CTV Danlambao - Theo Cục Lưu trữ Văn phòng TƯ Đảng thì tờ giấy bầy nhầy xoá bỏ tung tung, đỏ lòm và sai bét chính tả, trật văn phạm, lời lẽ ngây ngô ở trên là: "một tài liệu có ý nghĩa vô cùng to lớn, là di sản văn hóa vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta; đã được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012."
Một bản di chúc phải cần đến 4 năm để viết, sửa nhiều lần. Tác giả cũng không quan tâm đến việc viết lại một bản sau cùng để ít ra có một di chúc tươm tất của một chủ tịch nước để lại cho toàn dân. Ngoài nội dung, văn phong, từ ngữ - thái độ của Hồ Chí Minh là một thái độ khinh thường người dân.
Theo Phó Cục trưởng Cục Lưu trữ văn phòng TƯ Đảng Đinh Hữu Long: "bản Di chúc hiện đang được Cục Lưu trữ Văn phòng TƯ Đảng bảo quản theo chế độ đặc biệt... và Cục luôn quan tâm, chú trọng đến công tác phát huy giá trị của bản Di chúc."
Một bản di chúc như vậy có gì để phát huy giá trị!? Hãy thử nghiệm đo lường giá trị của nó bằng cách ra một đề thi cho học sinh toàn quốc làm bài thi: "Đánh giá chữ viết và cách sử dụng tiếng Việt trong di chúc Hồ Chí Minh"!
25.08.2019