Trung Quốc đuổi tàu CS biển VN chạy "có cờ"!!!
Bảo Thiên - Như Trúc (Danlambao) - Trong tuần qua, các trang mạng xã hội Trung Quốc đã lần lượt xuất hiện nhiều bài mô tả chi tiết "đụng độ trên biển Hoa Nam" - sự kiện căng thằng khi tàu TQ hoạt động phi pháp trong vùng EEZ và thềm lục địa VN hơn 1 tháng tại bãi Tư Chính và gần 2 tháng tại bãi Nam Côn Sơn (lô 06.1).
Bảo Thiên - Như Trúc (Danlambao) - Trong tuần qua, các trang mạng xã hội Trung Quốc đã lần lượt xuất hiện nhiều bài mô tả chi tiết "đụng độ trên biển Hoa Nam" - sự kiện căng thằng khi tàu TQ hoạt động phi pháp trong vùng EEZ và thềm lục địa VN hơn 1 tháng tại bãi Tư Chính và gần 2 tháng tại bãi Nam Côn Sơn (lô 06.1).
Thông tin Trung Quốc đưa ra trùng khớp với những gì mà GS Thayer cho lên mạng cũng trong tuần qua. Hà Nội có khả năng thông qua ông Thayer đánh tiếng về việc sẽ cho công bố chi tiết hơn những gì đã và đang xảy ra thì lập tức Bắc Kinh cho công bố thông tin theo kiểu "báo cáo nội bộ" lên các trang mạng và cả các trang tin online thuộc các công ty sân sau và có hợp đồng với đội tác chiến mạng của Bắc Kinh (như trang Tây Lục với chi tiết vụ đụng độ tàu TQ và VN bên dưới link).
Có thể điểm lại các chi tiết chính:
- Số lượng tàu 30 chiếc hoặc hơn.
- Đã có tấn công vòi rồng
TQ đã cho điều 2 tàu chiến (warships) 10.000 tấn - khu trục hạm đến hổ trợ tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và đuổi tàu CS biển VN chạy "có cờ".
Có thể dự báo Bắc Kinh đang dọn đường và sẽ cho công bố "bằng chứng VN xâm phạm chủ quyền của TQ khi cho tàu cảnh sát biết khiêu khích và đe dọa tàu cá, tàu thăm dò địa chất của TQ cũng như ngăn cản các hoạt động của tàu Hải Dương 8. và sau đó tàu hải quân PLA can thiệp thì tàu VN bỏ chạy".
Hãy chờ xem Bắc Kinh sẽ công bố chính thức chi tiết thế nào về cái mà họ đang dẫn dắt dư luận trong nước trước khi bộ ngoại giao TQ lên tiếng chính thức!?
Hãy chờ xem Bắc Kinh sẽ công bố chính thức chi tiết thế nào về cái mà họ đang dẫn dắt dư luận trong nước trước khi bộ ngoại giao TQ lên tiếng chính thức!?
*
Bài viết:
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam một lần nữa thách thức! Siêu cường quyết đoán ra quân xua đuổi!
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam một lần nữa thách thức! Siêu cường quyết đoán ra quân xua đuổi!
Nguồn: Bàn trà nhỏ nói về quân sự
2019-08-08 15:48:01
Trong quãng thời gian gần đây, Việt Nam quốc gia nhỏ bé này có một chút không an phận, nhiều lần phái tàu cảnh sát biển thách thức điểm mấu chốt của siêu cường (nước lớn), vào tháng trước, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (Trong bài gọi là Lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam) đã phái nhiều tàu Cảnh sát biển ra tổ chức ngăn trở các tàu của ngư dân cường quốc (siêu cường) đánh bắt, những ngư dân này đang thực hiện việc đánh bắt bình thường, không hề xâm phạm lãnh hải của bất kỳ quốc gia này, nhưng chính quyền Việt Nam lại dùng từ chấp pháp, kiên định cho rằng cường quốc vi phạm Luật hải dương quốc tế, xâm phạm lãnh hải của Việt Nam, hơn nữa tiến hành xua đuổi đối với những ngư dân này, còn tiến hành bắt giữ, câu lưu một số tàu ngư dân. Dưới sự cảnh cáo nghiêm khắc của cường quốc, chính quyền Việt Nam không những không phóng thích những người này, ngược lại còn làm dữ hơn, tiến hành ngăn trở hoạt động thăm dò hải dương nước xa của cường quốc.
Theo như đưa tin từ truyền thông, trong những ngày gần đây, cường quốc đã phái ra hai tàu thăm dò cùng các tàu bảo vệ đã tiến vào khu vực lãnh hải thuộc quyền tài phán để tiến hành hoạt động thăm dò bình thường, nhưng phía Cảnh sát biển Việt Nam đột ngột phái ra 4 tàu cảnh sát biển tiến hành ngăn trở, không cho phép tàu thăm dò của cường quốc tiến vào khu vực biển liên quan tiến hành tác nghiệp, trong quá trình đối đầu giữa hai bên, Cảnh sát biển Việt Nam gọi tới nhiều tàu cảnh sát biển cỡ nhỏ ở khu vực đó, đạt tới 30 tàu, tiến hành đối đầu với các tàu thăm dò của cường quốc, trong quá trình này, tàu Cảnh sát biển Việt Nam nhiều lần sử dụng vòi rồng phun nước tấn công tàu thăm dò của cường quốc, hơn nữa đưa ra lời cảnh cáo, yêu cầu tàu thăm dò của cường quốc lập tức rút khỏi khu vực trên, nhưng tàu thăm dò của cường quốc vẫn không nao núng, tiến hành triển khai đối đầu với cách tàu Cảnh sát biển Việt Nam.
Bởi vì phía Việt Nam đã điều động 2 tàu Cảnh sát biển 4000 tấn với trang bị pháo 30mm, hai tàu thăm dò của cường quốc hiển nhiên ở điều kiện bất lợi, tình hình hết sức căng thẳng, bất đắc dĩ, hai tàu thăm dò này phát tín hiệu cầu cứu, sau đó tàu quân sự đang thực thi nhiệm vụ ở khu vực gần đó đã xuất kích, sau đó hai tàu quân sự của cường quốc đã khẩn cấp đến khu vực vùng biển đó. Theo tin được biết, sau khi hai tàu quân sự 10 nghìn tấn của cường quốc đi tới vùng biển đó, thông qua radar đã phát ra cảnh cáo cứng rắn đối với phía tàu Cảnh sát biển Việt Nam, yêu cầu tàu Cảnh sát biển Việt Nam lập tức rút khỏi vùng biển trên, nhưng tàu Cảnh sát biển Việt Nam vẫn tiếp tục mạo hiểm, không những không rời khỏi đó, mà còn bắn lên trời nhiều phát đạn pháo.
Dưới tình hình như vậy, tàu quân sự của cường quốc không thể nào nhẫn nhịn được nữa, sử dụng pháo phụ (cỡ nòng nhỏ hơn) phóng hơn một trăm quả đạn thật cùng đạn gây nhiễu, những quả đạn này đều rơi vào khu vực gần tàu Việt Nam, tàu Cảnh sát biển Việt Nam nhìn thấy tình hình không ổn, rằng tàu quân sự của cường quốc muốn ra tay thật, liền ngay lập tức né tránh chạy trốn. Sau đó, hai tàu thăm dò của cường quốc tiến hành tác nghiệp bình thường, còn hai tàu quân sự thì không rời khỏi khu vực đó, một mực đi tuần tra ở xung quanh, ngăn ngừa tàu Cảnh sát biển Việt Nam một lần nữa thách thức.
Đây không phải là lần đầu tiên tàu Cảnh sát biển Việt Nam uy hiếp các tàu cá cường quốc cùng các hoạt động bình thường, vào tháng trước, hai bên còn có xung đột căng thẳng, tàu Cảnh sát biển Việt Nam ngăn trở dàn khoan khí thiên nhiên của của cường quốc.
Trong mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển và vươn lên của ngành du lịch Việt Nam, doanh thu tài chính của chính quyền địa phương không ngừng gia tăng, nhằm để làm lớn mạnh lực lượng Cảnh sát biển, chính quyền đương cục Việt Nam đầu tư một lượng lớn tiền bạc mua tàu Cảnh sát biển có trọng lượng lớn từ Hòa Lan, hơn nữa lắp đặt vũ khí tiên tiến, thường xuyên được phái đi ức hiếp (bắt nạt) các tàu cảnh sát biển quốc gia láng giềng. Vào năm ngoái, tàu Cảnh sát biển Việt Nam từng đối đầu với các tàu quân sự của Indonesia, hơn nữa tấn công vô lý các tàu quân sự của Indonesia, tạo thành sự cố với thương vong nghiêm trọng.
Trong khi đó ở hiện tại, Việt Nam đang là người đại diện (tay sai) cho Hoa Kỳ ở khu vực Nam Á, không ngừng gửi các tàu Cảnh sát biển thách thức điểm mấu chốt của cường quốc, dưới sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Việt Nam mười phần tự tin, thật sự là không nhìn thấy quan tài thì không đổ lệ.
Nhưng thông qua những tình hình sự việc gần đây, dưới sự cảnh cáo của cường quốc, chính quyền đương cục Việt Nam cũng không thể không thành thật trở lại, nếu như tiếp tục thách thức điểm mấu chốt (giới hạn đỏ) của cường quốc, thì sẽ có thể là không còn cảnh cáo đơn giản như vậy nữa.
Đối với sự kiện tàu Cảnh sát biển Việt Nam đâm tàu hộ vệ Indonesia, phía Indonesia đưa ra câu trả lời. Phía Indonesia nói rằng, sự kiện lần này xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế Indonesia. Trước khi xảy ra va chạm, tàu hộ vệ Indonesia chặn lại một tàu bắt cá của Việt Nam, tàu cá này vào thời điểm đó đang thực hiện đánh bắt cá phi pháp, sau đó tàu này liền gặp phải va chạm từ phía tàu của Cảnh sát biển Việt Nam. Lần va chạm này khiến cho tàu cá bị chìm, phía Indonesia câu lưu 12 thuyền viên đánh cá, nói rằng bọn họ trước mắt bị giam giữ ở một căn cứ hải quân, "chờ đợi trình tự pháp luật tiếp theo".
Hai thành viên của tàu cá thì nhảy xuống biển và được tàu Cảnh sát biển Việt Nam cứu.
Điều đáng chú ý là, đoạn phim về vụ va chạm giữa hai bên đã được lưu truyền lên mạng xã hội.
Video cho thấy, tàu Cảnh sát biển Việt Nam chủ động va chạm vào tàu hộ vệ Indonesia. Sau đó, binh sĩ Indonesia cầm súng đối đầu với thuyền viên Việt Nam, hơn nữa sử dụng que gỗ và các dụng cụ khác đánh nhau với phía Việt Nam. Binh sĩ hải quân Indonesia còn chửi câu tục tĩu đối với phía Việt Nam.
Hãng tin AP dẫn lời tư lệnh Hạm đội thứ nhất Hải quân Indonesia là Yudo Margono nói rằng, địa điểm xảy ra sự việc là khu vực biển Bắc Natuna (từ năm 2017 trở đi Indonesia đổi tên khu vực biển cực nam biển Nam Trung Quốc với tên riêng). Ông ta đồng thời nói, Việt Nam cũng đưa ra yêu cầu chủ quyền với vùng biển trên.
Theo tin từ Tân Hoa Xã, từ năm 2014 tới nay, Indonesia đã liên tục dùng phương pháp dọn dẹp sạch sau đó kích nổ cho chìm các tàu đánh bắt cá phi pháp. Trong mấy tháng gần đây, cách làm này bịdừng lại. Nhưng Bộ trưởng Bộ ngư nghiệp Indonesia ngày 29 tuyên bố, quốc gia này sẽ nối lại cách làm này, kế hoạch cụ thể là ngày 4 tháng 5 đánh chìm 51 tàu đánh bắt cá phi pháp, trong đó phần nhiều là các tàu cá của Việt Nam.
(Phụ trách biên tập: Bạch Dân Vỹ)