Một công ty Trung Quốc đã phát hiện ra một vỏ bọc may mắn để đối phó với mức áp thuế thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, điều này đang vẽ lại chuỗi cung ứng châu Á.
Cissy Zhou - Hành Nhân (Danlambao) dịch - Công ty Vinasolar, thuộc sở hữu của Yize New Energy có trụ sở tại Thượng Hải, bắt đầu sản xuất tại Việt Nam vào năm 2014, sau khi Hoa Kỳ và EU áp thuế lên các tấm pin mặt trời. Hiện nay công ty này đã nhận được số lượng đơn đặt hàng khá lớn khi các công ty Trung Quốc tìm cách tránh áp thuế của Mỹ bằng cách xuất khẩu nguyên liệu để lắp ráp tại Việt Nam, sau đó xuất ngược sang Mỹ.
Vinasolar, thuộc sở hữu hoàn toàn của Yize New Energy có trụ sở tại Thượng Hải, bắt đầu sản xuất tại Việt Nam vào năm 2014, sau khi Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu lần đầu tiên áp thuế lên các tấm pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất. Bây giờ, nó đi trước bước ngoặt của chuỗi cung ứng và được hưởng lợi từ số lượng lớn các đơn đặt hàng mới - tất cả là nhờ thuế quan bổ sung được áp đặt lên các tấm pin mặt trời của Trung Quốc trong năm qua, như một phần của cuộc chiến thương mại đang diễn ra.
Zhang Kai, phó tổng giám đốc tại Vinasolar, trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của ông tại tỉnh Bắc Giang ở Việt Nam cho biết: “Chúng tôi đang lên kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất trong năm nay khi chúng tôi nhận được nhiều hơn nữa các đơn đặt hàng từ những công ty Trung Quốc”. Zhang cho biết công ty cũng có nhiều đơn đặt hàng cao hơn từ các quốc gia khác.
Cuộc chiến thuế quan bắt đầu vào năm 2012, khi Mỹ áp thuế lên tới gần 250% đối với nhập khẩu pin mặt trời sau khi một cuộc điều tra cho thấy chính phủ Trung Quốc đang cung ứng cho các tấm pin Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Mỹ. Trung Quốc phủ nhận rằng họ đã cung ứng các tấm pin mặt trời để xuất khẩu.
Năm sau, Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 12% đối với việc nhập khẩu các tấm pin mặt trời, pin và tấm wafer từ Trung Quốc. EU đã chấm dứt các hạn chế đối với việc bán các tấm pin mặt trời từ Trung Quốc vào tháng 9 năm ngoái trong một động thái mà các nhà sản xuất EU cho biết “sẽ dẫn đến một cơn lũ nhập khẩu giá rẻ”.
Nhưng Mỹ đã không lùi bước. Năm 2014, Washington đã công bố một đợt thuế chống bán phá giá thứ hai, từ 27% đến 78% đối với việc nhập khẩu hầu hết các tấm pin mặt trời được sản xuất tại Trung Quốc. Họ cũng bổ sung các nhiệm vụ chống trợ cấp từ 28% đến 50% đối với các tấm pin mặt trời Trung Quốc để bù đắp cho hỗ trợ tài chính mà chính phủ Trung Quốc dành cho các nhà sản xuất.
Sau đó, vào tháng 2/2018, chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện “thuế quan tự vệ toàn cầu” - đặt mức thuế 30% đối với tất cả hàng nhập khẩu pin mặt trời, ngoại trừ các hàng hóa từ Canada, ngoài các nhiệm vụ hiện có, sau khi Trump ký một Đạo luật Mục 201, trong đó sẽ kéo dài ít nhất bốn năm và có thể kéo dài đến tám năm.
Điều này dẫn đến việc giảm mạnh xuất khẩu tấm pin mặt trời của Trung Quốc sang Mỹ, một thị trường trước đây bị chi phối bởi đối thủ Trung Quốc. Trung Quốc sản xuất 60% pin mặt trời và 71% tấm pin mặt trời cho thế giới. Sáu trong số 10 nhà sản xuất bảng điều khiển năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới thuộc sở hữu của Trung Quốc.
Vào tháng 7 và tháng 8 năm ngoái, khi Trump áp thuế 25% đối với hàng hóa công nghệ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD như một phần của cuộc điều tra Mục 301 về các hoạt động sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, các tấm pin mặt trời cũng nằm trong danh sách này.
Với những diễn biến xảy ra, Vinasolar được thành lập để trở thành một nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty bắt đầu sản xuất các tấm pin mặt trời cho các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc, sau đó xuất khẩu thành phẩm sang Mỹ và châu Âu mang nhãn hiệu “Made in Vietnam” cho phép họ tránh thuế quan.
Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Xuất nhập khẩu Máy móc và Sản phẩm Điện tử Trung Quốc (CCCME) hồi tháng 5, sau cuộc điều tra Mục 301, xuất khẩu sản phẩm quang điện của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm 28,9% trong quý đầu tiên của năm 2019. Tổng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ có khả năng tạo ra 10 megawatt năng lượng, giá trị ảo gần như bằng không.
Tất cả các nhiệm vụ và thuế quan liên tiếp được đặt trên các tấm pin mặt trời của Trung Quốc đã được tính thêm vào chi phí hiện có. Điều đó có nghĩa là vào thời điểm áp dụng thuế quan Mục 301, các tấm pin Trung Quốc không phù hợp với người mua ở Mỹ.
Do tác động của các biện pháp bảo vệ thương mại khác nhau ở Hoa Kỳ, cánh cửa xuất khẩu các sản phẩm quang điện của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã bị đóng, theo báo cáo của CCCME cho biết.
Trong khi đó, trong quý đầu của năm nay, theo báo cáo, Việt Nam là điểm đến số một của các tấm pin mặt trời Trung Quốc, chiếm 16,8% xuất khẩu năng lượng mặt trời của Trung Quốc, trị giá 739 triệu USD. Đó là mức tăng 24.000 phần trăm, hàng mỗi năm.
Sự gia tăng đáng kinh ngạc cho thấy các công ty Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam như một cách giải quyết thuế quan: bán các bộ phận của họ cho các công ty ở Việt Nam để hoàn thiện và lắp ráp, thay đổi đáng kể hàng hóa để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ, sau đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ và người tiêu dùng là điểm cuối cùng.
Vinasolar nắm bắt cơ hội ngay khi nó xuất hiện. Doanh nghiệp nhập khẩu của công ty này đã tăng trưởng đáng kể và đã phát triển đủ năng lực sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm mang logo của riêng nó, khoảng 70% trong số đó sang Mỹ.
Sau khi tìm hiểu các điều kiện sản xuất ở một số nước Đông Nam Á, công ty mẹ là Yize New Energy, đã chọn Việt Nam vì mức thuế tương đối thấp và gần với Trung Quốc, Zhang nói. Quyết định này đang gặt hái lợi tức rất lớn. Công ty hiện có khoảng 4.500 nhân viên Việt Nam và 100 nhân viên Trung Quốc. Đội ngũ quản lý hàng đầu tất cả đều là người Trung Quốc, trong khi có một số ít các nhà quản lý cấp trung của Việt Nam.
Do quy trình của các nhà sản xuất Trung Quốc đưa sản phẩm sang Việt Nam thi công vì chiến tranh thương mại, Vinasolar hiện đang gặp khó khăn hơn trong việc tuyển dụng nhân công giỏi. Hơn 90 phần trăm nhân viên của mình là công nhân dây chuyền sản xuất và sự cạnh tranh cho những nhân viên như vậy đang dần nóng lên.
“Những khó khăn trong tuyển dụng vẫn có thể kiểm soát được tại thời điểm này và chúng tôi cũng đang chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai”, ông Zhang nói.
Hôm thứ Ba, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã thông báo rằng nước này đã nhận được 9,1 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nửa đầu năm nay, tăng 8% so với một năm trước. Hầu hết các khoản đầu tư vào các dự án sản xuất, chế biến và bất động sản.
Hồng Kông tiếp tục là nguồn đầu tư trực tiếp hàng đầu với 5,3 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Hàn Quốc với 2,73 tỷ USD hay là 14,8% tổng vốn đầu tư.
Do hầu hết các cơ sở sản xuất truyền thống của Hồng Kông đã di cư về phía bắc vào Quảng Đông trong nhiều thập kỷ qua, thật công bằng khi cho rằng phần lớn khoản đầu tư mới vào Việt Nam đại diện cho các nhà sản xuất chuyển sản xuất từ Trung Quốc.
“Khi chúng tôi bắt đầu năm năm trước, chuỗi cung ứng vẫn chưa hoàn thiện. Nhưng Việt Nam đã phát triển trong vài năm qua, có những nhà sản xuất [hiện nay] đang sản xuất một số linh kiện công nghiệp cho chúng tôi”, ông Zhang cho biết.
(*) Tựa gốc : Công ty Việt Nam một vỏ bọc may mắn trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, nhờ vào sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng Châu Á.
Nguồn:
Người dịch: