Phóng sự dân oan: Đất nước ta có bao giờ được thế này chăng? - Dân Làm Báo

Phóng sự dân oan: Đất nước ta có bao giờ được thế này chăng?

Ng. Dân (Danlambao) - “Nếu không trả, tôi cởi quần hoài. Ăn hết tiền tôi, giờ ăn cái l... đây nè. Cái l… tôi giờ nó ốm nhách vầy nè, nó có muốn ăn nữa không?”. Lời phát ngôn trong cơn bực tức của một cụ già 81 tuổi, quê quán Vĩnh Long, đã từng cưu mang, giúp “cách mạng” hằng ½ thúng thuốc tây, vì có chồng là bác sĩ thời VNCH. Bây giờ, bà cứ chửi - chửi mà chẳng đứa nào nó nghe.

Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào, huy động toàn dân để hy sinh và cùng chết. Để đến ngày toàn thắng, thì sau đó là: cướp đoạt bằng chính sách, và bằng mọi thứ mưu toan. Chuyện “dân oan” đã xãy ra trên đất nước này từ trên 40 năm qua, đã trở thành bình thường, xưa cũ, đôi khi nhàm chán, vì đôi khi khiếu kiện, van nài, xin xỏ chỉ là “đàn gãy tay trâu”. Có bao giờ đảng, nhà nước thực lòng giải quyết và chịu lắng nghe? Chúng chỉ tranh nhau cướp đoạt: ăn cho mập, hưởng cho nhiều, cúi lòn (giặc thù) không biết nhục. Vì thế mà đề tài “dân oan” nói chỉ bằng thừa, và đôi khi hơi… lạc lõng?
Tuy nhiên, mới đây, một loạt phóng sự “livestream” từ trong nước qua kênh truyền hình do nhà báo Lê Trung Khoa (Đức quốc) loan tải rộng khắp. Có lẽ là hình ảnh oan khuất xác thực có cơ hội lan tỏa ra ngoài, và phần nào đánh động lòng người? Vì xem qua, khó ai tránh khỏi thương tâm, uất hận và đau xót…

Xét nghĩ: bao hình ảnh đau thương này cần nên được phổ biến rộng. Và cái chế độ “man rợ bạo tàn” cũng cần phải cho mọi người xa gần hiểu rõ thêm. Người viết, (qua Dân làm báo) xin lượt kể đôi điều, góp phần tiếng nói đấu tranh cho quê hương xứ sở.

Từ mấy mươi năm nay, không bao giờ dứt, trước “trụ sở tiếp công dân trung ương” tại số 1 Ngô thời Nhậm, khu phố Hà Đông, Hà Nội, la liệt bên mé đường là những lều trại tơi tả, rách nát, vá víu đậy che với những tấm cạc tông, vải bạt, ny lon v.v… là những túp lều trú đóng của đoàn thể dân oan: đa số là bị mất đất, mất nhà, mất của cải tài sản… mất không còn thứ gì. Họ sống tạm, chống chọi, chịu đựng với mọi đói khát, bệnh hoạn, và thời tiết khắc nghiệt nắng mưa… để ngày ngày chầu chực, để được “tiếp dân” mà xin khiếu kiện.

Tuy nhiên, trụ sở “tiếp dân” cứ cửa đóng then gài, có đám bảo vệ xua đuổi chẳng cho ai vào (do lệnh). Người ta dùng nó làm nhà riêng để ở. Phòng khách trống trơn, máy quạt sành sạch suốt ngày, không có một “dân” nào được phép lui tới (dựa vào lời kể xác nhận của chi Nguyễn thị Tâm, một dân oan (trên 20 năm) và cũng là face booker làm phóng sự). Họa hoằn lắm mới được mở cửa đôi ngày gọi là “tiếp dân” có lệ. (Một khi muốn làm cảnh để trình diễn đôi lần?). Và vụ việc nếu có cứu xét chuyển đi, hay trả về để yêu cầu địa phương giải quyết, thì cũng vẫn đâu vào đấy, chẳng được giải quyết chút nào. Vì thế mà từng tháng năm, (bên lề, vỉa hè) dân oan vẫn không bao giờ thưa vắng.

Theo phóng sự của các ngày hôm đó (4 và 5/6/2019) thì có khoảng 200 gia đình (mỗi gia đình có 1-2-3,4,5-7,8 người lớn bé) cứ chen chúc và chực chờ. Chờ ai, và chờ gì? Chờ được tiếp đớn để giãi bày oan khuất. Chờ chận từng xe (lãnh đạo, lãnh tụ, đại biểu QH) đi qua, và nhận lãnh với thái độ thờ ơ, ngoảnh mặt. Chờ vô được cổng nhà chủ tịch nước (Trần đại Quang?) để cả gia đình già cả lớn bé (cả con nít 5-3 tuổi) quì lạy (khẩn cầu) như tế sao. Nhưng vẫn là vô ích. Chực chờ để rồi một vài chiếc xe chạy tới, bắt hết chở đưa về… Về lại địa phương không còn nhà, lại là… cùng nhau đi nữa.
Thời gian “chinh chiến” của đoàn dân oan cũng chẳng thua gì thời gian của ngày xưa bộ đội đi chinh chiến (chống giặc xâm lăng) – 5-10-15- 20 năm, có người trên cả 30 – 40 năm. Chinh chiến thì từ ngày thắng giặc Tây, giặc Mỹ (20 – 30 năm). Và dân oan thì cũng thế: từ khi lập lại hòa bình (Mỹ cút, Ngụy nhào), lần lượt trên 40 năm, triền miên không dứt…

-Anh Đoàn thanh Giang: quê quán Đồng Nai, cha của bé gái vừa sinh ra (9 ngày tuổi) đã bị đuổi ra khỏi nhà, năm nay cháu 15 tuổi, trông xinh xắn - Đoàn Trương Anh Thư – không có cơ đi học. Anh Giang trình bày (với nhà báo Lê Trung Khoa, qua livestream): “Kính chào anh Khoa. Hôm nay cũng nhờ anh, để cất lên tiếng nói về trường hợp gia đình tôi, bây giờ như loài động vật hoang dã, bị tà quyền ác đạo cướp sạch sành sanh từ ngày 15/7/2004. Gia đình chúng tôi gần chục nhân khẩu, bây giờ chỉ còn có bộ đồ mặc trong người. Tất cả không còn. Đã bị cướp hết…” Anh nói khá nhiều, và trưng ra cũng nhiêu khê giấy tờ đon từ khiếu nại, cả những quyết định yêu cầu địa phương giải quyết. Nhưng rồi, tất cả lại hoàn không. Một kẻ lang bạt vô gia cư với bầu đoàn thê tử, con cháu cả chục, lớn bé đều cứ phải ăn chực nằm chờ. Anh nói, bây giờ có chết, không có đất chôn. Anh trình ra bao nhiêu là hình ảnh: vườn tược, cây cối, tài sản, công lao giá trị hàng chục tỉ đồng, mất trắng và trắng tay. Nhìn thấy (qua hình ảnh thực tại): một đám cháu con lủ khủ rách rưới. Ai là người không thể chạnh lòng?

Có lúc mấy cháu nhỏ mặc đồ vàng với hàng chữ nguệch ngoạc cố mà chạy ra chận xe mấy cán bộ lãnh đạo: vẽ mặt lạnh lùng, không có gì là xúc động? “Độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc” là cái thứ gì? Cho ai? Hởi cái lũ vô nhân, bầy đàn man rợ?

-Anh Trần văn Ngọc: quê quán huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, bị đàn áp, cướp đất, cướp nhà. Đất cấp có sổ bộ, giấy tờ đàng hoàng, khi cần, họ vẫn cướp. Bắt buộc di dời nơi khác. Anh không chịu, bọn chúng bắt anh, tra tấn, bức cung, kết tội, và bỏ tù (10 năm). Ra tù, lại tiếp tục đi khiếu kiên. “Con kiến” với tấm thân tàn ma dại, đi kiện “củ khoai”.

- Bà Huỳnh thị Ngọt: 81 tuổi, quê quán ấp 7, xã Tân Luông, huyện Vũng Liêm, tĩnh Vĩnh Long. Gia đình, chồng là bác sĩ, nuôi giúp cách mạng thời kháng chiến. Nhờ có chồng là bác sĩ (thời VNCH) nên dễ thu gon thuốc tây, mang giúp CM mỗi lần cả rổ, cả thúng (đủ loại). Bao năm gian khó vì phải “sinh tử” để lòn lách, qua mặt “địch” (VNCH) để chuyển giúp. Con đã từng bị bắt, bị tra tấn, bị tù (thời VNCH). Chồng chết, con chết. Gia đình là liệt sĩ, huy chương, bằng khen đầy nhà. Vậy mà… cũng bị cướp. Bây giờ không còn gì hết. Có cái nhà, miếng đất, chúng cũng cướp đuổi đi. Kiện thưa, cầu khẩn, cầu xin, không ai giải quyết. Bây giờ già yếu, một thân trơ trọi vẫn đi kiện - kiện tới chết. Bà nói. Tức quá, giận quá, bà cởi quần thách thức (biệt danh dân oan cỡi truồng): “Tao không còn gì, chỉ còn cái l… nè, tụi bây đến mà ăn luôn đi. Già rồi, yếu rồi, còn cái l… ốm teo, đâu có đứa nào chịu ăn”. Bà tức quá, không tiếc lời thố lộ…

- Bà Liên, Nghệ An: Cũng gia đình cách mạng, được cấp nhà và đất 650m2. Bị lấy đất nằm trong khu quy hoạch cho Tàu, đuổi bà đi trả bồi thường bà không nhận. Ba mươi năm lang bạt bơ vơ, sống nhờ của bố thí bà con thương tình. Bà khóc kể và chấp tay xá lia lịa. Xá lạy ai không biết? Mong nhờ ở ngoài (nước ngoài) có cách giúp giùm.

- Dân oan đặc biệt – Vi văn Hòa: dị hình, tàn tật, nói lắp bắp không thành tiếng: Thằng huyện Lộc Bích nó cướp đất, nhà tôi, kiện thưa không ai giải quyết. Hai vợ chồng cưu mang đùm bọc nhau đi khắp nẻo đường. Qua phóng viên nước ngoài, anh thiết tha nhờ nói tiếng nói, và nhờ (ai đó) giúp giùm đòi trả tài sản, đất đai…

Một video (livestream) chỉ vài giờ không đủ dàng trải với cả hàng dài người chờ nói tiếng oan khuất của mình cho bà con nước ngoài, cho tấm lòng, cho lương tâm, cho mọi người thấu hiểu để mong cứu giúp. Trong nước, hoàn toàn thất vọng, bất lực, không có nơi trông cậy, mong chờ. Chỉ mong tiếng kêu thấu đến Trời xanh. Đánh động lương tâm nhân loại. Không còn cách nào hơn.

Họ - hầu hết là những công lao, công trạng. Đã một thời hết lòng, hết dạ, đấu tranh cho dân tộc, hy sinh cho đất nước, cho quê hương, cho ấm no, hạnh phúc…

Bây giờ: Lang thang bơ vơ trôi nổi, không cửa không nhà, chung nhau đùm đậu dưới những căn lều rách nát gió mưa… Để chờ, để đợi!

Lê Trung Khoa: “Trong thời gian vừa qua, như các bạn cũng đã biết, chủ tịch nước cũng như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng bộ chính trị và đảng luôn luôn mong muốn rằng đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm. Nhưng mà, theo như tường thuật thì người dân nằm ngồi la liệt ở đây mà họ không có được giải quyết, hoặc giải quyết rất chậm, Và chị (Nguyễn thị Tâm) có thể cho biết và phỏng vấn thêm những thông tin cùng những người trực tiếp ở đây…”

Nguyễn Thị Tâm: “Vâng, tôi xin chuyển máy cho… một số các quí Anh, quí Bà ở đây… Xin bà cứ nói”…

6/6/2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo