump nhằm đảo ngược vòng quay kinh tế và tạo lại một thế trận mới, một trật tự mới, cho kinh tế thế giới và một bình đẳng mới cho địa chính trị theo các tiêu chuẩn của phương tây, thể theo công ước quốc tế về luật biển, nơi mà Trung cộng liên tục chà đạp từ hơn 20 năm nay khi bồi đắp các căn cứ và mang ra đó các thiết bị quân sự quan trọng để đe dọa các nước láng giềng về đe dọa tự do hàng hải.
Xin nói thêm là cục diện thế giới cũng đang dần thay đổi tại Trung đông, chúng ta đã thấy ngày 26 October, thủ tướng Israel, ông Benjamin Natanyahu đã viếng thăm các nước Á rập trong vùng, đây là cuộc viếng thăm duy nhất của Israel đến các nước Arập trong vùng từ 1996, một chuyến viếng thăm đánh dấu sự thành công của chính quyền Trump, nơi mà nhiều đời Tổng thống Mỹ đã thất bại. Sự thành công còn có mang một ý nghĩa lớn là chính Israel sẽ thay Mỹ tại Trung Đông để khóa chặt các bước tiến của Nga và Iran tại Syria để người Mỹ rảnh tay mà lo cho cuộc chiến đa chiều và khó khăn trên biển đông và Thái Bình Dương: Chiến tranh thương mại, môi trường, chiến tranh mạng, và chiến tranh không gian và rất có thể cuối cùng phải có một chiến tranh quy ước để tạo ra một trật tự mới cho kinh tế và địa chính trị tại vùng này Trong trật tự mới này, hoặc là Tàu cộng sẽ phải chấp nhận luật chơi mới, chấp nhận mất biển đông, cũng như chấp nhận Đài Loan độc lập để đổi lấy một chỗ đứng tiếp tục trong WTO hoặc sẽ bị tách rời WTO để chỉ còn buôn bán được với các nước nhỏ tại châu phi, Nga và Iran. Trong cả hai trường hợp trên, chiến lược “một vành đai, một con đường” xem như chấm dứt. Bao nhiêu đầu tư cho chiến lược này từ hơn 10 năm qua của Trung cộng sẽ là một mất mát cực lớn cho chiếc ngai vàng Tập Cận Bình Khi chưa đủ mạnh thì không nên khoe cơ bắp với một anh Mỹ như Donald Trump.
II. Thế đứng của đảng CSVN trong trật tự mới
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin hướng tầm nhìn đến thế đứng của đảng CSVN trong thế giới ngày mai, khi mà sự chọn lựa ngả theo Tàu cộng ngày càng rõ rệt để chống lại liên minh “Kim Cương” Mỹ, Úc, Nhật và Ấn Độ. Ngày 15/11/2018 vừa qua, VN đã tái khẳng định việc ngã theo tàu cộng qua tiếng nói của đại sứ Việt Nam tại Ấn, ông Phạm sinh Châu: Chúng tôi không muốn thấy bất cứ liên minh quân sự nào tại biển đông bởi vì chúng tôi tin nó không có lợi cho an ninh khu vực.
Rõ ràng và ngây thơ đến khờ khạo việc đảng CSVN đang cố ra sức để bảo vệ bạn vàng trước sức ép của phương tây về tự do hàng hải và an toàn biển đông tuy đã mất gần như toàn bộ biển đảo Hoàng Sa và phần lớn tại Trường sa vào tay thằng anh tham lam phương bắc. Tại sao họ làm như vậy?
Ai ai cũng thấy là trước các dã tâm xâm phạm nghiêm trọng vào vùng trời và biển từ nhiều năm qua, chiến lược duy nhất của đảng CSVN mà ta có thể tóm gọn trong hai câu mà họ thường xuyên xử dụng gây cơn bảo dư luận: Quan Ngại và Quan ngại sâu sắc.
Giới quan sát thế giới thì lại cho rằng qua lời tuyên bố của ông đại sứ Phạm sinh Châu, đảng CSVN, bất chấp bị dân chửi là hèn nhục, mục đích mong đợi là tiếp tục được tàu cộng hà hơi về kinh tế trong lúc quá khó khăn túng quẩn vì nợ công và nợ đáo hạn, người dân thì mất niềm tin vào bộ máy đảng nên chính sách huy động 500 tấn vàng trong dân thất bại thê thảm và họ bị bắt buộc phải nhắm mắt về việc mất đảo, mất biển, ngư dân bị bắn giết hằng ngày trên biển đông do yếu tố Trung cộng mà nhắm đến mục đích chính là cứu đảng, cứu ngai vàng của triều đại Nguyễn Phú Trọng ngay cả phải hy sinh chủ quyền quốc gia về lâu dài.
Sự phản ứng của đảng CSVN sau làn sóng phản đối Dự luật Đặc khu trong thời gian qua đang được dư luận theo sát qua các bản án khá dã man dành cho người đi biểu tình đã thể hiện quyết tâm của đảng là sẽ bằng mọi giá, quốc hội phải thông qua luật về 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trong năm 2019 theo các yêu sách của Tàu bởi quốc hội Việt Nam chỉ là cánh tay nối dài của đảng và đảng đang đút đầu vào chiếc vòng kim cô Trung cộng. Sự lệ thuộc về kinh tế sẽ đưa đến lệ thuộc về chính trị và toàn vẹn lãnh thổ cho dù đó là một gia đình hay một quốc gia.
III. Kết luận
Cả thế giới đều biết và biết rõ, không ai còn ngạc nhiên về chuyện đảng CSVN, từ ngày thành lập đến nay, họ xử dụng ngoại giao “đu dây” như quốc sách, bất chấp thể diện quốc gia, nuốt lời và gian xảo, họ lừa lọc để đạt đến mục tiêu, họ còn có lúc tự xem đó là “đỉnh cao trí tuệ” nhưng dưới con mắt của thế giới không cộng sản thì đó chỉ là trò lật lọng và lường gạt rẻ tiền ngu ngốc. Ngày nay, quốc sách đu dây này sẽ không còn lường gạt được ai nữa Việt Nam tham gia vào TPP nhưng sau lưng sẽ do bàn tay lông lá của Tàu cộng giật dây và điều khiển, một cửa ngõ để Tàu cộng tham gia gián tiếp vào TPP và chiêu bài này sẽ không lường gạt được ai, sẽ bị lật tẩy một ngày gần thôi. Trong cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đang vào giai đoạn kết, không thể tránh khỏi một kết quả khá thê thảm cho khối cộng sản giả hiệu còn sót lại, Tàu cộng sẽ phải quy phục vô điều kiện cái gọi là “Một trật tự mới” thì chỗ đứng nào dành cho một Việt Nam lật lừa gian xảo ngoài việc bị sát nhập vào Tàu như một tỉnh lẻ phương nam dù muốn hay không. Thế giới sẽ làm ngơ và đứng nhìn anh em nó giết nhau.
Một sự chọn lựa khôn ngoan hơn, dứt khoát hơn, trong lúc này sẽ tránh cho dân tộc khỏi họa diệt vong mà viễn ảnh hình như không còn xa nữa.
Dự thảo hiến pháp mới của Cuba đã tuyên bố xa rời ý thức hệ cộng sản. Ông Homero Acosta, quốc hội Cuba cho hay bản Hiến pháp mới này bao gồm công nhận sở hữu tư nhân - điều vốn bị Đảng Cộng sản kỳ thị suốt một thời gian dài, coi như một tàn tích của chủ nghĩa tư bản. Chuyến tầu về một trật tự mới sắp sửa chuyển bánh, ai ơi, xin đừng tiếp tục khờ khạo để bị tách rời và bị bỏ lại tại nhà ga vắng Marx Lenin khi không còn ai.
Cuba đã tỉnh ngủ trong khi Việt Nam thì vẫn còn tự bịt mắt chạy theo anh Tập, bất chấp sự tồn vong của dân tộc.
Thành Đỗ Cựu kỹ sư công nghệ quốc phòng Pháp