Người biểu tình Hồng Kông nhắm đến du khách Trung Quốc để bày tỏ sự bất bình. - Dân Làm Báo

Người biểu tình Hồng Kông nhắm đến du khách Trung Quốc để bày tỏ sự bất bình.

Reuters * Hoàng Oanh (Danlambao) dịch -  Hàng ngàn người biểu tình có kế hoạch sẽ xuống đường tại khu vực trung tâm du lịch của Hồng Kông vào ngày Chủ Nhật tới đây để  bày tỏ sự giận dữ của họ vì Dự luật Dẫn độ với du khách Trung Quốc đại lục. Dự luật  này đã khiến Hồng Kông rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị.

Các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ (dù hiện nay đang bị đình chỉ) đã thu hút hàng triệu người trên khắp các con đường của Hồng Kông, (nơi từng là thuộc địa cũ của Nước Anh) trong những tuần lễ gần đây. Điều này đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với người đứng đầu quyền lựcTrung Quốc – Tập Cận Bình từ khi ông ta nắm giữ quyền lực vào năm 2012 .

Nội dung dự luật này cho phép dẫn độ những phạm nhân từ Hồng Kông đến Trung Quốc đại lục để xét xử trong những phiên tòa bị kiểm soát chặt chẽ bởi đảng cộng sản của nước này. Điều này đã vô hình trung gây nên sự phẫn nộ trên toàn lãnh thổ Hồng Kông, người dân lo ngại các mối nguy hại tiềm tàng trong kẻ hở pháp luật, nơi nhà nước pháp quyền được đặt nền tảng cho các mối quan hệ tài chính quốc tế của Hồng Kông.

Vào hôm thứ Hai (1/7/2019), những người biểu tình đã bao vây và lục soát toàn bộ tòa nhà lập pháp tại khu vực trung tâm thành phố trước khi họ bị cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông để đẩy lùi cuộc biểu tình.

Trung Quốc kiểm soát chặt chẻ việc đưa tin về các cuộc biểu tình tại Hồng Kông, Hệ thống kiểm duyệt tại Trung Quốc đã chặn hầu hết mọi tin tức về các cuộc biểu tình lớn kể từ khi họ tắm máu các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Lần đầu tiên những người biểu tình đã nghĩ ra kế hoạch gửi thẳng những thông điệp đến những du khách Trung Quốc đại lục trong một cuộc biểu tình dự kiến sẽ kết thúc tại trạm đường sắt cao tốc xuyên suốt đến đại lục.

Hệ thống MRT Hồng Kông là nơi điều hành tuyến đường sắt ngầm của thành phố tuyên bố sẽ đóng tất cả các cổng ra vào tại trạm phía tây Cửu Long, ngoại trừ một tuyến đường đặc biệt dành cho hành khách. Các cửa hàng thực phẩm cũng sẽ tạm ngưng hoạt động.

Vé tàu trực tuyến từ Hồng Kông đến thành phố Thẩm Quyến (thuộc Trung Quốc đại lục) được tuyên bố bán hết từ 2 giờ chiều đến 6 giờ 30 phút tối, khoản thời gian này cùng thời điểm với cuộc biểu tình.

Đài truyền hình RTHK của Hồng Kông đưa tin có khoản 1.000 cảnh sát được điều phối trong tư thế sẳn sàng. Cảnh sát nói rằng vào ngày Chủ Nhật một vài tuyến đường sẽ bị đóng tạm thời và các phương tiện giao thông công cộng có thể  bị chuyển hướng giao thông.

Hiệp hội du lịch Hồng Kông cũng cho biết rằng một số đoàn du lịch cũng sẽ tránh xa khu vực trung tâm thời trang Tsim Sha Tsui – một trong những địa điểm khá nổi tiếng đối với du khách Trung Quốc đại lục vào ngày Chủ Nhật

Những người tổ chức biểu tình đã thiết kế những mẫu quảng cáo hài hước, dí dỏm để kêu gọi nhiều người tham gia cuộc diễu hành. Một trong những lời kêu gọi như sau “Hỡi các pháp sư thân yêu, nếu người không thể sưởi ấm trái tim băng giả của người trở nên ấm áp hơn thì hãy xuống đường với chúng tôi vào ngày 7 tháng 7 này”

Dự luật dẫn độ đã khiến lãnh đạo cao cấp của Hồng Kông – Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tìm đủ mọi cách để  bám giữ chức vụ của mình. Bà Lâm cam kết sẽ bảo vệ sẽ người dân Hồng Kông, người nước ngoài và đồng bào Hoa kiều sinh sống và làm việc trong thành phố.

Các luật sư và nhóm bảo vệ nhânq uyền cho rằng hệ thống tư pháp của Trung Quốc có tình trạng tra tấn, cưỡng ép nhận tội và giam giữ tùy tiện. Họ muốn đưa ra một số yêu sách nhưng bị Bắc Kinh phủ nhận. Những người biểu tình muốn hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ.

Hồng Kông được trao trả theo luật Trung Quốc vào năm 1997 theo hình thức “một quốc gia, hai chế độ”, Mô hình quản lý này cho phép Hồng Kông được hưởng các quyền tự do không được thực thi tại Trung Quốc đại lục trong đó có quyền tự do phản kháng và nền tư pháp độc lập.

Bà Lâm đưa ra đề nghị mỏ các cuộc hội thảo kín với các sinh viên của hai trường đại học nhưng các nhà hoạt động nói rằng họ muốn thương thảo một cách công khai và kêu gọi ngăn chặn điều tra những người biểu tình. Cảnh sát đã tiến hành bắt giam những người biểu tình trong tuần này.

Gần 200 người đã tham gia tuần hành khu dân cư tây bắc của quận Tuen Mun vào thứ Bảy vừa qua để biểu tình chống đối những người phụ nữ trung niên Trung Q uốc bị cáo buộc một cách thô bạo vì đã hát và nhãy những bài nhạc pop theo tiếng Putonghua – Một phương ngữ Bắc kinh (ngôn ngữ vùng miền) theo tiếng phổ thông Trung Quốc.

Những người biểu tình tuyên bố rằng những ca sĩ này là nguyên nhân của nạn ô nhiễm tiếng ồn (âm thanh) và tra tấn những cư dân trong thành phố. 

Các cuộc ẩu đả đã xãy ra và cảnh sát đã phải dùng bình xịt hơi cay để giải tán đám đông – Đài truyền hình RTHK đưa tin.


Nguồn:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo