Biệt đội cảnh sát "Raptors" không đeo bảng tên - Photo: Todd R. Darling/HKFP |
Kris Cheng (HongKong Free Press) - Hành Nhân (Danlambao) dịch - Các nhà hoạt động Hồng Kông tố cáo việc cảnh sát không đeo bảng tên, trong khi Cảnh sát trưởng cho rằng đồng phục “không có chỗ”. Các nhà hoạt động Hồng Kông đã đệ đơn khiếu nại về hành vi sai trái của cảnh sát trong các cuộc đụng độ với người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ vào thứ Tư tuần trước.
Trong cuộc biểu tình chống lại dự luật dẫn độ, cảnh sát đã triển khai Biệt đội chiến thuật đặc biệt - biệt danh là “Raptors”, nhưng nhiều người trong số họ không hiển thị bất kỳ số hiệu nhận dạng hoặc cấp bậc nào trên đồng phục.
Giải thích về vấn đề này với các nhà lập pháp tại Hội đồng Lập pháp vào thứ Tư, Bộ trưởng An ninh John Lee cho biết những bộ đồng phục này không có chỗ cho số hiệu nhận dạng.
Nhưng nhà lập pháp Đảng Dân chủ Lam Cheuk-ting cho biết rằng các báo cáo tin tức liên quan đến các cuộc biểu tình vào ngày 9 và 10 tháng 6 cho thấy nhóm đã có số hiệu nhận dạng trên những bộ đồng phục. Do đó, ông ta nói rằng tuyên bố của ông Lee không thuyết phục.
Ông Lam đã làm một bản báo cáo cho cảnh sát chống lại ông Lee tại trụ sở cảnh sát Wan Chai.
“Không có số hiệu, không có phù hiệu trên vai, không có thẻ bảo đảm - điều đó rất khó để người dân và báo chí nhận dạng các sĩ quan cảnh sát lạm dụng quyền lực của họ,” ông Lam nói.
Nếu một lực lượng cảnh sát cho phép nhiều sĩ quan che giấu số hiệu định danh của họ, thì hiệu quả khách quan là khuyến khích và cho phép họ lạm dụng quyền lực của họ để hành động một cách bất hợp pháp.
Cảnh sát "Raptors" có bảng số ngày 10/06 (trái) và cùng một nhóm với bảng tên vào ngày 12/6 (phải) Photo: Stand News. |
Hồng Kông đã chứng kiến các cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của họ trong bối cảnh chính phủ có kế hoạch cập nhật luật dẫn độ của thành phố để bao quát các vùng lãnh thổ không có thỏa thuận trước. Được giới thiệu vào tháng Hai để đối phó với một vụ giết người ở Đài Loan, dự luật bị hoãn lại sẽ cho phép chuyển giao từng trường hợp cụ thể sang các khu vực tài phán khác - như Trung Quốc - mà không có sự giám sát của pháp luật. Kế hoạch này đã gây ra một điệp khúc chỉ trích từ các nhà dân chủ, luật sư, nhà báo, chính trị gia nước ngoài và các doanh nhân, những người nói rằng đại lục thiếu các biện pháp bảo vệ nhân quyền.
Đổ xô đến tháp Citic
Trong cuộc biểu tình vào thứ Tư tuần trước chống lại dự luật Dẫn dộ - điều này đã gây áp lực có hiệu quả buộc chính phủ phải đình chỉ - có đến 150 hộp hơi cay, 20 viên đạn đậu và nhiều viên đạn cao su đã được bắn ra, theo Ủy viên Cảnh sát Stephen Lo. Có ít nhất 76 người bị thương và 32 người bị bắt.
Mặt trận Dân quyền Nhân quyền điền đơn khiếu nại vào ngày 20/06/2019 Photo: inmediahk.net. |
Mặt trận Dân quyền Nhân quyền cũng đã đệ đơn khiếu nại cảnh sát vào thứ Năm.
Khi tình trạng bất ổn diễn ra vào tuần trước, Mặt trận đã tổ chức một cuộc biểu tình - được cảnh sát chấp thuận - bên ngoài Tháp Citic ngay bên cạnh Hội đồng Lập pháp.
Ông Jimmy Sham, người đại diện Mặt trận, cho biết cảnh sát đã sử dụng vũ lực để giải tán những người tham gia cuộc biểu tình mà không có bất kỳ cảnh báo nào. Ông nói rằng hơi cay đã nhấn chìm đám đông từ cả hai phía, buộc mọi người phải lao vào Tháp Citic gần đó, nơi chỉ có duy nhất một cánh cửa được mở.
“Hàng ngàn người đã có mặt ở một cuộc biểu tình hòa bình. Nhiều người biểu tình đã cố gắng tìm một không gian [để trốn thoát] và họ đã đi tới sân khấu của chúng tôi - và rồi cảnh sát đã bắn hơi cay về phía sân khấu,” ông Sham nói.
Ông Sham nói rằng hành động đó của cảnh sát có thể đã gây ra một vụ chạy tán loạn và giẫm đạp lên nhau.
Nguồn:
Người dịch: