Con người, tôn giáo và chủ nghĩa - Dân Làm Báo

Con người, tôn giáo và chủ nghĩa

Thành Đỗ (Danlambao) - Con người là động vật duy nhất trên thế gian này đã khám phá ra tôn giáo và thực hành sự cầu nguyện và sùng bái. 

Từ thuở xa xưa, con người phát triển tôn giáo nhằm mục đích làm thỏa mãn những tìm hiểu về cuộc sống chính mình và thế giới xung quanh mình.

Những niềm tin “vu vơ” mà ta có thể gọi là tôn giáo thời nguyên thủy thường có nguồn gốc từ các niềm tin về các sức mạnh vô hình mà họ không giải thích được, nó cũng phát sinh từ nỗi sợ hãi của con người về thiên nhiên, về những đấng quyền năng mà họ không thể hiểu và lòng mong muốn được hưởng sự bình an trong cuộc sống ngắn ngủi của con người và tránh xa những đau khổ chia lìa, mất mát mà họ cho rằng đấng quyền lực trừng phạt họ vì các lỗi lầm thầm kín.

Theo thời gian, những tư tưởng tôn giáo phôi thai ban đầu đã có những thay đổi để thích ứng với môi trường sống, điều kiện lịch sử và các thay đổi về giao tiếp buôn bán, kinh tế và quyền lực trong xã hội, chính trị ở thời điểm đó.

Nhiều tôn giáo dựa vào các niềm tin vu vơ trong số những tôn giáo ban đầu đã bị đào thải theo thời gian vì những “hiện tượng” được giải thích do sự tiến bộ của xã hội loài người như thần mưa, thần gió, thần lửa, thần sông, thần biển, thần núi. Thời cổ đại, đất nước Ấn độ có hơn 1500 tôn giáo khác nhau và ngày nay, tuyệt đại đa số các tôn giáo này đã biến mất.

Các tôn giáo có đức tin trở thành tôn giáo có tổ chức và phát triển thịnh hành cho đến ngày nay, được một số tín đồ thuần tín chọn làm nơi nương tựa tinh thần và ủng hộ mạnh mẽ bởi tôn giáo vì con người mà phục vụ. 

Theo thời gian, tồn tại và lớn mạnh, trở thành các tổ chức tôn giáo cần thiết cho các tập tục, truyền thống, văn hóa của xã hội, không thể thiếu trong cuộc sống tâm linh của một dân tộc hay của xã hội loài người nói chung. 

Đứng trước những tổ chức quy củ và có niềm tin chân chánh, lớn mạnh và bền bỉ theo thời gian trong lòng người dân, các thế lực cầm quyền “bất minh”, vua tiếm quyền, cai trị không dân chủ thì thường quan niệm rằng “nó” đe dọa đến quyền uy của nhà nước và đụng chạm đến quyền lợi riêng tư của giới cầm quyền. 

Và khi không thể tiêu diệt được thứ quyền uy dân gian này, nhà nước bèn tìm cách chiếm hữu, biến nó thành một bộ phận của mình, thậm trí biến nó trở thành mình. Đó là nhà nước thần quyền như Iran, và các đất nước Hồi giáo. Còn khi nhà nước thế tục, thì nhà nước kiểm soát, điều khiển thông qua các tổ chức của đảng cầm quyền hoặc phải tạo ra các tổ chức tôn giáo “tay sai” song hành như trường hợp đang xảy ra tại Việt Nam, Trung cộng với các tổ chức tôn giáo quốc doanh tay sai.

Từ đó, xã hội các quốc gia độc tài, phi dân chủ luôn phát sinh ra hai quyền lực đối nghịch và một bên thì tìm cách thống trị xã hội và bên kia thì đối trọng và gây ảnh hưởng trực tiếp vào xã hội: Thế quyền và giáo quyền.

Thế quyền thể hiện quyền được cai trị, quyền được tùng phục và giành trọn quyền được quyết định, được thụ hưởng tài sản quốc gia của giới cầm quyền 

Giáo quyền, thể hiện niềm tin, quyền được sống như con người và đương nhiên trở thành lực lượng đối trọng của người bị trị, thể hiện sự ước muốn đến từ lòng dân, chống áp bức, chống độc tài, chống bạo lực, chống bất công của luật pháp, bảo vệ môi trường sống của con người và đời sống tâm linh của họ. Tổ chức tôn giáo không “quy thuận” nghiễm nhiên trở thành những cái gai cần phải nhổ trong mắt đảng cầm quyền độc tài như Việt Nam và Trung cộng.

Sự quan hệ đối nghịch này thì lại không thể hiện hữu trong các đất nước mà nơi đó đời sống chính trị là thể chế dân chủ, bởi hai phía của quyền lực, thế quyền và giáo quyền đều do người dân mà ra, vì dân mà hiện hữu và duy chỉ để phục vụ người dân. 

Khác với Việt Nam, Trung cộng thì cũng trên nguyên tắc đó nhưng vì họ mạnh hơn nhiều về kinh tế và bạo lực, họ đe dọa sự tồn vong mọi niềm tin tôn giáo cho dù đó chỉ là Pháp luân công, mà họ đánh giá là một tập hợp hoạt động gần giống như một tôn giáo. Việt Nam, thì bởi là một nước nhỏ, đang tìm cách hội nhập vào cộng đồng quốc tế và cũng vì kinh tế còn quá yếu kém, nên họ phải chủ trương tạo ra một tự do tôn giáo "bề nổi" (la fausse liberté), mục đích chính là để tránh né dư luận của quốc tế, tránh bị gài vô danh sách các nước đàn áp tôn giáo của Mỹ, tránh sự lên án vì vi phạm các tiêu chuẩn về tự do tôn giáo của cộng đồng Liên hiệp quốc mà thôi. 

Cộng đồng mạng vẫn chưa quên họ cũng đã cầm tù dã man các chức sắc của các tôn giáo, họ bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý tại tòa, vẫn chưa quên án tử hình cho thầy Tuệ sỹ và Trí Siêu Lê mạnh Thát và bao nhiêu chức sắc tôn giáo khác. 

Giới thạo tin đều thấy là Việt Nam ngày nay, sự suy tàn của đảng CSVN đi đôi với sự nở rộ của đạo Thiên Chúa và một số người cho rằng sự trỗi dậy của đức tin này cũng sẽ góp phần vào sự sụp đổ của chế độ cộng sản. 

Họ không sống hòa bình với Thiên Chúa giáo/ Phật giáo/ Cao Đài/ Hòa Hảo/ Cơ Đốc Giáo mà tìm cách lũng đoạn và khống chế, đàn áp các tôn giáo. 

Hình như họ, đảng cầm quyền tại Việt Nam đã thành công nhiều với Phật giáo và các tôn giáo local, họ cũng tạo ra được những chức sắc Phật giáo quốc doanh, làm kinh tế nhiều hơn nghi thức tôn giáo thuần túy trước mắt công luận để người dân mất niềm tin vào các lãnh tụ tôn giáo mà đặc niềm tin vào đảng nhưng người dân nay đã quá hiểu và biết.

Ban tuyên giáo đảng cũng ủng hộ mạnh việc tạo các nhóm tôn giáo mới, đạo bác Hồ và nâng các lãnh tụ đảng CSVN đã qua đời thành bồ tát, thành thánh, thành Phật, thành "cứu tinh" của nhân loại như mới đây tuyên bố ông Thích Thanh Quyết, nhân vật thứ hai của Phật giáo quốc doanh.

Đối với thế giới, Việt Nam được xem là nước có đàn áp tôn giáo vì ngày 4/01/2018, ủy ban tôn giáo thuộc bộ ngoai giao Hoa Kỳ đã ra một thông báo về tình trạng đàn áp tôn giáo tại 10 nước: Á Rập Saoudite, Miến Điện, Trung cộng, l’Érythrée, l’Iran, Triều Tiên, Soudan, Tadjikistan, Turkménistan et Ouzbékistan. 

Cũng hội đồng này, họ nhắc đến trường hợp mà lẻ ra nên thêm tên của nước Nga, Việt Nam, Nigeria và nước cộng hòa Trung phi vào danh sách các nước giới hạn tự do tôn giáo.

Trường hợp của Pakistan là đặc biệt lo ngại với luật tử hình người bỏ đạo hoặc phỉ báng đạo hồi.

Tóm lại, ngày nào Việt Nam và Trung cộng vẫn còn cai trị bởi độc tài cộng sản thì không thể nói đến tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, tự do báo chí và công binh luật pháp… Bởi tất cả những tự do bình đẳng trong xã hội tiến bộ có thể đe dọa trực tiếp sự độc tôn của đảng cầm quyền và đi ngược lại quyền lợi riêng tư của người cộng sản.

Tự do sẽ không bao giờ có được khi chưa có một thể chế chính trị dân chủ cho đất nước Việt Nam.

Paris 22/05/2019


Cựu kỹ sư công nghệ quốc phòng Pháp

Cựu giảng viên, trưởng nhóm nghiên cứu Phật Học Đại học Phật giáo Paris


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo