Luân Đôn, tháng Hai, 1969
Năm ngoái một nhà cách mạng cộng sản Nam Mỹ thăm viếng Bắc Việt và có một loạt các cuộc phỏng vấn dài với Hoàng Quốc Việt, một trong những nhà lãnh đạo cấp cao của Bắc Việt. Trong nhiều câu hỏi ông ta hỏi có câu hỏi này: " Ông đã thực hiện thành công cuộc cách mạng ở Việt Nam: Chúng tôi đã cố gắng nhiều lần ở Nam Mỹ, nhưng lần nào chúng tôi cũng thất bại. Tại sao? Nền tảng thành công của ông là gì?"
Những câu trả lời của Việt được tóm tắt trong rất nhiều ghi chép mà tôi hiện đang có, và những ghi chép này làm sáng tỏ rất nhiều điều. Ông nói: " Trước tiên, để tiến hành một cuộc cách mạng thành công, ông phải làm cho toàn dân tham gia. Thật vô ích khi chỉ có một mình Đảng Cộng sản cố gắng thực hiện cách mạng. Để cho toàn dân tham gia ông phải nghĩ ra một cương lĩnh cách mạng bao gồm những mục tiêu mà sẽ lôi cuốn toàn dân. Điều này bắt buộc phải phân loại dân chúng theo giai cấp, nghiên cứu quyền lợi của mỗi giai cấp, và xây dựng một cương lĩnh từ những gì chung cho tất cả các giai cấp.
"Cương lĩnh bắt nguồn từ đấy hầu như không có chủ nghĩa Marx-Lenin cho nên là người cộng sản cách mạng ông có thể không thích điều này, nhưng ông phải thực hiện cương lĩnh ấy nếu ông còn có chút hy vọng thành công. Đây sẽ được gọi là Cương lĩnh Tối thiểu.
"Trong thời kỳ Pháp đô hộ Việt Nam hình thành một cương lĩnh không khó. 'Cương lĩnh tối thiểu' của chúng tôi kêu gọi chấm dứt chế độ cai trị của Pháp và thiết lập nền độc lập dân tộc, nhờ vậy đã lôi cuốn được tất cả mọi người."
"Cương lĩnh tối thiểu" giành được sự ủng hộ của quần chúng và rồi cách mạng có thể bắt đầu, dưới sự chỉ huy và kiểm soát bí mật của Đảng Cộng sản nhưng làm ra vẻ là cuộc khởi nghĩa toàn quốc tự phát. Theo Hoàng Quốc Việt, khi cách mạng đã đạt đến một giai đoạn nào đấy thì Đảng Cộng sản cần thiết phải công khai nắm quyền kiểm soát phong trào. Đảng thực hiện điều này bằng cách chuyển từ "cương lĩnh tối thiểu" sang "cương lĩnh tối đa" mà có nghĩa là chỉ cần thêm vào những mục tiêu cộng sản không thể lầm lẫn được vào "cương lĩnh tối thiểu" ban đầu.
Đến lúc này phần lớn dân chúng đã một lòng quyết tâm theo cách mạng, nhưng những người khác có thể không muốn đấu tranh cho những mục tiêu cộng sản. Để duy trì sự ủng hộ của họ, những mục tiêu ban đầu của cách mạng phải được duy trì. Nhiều người chống chủ nghĩa cộng sản tất yếu sẽ rời bỏ phong trào, nhưng thiệt hại có thể giảm đến mức tối thiểu bằng cách chỉ ra rằng cách mạng vẫn còn cố gắng đạt được những mục tiêu ban đầu và bằng cách kêu gọi họ không giúp đỡ kẻ thù.
Khi chiến thắng quân sự đạt được, như chống Pháp ở Điện Biên Phủ, mặt trận dân tộc thống nhất vẫn còn tồn tại. Những thành phần kết thành mặt trận đã được đánh giá về mặt giai cấp xã hội, và Đảng Cộng sản nắm quyền cũng đã biết nguyện vọng của mỗi giai cấp. Rồi những phần tử chống đối tiềm ẩn trong mặt trận dân tộc thống nhất bị thanh trừng theo từng giai đoạn. Đầu tiên, toàn thể mặt trận chống lại giai cấp nguy hiểm nhất, mà ở Bắc Việt là giới địa chủ bóc lột. Mặc dù họ đã chiến đấu trung thành trong suốt toàn bộ cuộc cách mạng, nhưng bây giờ họ bị bêu xấu và bị chụp mũ là kẻ thù. Toàn thể mặt trận còn lại được vận động chống lại họ. Ở Bắc Việt giai đoạn đầu tiên này đã hoàn thành qua chiến dịch cải cách ruộng đất, và giai cấp địa chủ bị tiêu diệt.
Giai cấp kế tiếp lên thớt là giới tư sản bóc lột, chủ các hiệu buôn lớn và chủ các nhà máy. Những cuộc thanh trừng liên tiếp này đều do mặt trận dân tộc thống nhất thực hiện cho đến khi tất cả các giai cấp mà biết đâu có thể chống đối ách cai trị cộng sản đều đã bị loại bỏ ra khỏi dân chúng. Đến lúc này những cuộc thanh trừng chấm dứt và rồi chỉ còn lại một mình chế độ cộng sản độc quyền cai trị dân chúng ngoan ngoãn.
Nguồn: Trích dịch từ bài phát biểu của giáo sư nổi tiếng P.J.Honey trong cuộc hội thảo do viện Royal United Service Institute của Anh tổ chức vào tháng Hai, 1969. Tựa đề tiếng Việt của người dịch.
Bạn đọc có thể đọc nguyên bản ở trang 15994-15995 ở đường dẫn sau:
Người dịch: