Nhiễm độc thủy ngân - Dân Làm Báo

Nhiễm độc thủy ngân

VNCH Ngọc Trương (Danlambao) - Báo cáo của Tổng Nha Môi trường Việt Nam cho biết đám cháy tại hãng bóng đèn và bình thủy Rạng đông ngày 28 tháng 8, 2019 làm hư hại 480.000 bóng đèn loại CFL (compact fluorescent lamp), mỗi bóng đèn chứa 20 milligram thủy ngân lỏng. Hơi thủy ngân phân tán khắp vùng phụ cận.

1 triệu 600.000 bóng đèn cùng loại bị thiêu hủy hoàn toàn. Mỗi bóng đèn chứa từ 22 đến 30% hỗn hợp thủy ngân. 

Chưa kể hai triệu bóng đèn sợi tungsten kiểu cũ, cũng làm mồi cho thần lửa. Lượng thủy ngân lỏng phát toả môi vào không khí ước lượng 15.1 đến 27.2kg. 

Sau vụ hỏa hoạn, chính quyền phường Hạ Đình thông báo tình trạng ô nhiễm thủy ngân, ngày hôm sau lại thu hồi thông báo nói trên. Bọn cầm quyền thành phố Hà nội gởi công văn hỏa tốc ngày 6 tháng 9, 2019 về việc xét nghiệm ô nhiễm do thủy ngân gây ra. 

Theo thông lệ của cs Việt Nam, chính quyền lúc nói không ô nhiễm, lúc nói có ô nhiễm. Một lũ tiến sĩ (chưa bao giờ biết nghiên cứu là gì), rồi phó tiến sĩ (hầm bà lằng, tả pi lù) cho rằng không khí vẫn sạch, khu dân cư chung quanh vẫn an toàn. Phe khác lại nói có 50 người nhiễm độc thủy ngân... 

Đám cháy nhà máy Rạng đông. 

Xin gác qua một bên chuyện ngu xuẩn, dối trá suốt đời của VC, mời bạn đọc tìm hiểu thêm về sự nguy hiểm của thủy ngân. 

Thủy ngân xuất hiện rất lâu trong lịch sử nhân loại, đã có thủy ngân hiện diện trong các mộ cổ Ai cập 1500 năm trước công nguyên. 

Ký hiệu hóa học của thủy ngân là Hg, phát xuất từ tiếng Hy lạp - hydrargyrum: chất "bạc lỏng" mô tả bề mặt có màu bạc lóng lánh, không mùi vị. 

Nguyên tố thủy ngân thiên nhiên tìm thấy trong không khí, nước và dưới đất, thủy ngân bốc hơi chậm với nhiệt độ trong phòng và biến thành hơi. 

Theo Tổ chức y tế thế giới của Liên hiệp quốc (WHO) có nhiều yếu tố đáng chú ý về thủy ngân như sau: 

1/ Nhiễm thủy ngân dù chỉ với một lượng rất nhỏ đủ gây ra bịnh tật. Đặc biệt cản trở phát triển trí khôn ở trẻ nhỏ, phôi thai, bào thai. 

2/ Thủy ngân hại thần kinh hệ, phá hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, hệ thống tiêu hóa, hại phổi, thận, mắt và da. 

Thủy ngân có màu bạc và dạng lỏng 

3/ WHO đánh giá thủy ngân là một trong mười hóa chất đứng đầu cần được giới y tế quan tâm. 

4/ Con người tiếp xúc với hợp chất thủy ngân hữu cơ tên methylmercury do ăn cá, đồ biển, tôm, sò đã nhiễm thủy ngân, từ đó chất độc chuyển qua cơ thể và gây bịnh. 

Trong kỹ nghệ, thủy ngân được dùng để sản xuất nhiệt kế, phong vũ biểu, đồ phụ tùng xe hơi, máy móc gia dụng, bóng đèn, pin tròn (pin đồng hồ) nữ trang, chất tẩy trắng da thẩm mỹ... 

Vì vậy ở các quốc gia tiền tiến, pin hết sử dụng phải được bỏ riêng để tái tạo hoặc phế thải đúng phương pháp hầu giữ môi trường sinh sống của con người được an toàn (không để thủy ngân hoặc các chất độc phân tán trong không khí, đất, nước...). 

Khi nghi ngờ bị nhiễm thủy ngân do tai nạn, do ăn nhiều cá, đồ biển nhiễm độc, thử máu và thử nước tiểu phải được thực hiện ngay. 

Dưới tỷ lệ 10mcg/L (micro gram/lit) trong một lít máu tìm thấy 10micro gram thủy ngân, được coi là bình thường 

Trên mức 50 mcg/L: nhiễm thủy ngân nghiêm trọng. 

Nói tóm tắt, nhiễm thủy ngân khiến trẻ em chậm phát triển trí khôn, hay không phát triển chi cả. Người lớn cũng bị hư hại thần kinh hệ, mất điều khiển hoạt động của tay chân, nói năng lộn xộn. Hư hại phổi, thận, mắt, da và dẫn đến mất mạng. 

Các trường hợp nhiễm thủy ngân trên thế giới: 

1/ Năm 1956, thành phố Minamata của Nhật, phát giác dân chúng trúng độc thủy ngân. Nguyên nhân phát xuất từ nước thải của công ty hóa học Chisso đổ xuống vịnh Minamata, cá trong vịnh nhiễm độc, người Nhật rất thích ăn cá trong bữa ăn hàng ngày, đưa đến dân thành phố nhiễm thủy ngân rất nặng. Lần đầu tiên thế giới biết rõ triệu chứng nhiễm độc thủy ngân, vì vậy được gọi là bịnh Minamata

Thoả ước LHQ nhằm bảo vệ sức khoẻ và môi trường không bị thủy ngân tác hại được 128 quốc gia ký kết năm 2013, mang tên Thoả ước Minamata nhắc nhở tai họa thủy ngân đầu tiên được nhân loại biết đến. 

2/ Các cộng đồng thổ dân ở Ontario, Canada vào cuối thập niên 1960 có triệu chứng bị nhiễm độc thủy ngân do các nhà máy chung quanh xả nước hóa học xuống hồ thiên nhiên. Thổ dân sống với nghề săn bắn, đánh cá trên hồ, họ ăn nhiều cá nhiễm độc. Ngoài ra thủy ngân từ các nhà máy phân tán vào không khí cũng làm số thổ dân lâm bịnh và thiệt mạng gia tăng, hậu quả vẫn kéo dài đến thế kỷ 21. 

3/ Ngày 14 tháng 8, 1996 giáo sư hóa học Karen Wetterhahn của Darmouth College, New Hampshire, Mỹ, làm đổ một ít hợp chất dimethylmercury trong lúc làm thí nghiệm. Mặc dù có mang bào tay cao su Latex (loại bao tay bác sĩ hay dùng khi khám bịnh nhân), năm tháng sau đó bà cảm thấy có triệu chứng nhiễm độc thủy ngân. Được chữa trị rất đầy đủ và liên tục nhưng bà vẫn bị rối loạn thần kinh hệ do thủy ngân gây ra và thiệt mạng sau vài tháng. 

Những sự kiện trên chứng tỏ các quốc gia thế giới, LHQ, tổ chức y tế WHO đều đặt nặng chuyện phòng ngừa nhiễm độc hóa học, gồm cả độc thủy ngân. 

Nhà cầm quyền VC "nói đi, nói lại", chơi trò ỡm ờ, không rõ ràng chuyện ô nhiễm thủy ngân do đám cháy ở xưởng Rạng đông gây ra. 

Cũng không lạ, biển ô nhiễm, cá chết vì trúng độc của nhà máy Formosa, bọn cs mồm ngậm đầy tiền hối lộ, vẫn trơ trẻn cho rằng "không sao cả". 

Chúng đãi bôi ngoài cửa miệng cho qua chuyện, về sau bắt bớ, giam cầm những ai chất vấn hay phản đối. 

Thời CS: nước Việt Nam quốc phá gia vong! 


Tham khảo


13.09.2019




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo