Nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang nhận giải thưởng Tự do Báo chí RSF 2019 - Dân Làm Báo

Nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang nhận giải thưởng Tự do Báo chí RSF 2019

CTV Danlambao - Để đánh dấu kỷ niệm 25 năm của ban tiếng Đức, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã trao Giải thưởng Tự do Báo chí năm 2019 cho nhà báo người Ả Rập Saudi Eman al Nafjan, nhà báo Việt Nam Phạm Đoan Trang và nhà báo người Malta Caroline Muscat trong một buổi lễ được tổ chức lần đầu tiên tại Berlin vào tối ngày 12/9.

Thông tin trên trang web của Tổ chức Phóng viên Không biên giới cho hay:

Ba nhà báo đến từ Ả Rập Saudi, Việt Nam và Malta đã được vinh danh tại Giải thưởng Tự do Báo chí RSF 2019.

Giải thưởng cho lòng can đảm (The Prize for Courage), để vinh danh các nhà báo, phương tiện truyền thông hoặc tổ chức phi chính phủ thể hiện sự can đảm trong hoạt động, bảo vệ hoặc quảng bá báo chí, đã được trao cho Nhà báo đến từ Ả Rập Saudi, cô Eman al Nafjan. Đây là người sáng lập trang web SaudiWoman.me và là tác giả của nhiều bài báo trên các phương tiện truyền thông quốc tế bao gồm cả tờ Guardian và New York Times. Eman al Nafjan dẫn đầu chiến dịch Phụ nữ Ả Rập Saudi cho quyền lái xe và chống lại hệ thống giám hộ nam quyền áp bức của Ả Rập Saudi. Bị bắt cùng với các nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ khác vào tháng 5 năm 2018, cô được trả tự do một cách có điều kiện vào ngày 28 tháng 3 năm 2019. Theo truyền thông Ả Rập Xê Út, cô bị buộc tội gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia vì mối liên hệ đáng ngờ với các thực thể nước ngoài với mức án 20 năm tù.

Giải thưởng về sức ảnh hưởng (The Prize for Impact), nhằm vinh danh các nhà báo có tác phẩm thúc đẩy sự cải tiến cụ thể về tự do báo chí, độc lập và đa nguyên, hoặc tăng cường nhận thức về những vấn đề này, đã được trao cho Nhà báo và blogger Việt Nam, cô Phạm Đoan Trang. Cô là người sáng lập Luật Khoa, một tạp chí trực tuyến chuyên cung cấp thông tin về các vấn đề pháp lý. Và cô cũng giúp công dân Việt Nam bảo vệ quyền của họ và chống lại sự cai trị độc đoán của Đảng Cộng sản. Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách trong đó có một cuốn bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT Việt Nam. Cô đã bị cảnh sát đánh đập vì công việc của mình và bị bắt giam hai lần trong nhiều ngày vào năm 2018.

Giải thưởng Độc lập (The Prize for Independence)nhằm vinh danh các nhà báo vì đã chống lại áp lực tài chính, chính trị, kinh tế hoặc tôn giáo, đã được trao cho Nhà báo người Malta, cô Caroline Muscat. Sau khi nhà báo đồng nghiệp Daphne Caruana Galizia bị sát hại vào tháng 10 năm 2017, cô Caroline Muscat đã giúp thành lập The Shift News, một trang web tin tức điều tra độc lập cam kết chống tham nhũng và bảo vệ tự do báo chí ở Malta. Tại quốc đảo nhỏ bé này, nơi hầu hết các cơ quan truyền thông đều phụ thuộc vào chính phủ, nữ nhà báo này đã vạch trần nhiều vụ tham nhũng liên quan đến các chính trị gia địa phương. The Shift News đã từ chối tuân thủ các yêu cầu gỡ bỏ nội dung từ Henley & Partners, một công ty của Anh tư vấn cho chính phủ về chính sách đầu tư cư trú và quyền công dân. Nữ nhà báo này đã nhận được một giải thưởng từ Ủy ban châu Âu vào năm 2015 cho ngành báo chí của mình,

"Hai trong số ba người đoạt giải năm nay đã không thể đến tham dự lễ nhận giải vì các nhà lãnh đạo của các quốc gia của họ ngăn cản họ... Những nhà báo này phải được tôn vinh ở quốc gia của họ, nơi bị hạn chế quyền tự do đi lại và quyền tự do nhưng cam kết của họ đã vượt ra khỏi biên giới mà không có những kẻ độc tài có thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn nó". Tổng thư ký của RSF, ông Splhe Deloire nói. 

Giải thưởng Tự do Báo chí thường niên của RSF, được thành lập năm 1992 để giúp bảo vệ và thúc đẩy hoạt động báo chí. Những người được vinh danh trước đây bao gồm nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, blogger Saudi Raif Badawi bị cầm tù và tờ báo Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi giải thưởng đi kèm với 2.500 euro.

Nguồn:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo