Dân Oan Xuyên Thế Kỷ Lê Thị Kim Thu (Danlambao) - Nhân việc ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện đảng Cộng sản Việt Nam, tôi có một ý nghĩ ngộ nghĩnh là trình bày những tương đồng oan sai khiếu kiện của tôi, cũng như của dân oan, với ông TVB, nhằm xem thử coi đi kiện như “Con kiến đi kiện củ khoai” đã đến thời điểm thích hợp không?. Đồng thời có phải là lúc hàng ngàn tấn đơn có đủ để đốt cháy những bất công không? Nhằm trình bày, tôi sẽ nói về nguyên nhân gây ra oan sai: (1) Thứ nhất, đó là triết lý lỗi thời của một chủ nghĩa, vì nó đã tạo ra một giuồng máy lộng quyền, dung dưỡng cho người cầm quyền có quyền lực tuyệt đối thao túng mọi chuyện mình muốn; (2) Thứ đến là cách hành xử của nhà cầm quyền với dân: “Luật là tao, tao là luật”; (3) Kế tiếp là sự so sánh oan sai với ông TVB; (4) Và kết luận.
(1) Về một chủ nghĩa CS lỗi thời thì ai cũng biết và hàng triệu tài liệu đã giải bày, nên tôi chỉ đơn giản nói, đó là chủ trương và chính sách. Chủ trương “Lãnh đạo tập thể” đã sinh ra một “qui trình hại dân” khi một nhóm lợi ích “âm mưu quyết định quyền lợi”, thì không ai dám chống đối: nghịch thì chết, thuận thì chia, và thất bại thì không ai chịu trách nhiệm, (nếu có những xử phạt, chẳng qua là tranh quyền đoạt vị, phe phái và chia chát không đều mà thôi). Thêm nữa, có những nghịch lý trong “Chủ thuyết của thời năm một ngàn không trăm hồi đó” lại áp dụng cho dân sống ở thế kỷ 21, thì làm sao dân “hiểu”, nên nhà cầm quyền được quyền múa gậy vườn hoang trong môi trường ngu dân. Họ vin vào những “danh từ khẩu hiệu hoa mỹ” mà trị dân như là: đỉnh cao trí tuệ của loài người; đảng CS quang vinh muôn năm; dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý; kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; học tập và làm theo gương Hồ chủ tịt;... Kinh dị hơn nữa là luật: “Đất đai là sở hữu của toàn dân, nhưng do nhà nước có quyền ‘xử lý’”.
(2) Từ những điều kiện trên, nảy sinh ra cách hành xử cường quyền của nhà cầm quyền đối với dân là: “Luật là tao, tao là luật”, nên khi họ muốn giải quyết chuyện gì, thì theo luật bất thành văn, họ sẽ tuyệt đối áp dụng luật “Trọng Chứng Hơn Trọng Cung” vào mọi trường hợp, điển hình như vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, ông Đoàn Văn Vươn, ông Đặng Văn Hiến và rất nhiều người dân oan khác. Họ chỉ biết hỏi có bắn hoặc đánh không, thế là gõ búa xử ở tù hoặc tử hình, chứ không nghĩ đến những oan sai và nguyên nhân gây án, cũng không xử những kẻ tạo ra nguyên nhân khi những người đó là chính quyền. Như việc mới đây, khổ chủ trói và đánh ăn trộm thì bị ở tù vì tội đánh người. Thật bó tay!!!!
Ngày xưa phong kiến, người ta còn văn minh hơn bây giờ. Trong truyện Bao Thanh Thiên, ông ta có trách tội một Huyện quan khi xét xử tội phạm qua chứng cứ, rồi vội kết luận. Phận là quan tòa, là người đem công lý cho mọi người, thì điều này không đúng với chức vụ và trách nhiệm chút nào. Theo Bao Công là phải xem xét bằng chứng có ngụy tạo không, và phải hỏi phạm nhân nguyên nhân và tình tiết phạm tội.
Luật pháp của xứ Việt Cộng ngày nay cũng giống và hơn ông quan huyện trên. Thí dụ điển hình của gia đình tôi là một minh chứng thêm cho điều này. Tôi ra tòa, quan tòa đưa ra quyển sổ đỏ (QSĐ) của người lấn chiếm đất nhà tôi, bảo rằng họ có chủ quyền và gõ búa phán 60 tháng tù cho tôi cùng 2 em và 2 anh em bạn của em tôi dựa vào luật “Trọng Chứng Hơn Trọng Cung”, vì tội đập bức tường lấn chiếm, thiệt hại 13 triệu 500 ngàn (hơn 600 usd, giá của công an, nhưng giá của thợ hồ rẻ hơn nhiều).
Xử như vậy thì một học sinh lớp ba trường làng cũng xử được, đâu cần quan tòa, đâu cần các cơ quan khác như điều tra, thẫm vấn. Nếu công bằng, trước nhất hãy thử xét tính hợp pháp của quyển sổ đỏ (QSĐ) vì có những sai phạm đã bị tố cáo nhiều lần, bởi vì:
1. QSĐ không có tứ cận đông tây nam bắc, có nghĩa là đem bản vẽ ịn ở đâu thì đất ở đó.
2. QSĐ không có sự xác nhận của những người giáp cận, theo đúng quy trình cấp sổ đỏ.
3. QSĐ được ra đời quá vội vả sau mấy chục năm lấn chiếm đất nhà tôi thì luật pháp đâu cho có phép cấp vì đất đang tranh chấp.
Vậy mà quan tòa căn cứ vào QSĐ vội vả phán cho chị em tôi 60 tháng tù. Giả sử như QSĐ là đúng, thì những lần lấn cướp đất trước đó của bà Mai Thị Ngọc Châu, đã bị tố cáo nhiều lần, sao không xử? Và vợ chồng Nguyễn Hoàng Tấn + Võ Thị Chí Liên, ở đâu chui ra, xây tường bao bọc quanh nhà tôi trước khi mua đất của bà Châu, sao không xử khi những bức tường xây ngoằn ngòe lấn chiếm phạm pháp vẫn còn đó? Ngoài ra vợ chồng Liên Tấn còn chửi chính quyền là cái “L...N gì tao” và đe dọa giết tôi, sao cũng không xử cho công bằng?
Tóm lại, QSĐ dù có dõm giả gì thì tôi cũng bị ở tù và bà Châu, cùng vợ chồng Liên Tấn, vẫn bình chân như vại bởi vì Tòa xử chứng chớ không xử cung.
Phải xử như thế, là vì quan Tòa nằm trong mớ bồng bông. Làm sao xử được khi mà những kẽ gây ra “tội ác” ngày xưa, nay đang ngồi ở những chức vụ quan trọng cao hơn, gọi là lãnh đạo. Nên những quan Tòa và các cán bộ đàn em có dám khui ra hủ mắm thúi này không? Sẳn luật “Trọng Chứng Hơn Trọng Cung” với câu thần chú “Án chủ trương, tòa nội bộ”, quan Tòa sẽ xử theo “Án bỏ túi” để làm ô dù che cho “đống cức đàn anh đã ỉa cho mình hốt”, và che luôn cái đít của mình cũng như mọi người, bất chấp thiên chức của quan Tòa. Thêm nữa, xử sao cho vẹn trong xứ Việt Cộng không luật pháp này, khi mà công lý bị quyền lực và tiền bạc ràng buộc lẫn nhau! (Bất cứ chứng cứ nào cũng làm thật được, huống hồ chi cái quyển sổ đỏ thật !!!).
Mới đây tức thời, đất nhà tôi tự nhiên được nhà nước chia thêm hình đáy của chữ “L” phía sau, lấn sang 8 thửa đất nữa. Nếu tôi đem bản đồ ra mà dỡ hết những căn nhà của ông Tuấn Anh, ông Hậu, ông Minh Hoàng sửa xe, ông Tám, Má của Diễm, bà Lệ... thì theo lối xử “Trọng Chứng Hơn Trọng Cung” tôi có làm được không? Ai cho tôi làm? Chắc chắn là không được, nhưng sao tự nhiên gài ghép cho tôi có những thửa đất của những người khác? Thế mới biết chủ thuyết đã sinh ra giuồng máy lộng quyền, dung dưỡng cho người cầm quyền có quyền lực tuyệt đối, thao túng mọi chuyện mình muốn, nên từ đó sinh ra luật rừng. Có ai tưởng tượng được luật pháp ở huyện Vĩnh Cửu này không, khi mà một căn nhà có nhiều QSĐ; một thửa đất có năm bảy cái bản đồ khác nhau; một người chủ cũng không biết nhà mình nằm ở đâu?; người này có chủ quyền đất của người kia và ngược lại;... Và hay hơn thế nữa là “nhà quan nằm trên đất nào thì đất đó là của quan”. Tất cả bởi vì, họ, (chính quyền), muốn gì được nấy.
(3) Qua những trình bày trên, hãy thử so sánh chơi về trường hợp của ông Trịnh Vĩnh Bình và tôi, cũng như nhiều dân oan khác, để xem “Con kiến đi kiện của khoai” có làm nên trò trống gì không và chúng tôi cùng hàng ngàn tấn đơn có đốt cháy nổi những bất công của chế độ không?:
- Ông TVB có 1 công văn chỉ đạo của Thủ tướng, còn tôi có 3 cái. Những lời lẽ trong công văn giống nhau như một.
- Ông TVB bị ở tù, tôi và nhiều dân oan cũng bị bỏ tù vô cớ.
- Ông TVB bị cướp tài sản, chúng tôi cũng bị cướp đất đai.
- Ông TVB đi thưa kiện nhiều năm thì chúng tôi cũng vậy.
Bây giờ, ông TVB thắng kiện lớn, liệu nếu chúng tôi đi theo con đường của ông TVB, thì “con kiến đi kiện củ khoai” có là tử huyệt của nhà cầm quyền không?
(4) Kết luận: Những tương đồng oan sai của chúng tôi với ông TVB được sinh ra bởi một chủ thuyết lỗi thời, một giồng máy cai trị cường quyền, thì nếu ông TVB thắng kiện được, tôi nghĩ, dân oan cũng có thể làm được bằng cách này hoặc cách khác. Riêng tôi, vẫn tiếp tục đi đòi công lý dưới bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần thắng để cả nước vui mừng là mãn nguyện.
Một là tôi sẽ phải đặt những vụ kiện vào tay thủ tướng, vì đó là trách nhiệm của nhà nước với tất cả dân oan đi Vùng Kinh Tế Mới, như lời ông Hoàng Ngọc Dũng, Chuyên viên chính của thủ tướng nói: “Chỉ tiếc tôi không làm thủ tướng, để trả đất cho bà!”. Và cũng có người trong chính phủ dưới thời Nguyễn Tấn Dũng nói tiếp: “Ai cũng hiểu chỉ có một người không hiểu!”.
Hai là ông Hoàng Liên Sơn, Phó phòng PA 92 An ninh của tỉnh, nói với tôi là chờ thay đổi chế độ giải quyết luôn, khi ông đem 2 lá cờ, cờ máu và cờ vàng ba sọc đỏ, thách thức tôi chọn: “Cô có thích lá cờ này thay đổi không?”. Tôi đã trả lời dứt khoát là chọn cờ vàng trước mặt ông ta. Ông ta hỏi thêm là: “Khi lá cờ này thay đổi để cô có quyền lực trong tay, cô cướp lại của người khác?”. Tôi trả lời: “Vì các ông cướp của dân quá nhiều, nên lúc nào cũng lo sợ sẽ bị cướp lại. Khi lá cờ được thay đổi, chúng tôi sẽ làm tốt hơn, người dân sẽ được cơm no, áo ấm.”.
Liệu tôi và mọi người, địch cũng như ta, có làm được một trong hai điều trên không?
Xin xem:
Đính kèm là những công văn của chính phủ: