Từ Đoàn Ngọc Hải nhận ra sự đổ nát của giáo dục XHCN - Dân Làm Báo

Từ Đoàn Ngọc Hải nhận ra sự đổ nát của giáo dục XHCN

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Hầu như không ai biết Đoàn Ngọc Hải "là ai" cho đến khi "chiến dịch lấy lại lòng lề đường" diễn ra đầu năm 2017.

Nhắc lại chuyện cũ, vào tháng 3/2017, Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBNDTP.HCM nói: "Đôi lúc anh Hải rất hăng hái, tôi cũng phải kìm chế, nhắc nhở để làm sao bảo đảm đúng quy định của pháp luật" sau khi Đoàn Ngọc Hải "ra quân" dọn dẹp vỉa hè.

Ngày 04/6/2019, khi từ chức Phó TGĐ vừa được phân công, Đoàn Ngọc Hải băn khoăn: "Phải chăng việc tôi đi chỉ huy dọn dẹp vỉa hè đã đụng chạm đến lợi ích của nhiều người "có máu mặt" và kết quả đối với cá nhân tôi ngày hôm nay là như vậy?!"

Lê Nin từng đưa ra "công thức": Lòng nhiệt tình + Sự ngu dốt = Sự phá hoại.

Có lẽ thay dấu "cộng" bằng dấu "nhân", công thức trên tuyệt đối đúng. Đúng cho cả hai phía.

Phía Đoàn Ngọc Hải giờ đây nhận đúng ngạn ngữ "thân bại danh liệt", trong khi phía nhà cầm quyền Việt Nam phơi bày ra loại "nhân tài" mang "dấu nhân" của hậu quả "phá hoại" mà nó đẩy sự thê thảm về hình ảnh người CSVN. lên "đỉnh cao chói lòa" nhất, trong mọi thời đại, kể từ "thời đại Hồ Chí Minh" (!).

Hình ảnh - khiên cưỡng gọi theo cách văn minh - có thể nói là: xông xáo, quyết liệt, không khoan nhượng, đã biểu lộ "lòng nhiệt tình" Đoàn Ngọc Hải theo "công thức"của Lê Nin.

Cũng theo công thức Lê Nin, "sự ngu dốt" của Đoàn Ngọc Hải biểu thị không thể rõ hơn, với tuyên bố: "Nếu không dọn dẹp vỉa hè thì 100 năm sau TP mình cũng không được như Singapore hiện nay, chứ đừng nói đến Singapore 100 năm sau".

Có thể cam đoan, dù cựu phó chủ tịch Quận 1 Tp.HCM trang bị cho bản thân đến 3 mảnh bằng cử nhân đại học: Kinh tế, Luật học và Xã hội học, nhưng ông ta có lẽ chưa bao giờ biết đến hoặc quan tâm đến môn "chính trị học so sánh" (comparative politics), môn "luật học so sánh (comparative law) cũng như môn "giáo dục học so sánh" (comparative education).

Trong "giáo dục học so sánh" [*], như hai tác giả Harold Noah và Ma Eckstein thuộc trường đại học tổng hợp New York đã viết từ năm 1969: "Comparative education is at the intersection of the social sciences, education and cros-national study - Giáo dục so sánh nằm ở chỗ giao thoa giữa các môn khoa học xã hội, giáo dục và nghiên cứu xuyên quốc gia."

Năm 1976, giáo sư Allan Robert Trethewey trường đại học Victoria - Australia đã viết rõ trong cuốn "Nhập môn giáo dục học so sánh": "Comparative education has always directed attention to education ideas, processes and practises in other societies" - Giáo dục so sánh bao giờ cũng hướng sự chú ý vào các tư tưởng mang tính giáo dục, các quá trình thực hiện và các dạng thực tiễn trong các xã hội khác nhau.

Dẫn ra vài nghiên cứu "nhập môn" nói trên, để dư luận dễ nhận thấy, Đoàn Ngọc Hải hầu như không học được gì (dù rất xưa nhưng không cũ) của thế giới, khi ông ta mang Singapore ra so sánh với Việt Nam để nói về "một trăm nay hay một trăm năm sau" (!) Một "sự thất bát" nặng nề của hậu quả gieo trồng "hạt giống đỏ" thuộc về "mảnh ruộng giáo dục XHCN"!

Hình ảnh Đoàn Ngọc Hải "kéo quân" với xe cẩu, quá đủ để phản ánh "nền giáo dục XHCN" mà không chỉ riêng Đoàn Ngọc Hải hấp thụ hàng chục năm qua! Nói là "không chỉ riêng", bởi Lưu Bình Nhưỡng - đại biểu Quốc hội - bình luận về Đoàn Ngọc Hải như sau: "Rất nhiều người, cả đại biểu Quốc hội, cán bộ đương chức và cả đã về hưu, cán bộ làm công tác pháp luật, luật sư ... đều đánh giá rất cao ông Hải".

Lưu Bình Nhưỡng được biết là tiến sĩ Luật và là thầy của nhiều luật sư hiện đang hành nghề.

Cho đến bây giờ, có thể khẳng định chắc chắn nền "giáo dục XHCN" chỉ cho ra lò những "phế phẩm". Vì thế, nếu người Việt Nam có lao đầu vào "hố nô lệ", thảy đều do chế độ CS gây ra!







Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo