Thêm một người Hồng Kông dùng cái chết để phản đối Dự luật dẫn độ (*) - Dân Làm Báo

Thêm một người Hồng Kông dùng cái chết để phản đối Dự luật dẫn độ (*)

Tom Grundy * Hành Nhân (Danlambao) dịch - "Tôi hy vọng sẽ đánh đổi cuộc sống của mình để thực hiện mong muốn của 2 triệu người. Xin hãy tiếp tục kiên trì!" là thông điệp phản đối Dự luật Dẫn độ của một sinh viên 21 tuổi ở Thượng Thuỷ (Sheung Shui) để lại.

Một sinh viên 21 tuổi ở Thượng Thuỷ (Sheung Shui) đã để lại thông điệp phản đối Dự luật dẫn độ sau khi chết.

Cô sinh viên 21 tuổi đã chết sau khi rơi xuống từ một tòa nhà chung cư Thượng Thủy vào chiều thứ Bảy. Tại hiện trường, người ta phát hiện ra thông điệp chỉ trích Dự luật Dẫn độ của chính phủ Hồng Kông, và thông điệp này cũng được tìm thấy trên trang Instagram của cô gái đó.

Cảnh sát nói với Hong Kong Free Press (HKFP) rằng họ nhận được một cuộc gọi lúc 3:55 chiều tại trung tâm bất động sản Gia Phúc (Ka Fuk Estate) ở Thượng Thủy. Cô sinh viên họ Lưu được phát hiện đã chết tại hiện trường.

“Kết quả điêu tra ban đầu được công bố cho thấy cô gái đó đã ngã xuống từ cầu thang tại toà nhà Phúc Tài (Fuk Tai House) và vụ việc không có những yếu tố đáng ngờ”, phát ngôn viên của cảnh sát trả lời HKFP.

Theo Apple Daily, tin nhắn được để lại trên các bức tường tầng thứ 24 của tòa nhà viết rằng: "Tôi hy vọng sẽ đánh đổi cuộc sống của mình để thực hiện mong muốn của 2 triệu người. Xin hãy tiếp tục kiên trì!"

Thông điệp đã được viết bằng màu đỏ và nhắn gửi đến người dân Hồng Kông: “Mặc dù chúng ta đã kháng cự lại trong một thời gian dài, chúng ta sẽ không bao giờ mất hy vọng và phải tiếp tục kiên trì… Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu rút bỏ hoàn toàn luật dẫn độ, rút lại sự gán nhãn 'bạo loạn', phóng thích các sinh viên và người biểu tình, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức, và sự trừng phạt của cảnh sát”.

Một số người đã đến để đặt hoa tưởng niệm tại hiện trường vào tối thứ Bảy.

Vào ngày 15 tháng 6, một người đàn ông 35 tuổi phản đối Dự luật Dẫn độ đã chết sau khi anh ta nhảy từ một tòa nhà ở Kim Chung (Admiralty). Trong những tuần sau đó, người dân Hồng Kông đã để lại những đồ tưởng niệm cho người đàn ông họ Lương (Leung) ấy, ngay tại hiện trường vụ tai nạn và gần cơ quan lập pháp.

Thành phố đã bị náo động bởi hàng loạt các cuộc biểu tình trước các sửa đổi pháp lý được đề xuất hồi tháng Hai, cho phép thành phố xử lý các yêu cầu dẫn độ từng trường hợp từ các khu vực tài phán mà không có thỏa thuận trước - đáng chú ý nhất là Trung Quốc. 

Các sửa đổi pháp lý sẽ cho phép Đặc khu trưởng và các tòa án địa phương xử lý các yêu cầu dẫn độ mà không cần sự giám sát của pháp luật. Mặc dù những sự chỉ trích từ các giới đã đặt ra những mối lo ngại về nguy cơ cư dân bị dẫn độ vào đại lục, nơi thiếu sự bảo vệ nhân quyền. 

Dự luật dẫn độ đã bị đình chỉ vào ngày 15 tháng 6, nhưng không bị rút bỏ.

Vào tối thứ Bảy, cư dân mạng Hong Kong đã phổ biến những tấm hình với thông điệp: “Hãy chiến đấu cùng nhau, không một ai bị bỏ lại phía sau” và “2 triệu + 2 người”, có ý nhắc đến hai người đã chết.


(*) Tựa do Danlambao đặt 

Nguồn: 

Người dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo