Cập nhật tin biển Đông - Dân Làm Báo

Cập nhật tin biển Đông

Bảo Thiên (Danlambao) - Trên mạng đang có thông tin dự đoán khả năng Bắc Kinh có thể ra đòn trong tình hình căng thẳng khi họ cố leo thang để đe dọa Hà Nội cũng như thử lửa độ “keo sơn” trong chiến lược hợp tác quân sự giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn trước các sự kiện bãi Tư Chính và Nam Côn Sơn từ đấu tháng 6 đến nay có thể dẫn đến một cuộc chiếm đóng mới của Bắc Kinh tại khu vực tây nam thuộc Trường Sa (Spratly Islands).

Đó là các bãi ngầm Lát (Ladd Reef) và Mỹ Hải (Julibee Reef) nằm cạnh nhau ở khu vực tây nam Trường Sa. Đá Lát được Việt Nam kiểm soát từ 1988 và đã xây dựng ở đây một hải đăng. Bãi ngầm Mỹ Hải hiện chưa có ai kiểm soát và có thể nằm trong mục tiêu của Bắc Kinh bởi vị trí chiến lược của nó ở rìa tây nam của Trường Sa. 

Trong tình hình này, khả năng xảy ra một cuộc chiếm đóng của Bắc Kinh là có thể diễn ra bởi “lửa” đã được thử và dường như cho kết quả không mấy đáng lo. Trung Quốc chỉ chực chờ có cơ hội để tung đòn theo cách mà họ đã ra đòn ở Scarborough Shoal vào năm 2012 để chiếm vị trí quan trọng ở rìa đông bắc của Trường Sa. 

Vị trí hai bãi ngầm Lát và Mỹ Hải được đánh dấu sao trong bản đồ 

Rất nhiều lần trong quá khứ, bất kỳ khi nào có căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn thì Bắc Kinh lại xuất chiêu và tung đòn ở khu vực chiến lược của họ là biển Đông (South China Sea). Trong tình hình căng thẳng hiện nay giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn, các nhà quan sát lại một lần nữa dự báo Bắc Kinh sẽ tranh thủ để xuất chiêu và tung đòn ở biển Đông một lần nữa. Và lần này dự báo sẽ là bước mới trong chiến lược thâu tóm và kiềm soát biển Đông của họ?!

Ladd hay Julibee sẽ nằm trong tầm ngắm?

Có ý kiến cho rằng câu hỏi không phải là liệu có hay không mà là khi nào sẽ diễn ra mà thôi.

Động thái của Trung Quốc ngoài việc xâm lấn Bãi Tư Chính

Theo hồ sơ đăng ký đặt tên cho các thực thể nằm ở đáy các đại dương được trình và gởi cho Tổ chức Thủy văn quốc tế và Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ của UNESCO từ phía Cục Khảo sát Địa chất Hải dương Quảng Châu trực thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc vào năm 2016, họ đã đệ trình hồ sơ khảo sát và để nghị đặt tên cho các điểm mà họ “tìm ra” ở biển Đông (South China Sea)

Theo hồ sơ trình và tổng hợp từ file của Tổ chức Thủy văn quốc tế cùng UB Hải dương học Liên chính phủ của UNESCO, tàu khảo sát Hải Dương Ty Hào đã khảo sát khu vực đáy biển nằm ở gần vị trí thuộc tây – tây nam Trường Sa (Spratly Islands) từ năm 2000 và đã "tìm ra" ba thực thể là ba ngọn đồi dưới đáy biển. Tại đây Bắc Kinh đã để nghị đặt tên trong hệ thống bản đồ quốc tế cho ba ngọn đồi này theo tên của các đội tàu thuộc đội tàu thám hiểm của Trịnh Hòa. 

Vị trí tọa độ khu vực ba ngọn đồi dưới đáy biển này nằm ở phía nam bãi Tư Chính (Vanguard Bank).

Những động tác nhỏ và có tính toán như thế này của Bắc Kinh là không bao giờ thừa trong chiến lược cuốn chiếu và cắt lớp của Trung Quốc tại Biển Đông.

Chắc hẳn Hà Nội đã không thể bỏ qua động tác này của Bắc Kinh ở các tổ chức quốc tế và các tổ chức của Hiệp Quốc Liên như UNESCO?!

Vị trí điểm ba ngọn đồi dưới đáy biển mà Trung Quốc đề nghị đặt tên theo tên các đội tàu của Trịnh Hòa - nằm phía nam của bãi Tư Chính (Vanguard Bank) 
Bản đồ độ sâu khu vực đáy biển có ba ngọn đồi mà Trung Quốc đã khảo sát năm 2000 và "tìm ra" - Thông tin từ hồ sơ đệ trình của Trung Quốc lên các tổ chức quốc tế 

Bản đồ tọa độ khu vực ba ngọn đồi dưới đáy biển trong hồ sơ đệ trình của Bắc Kinh 

Phản ứng từ Việt Nam 

Tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung rời căn cứ hải quân ở Cam Ranh vào ngày 15/8 và tiến thẳng ra khu vực có tàu Hải Dương Địa Chất 8.

Tàu Quang Trung đã di chuyển cắt mặt và ngán đường đi của Hải Dương 8 trong 2 ngày qua. Chỉ dấu cho thấy đây có thể là lần đầu tiên Hà Nội buộc phải "dụng binh" để đối đầu trực tiếp với các lực lượng tàu chấp pháp của Trung Quốc trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.

Hoạt động của tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung bị cản phá từ phía các tàu hải giám của Trung Quốc. Có ít nhất 8 tràu hải giám của Trung Quốc đang hộ tống Hải Dương 8 trong vùng biển EEZ của Việt Nam.

Động thái điều tàu chiến hải quân VPN tham dự trực tiếp vào các đợt tuần tra của lực lượng chấp pháp cảnh sát biển Việt Nam cho thấy nếu không tính toán kỹ chiến thuật và kế hoạch dài lâu thì đụng độ vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc có khả năng xảy ra là rất lớn. 

Và khi Việt Nam được đánh giá là "chiếu giữa" so với sức mạnh quân đội của Trung Quốc được đánh giá là chiếu trên thì chưa thể lường trước sẽ được và mất những gì trong lúc này!

18.08.2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo