Thằng cô đơn! - Dân Làm Báo

Thằng cô đơn!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Một hôm, không biết vì lý do gì, nó bị đám du côn Tàu đánh sặc náu mũi ngay tại nhà nó, xóm giềng và thậm chí ngay cả những người khách xa cũng không màng đến. Ông đi qua, bà đi lại còn xì xà rằng "Mày chết thì cũng mặc kệ mẹ mày, cho bỏ cái thói láu cá chó, gian manh, gây chia rẽ".


Từ ngữ cùng cách nói của người Việt thật là rõ nét, thích người nào thì dùng từ ông bà, anh chị, còn tôn kính và hâm mộ người nào thì dùng từ quí ông quí bà, quí anh quí chị, hoặc ngay cả quí con, quí cháu. Đứa nào láu thì cứ gọi là thèng, là con, hoặc là đồ, tỉ như: Thằng láu cá, con đĩ mồm, đồ khốn nạn... 

Quê tôi có thèng Trọng, mà khi nhỏ nó bị té giếng, khi lớn lên nó không được thông minh cho lắm, nên dân xóm tôi gọi nó là thèng Lú, Trọng Lú, thiệt là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. 

Tuy không được thông minh nhưng gian manh thì nó lại có thừa. Thêm nữa, tuy gian manh nhưng nó cũng rất nhút nhát, thường ngày nó y như là con gà hay gáy, nhưng khổ nỗi là tiếng gáy của nó không giống tiếng gáy của con gà trống, mà mang âm thanh cùng dáng dấp của một con gà mái. 

Vì bổn tính gian manh cùng hèn nhát nên khi gài bẫy ai để tạo ra xích mích, nó thường giấu mặt. Nó "đâm bị thóc, thọc bị gạo", tung những tin thói hư tật xấu của người này, người nọ, tạo hiềm khích để hàng xóm đâm chém nhau rồi nó khoái chí ngồi xem. 

Khi nhàn rỗi, nó thường lê la hết nhà người này tới nhà người khác, những lúc không ai muốn tiếp nó nữa thì nó lê la ở các quán cà phê. Nơi đây, nó quan sát hễ thấy nhóm người nào chụm đầu nói chuyện nho nhỏ thì nó tìm cách ngồi gần để nghe, nếu có nghe chuyện gì lạ, nhất là những mẩu truyện về đất nước, về độc tài toàn trị, về quan chức, cán bộ tham nhũng thì nghe xong rồi nó đi báo cáo côn an. Chuyện này thường xuyên xảy ra, riết rồi nó cũng được việc làm và trở thành côn an chìm. 

Từ ngày làm côn an chìm thì cả xóm từ già đến trẻ, chẳng những không ai thích, mà còn khinh miệt nó nữa. Người ta xem nó như hủi, không một ai muốn đến gần để rước họa vào thân. 

Một hôm, không biết vì lý do gì, nó bị đám du côn Tàu đánh sặc máu mũi ngay tại nhà nó, xóm giềng và thậm chí ngay cả những người khách xa cũng không màng đến. Ông đi qua, bà đi lại còn xì xào rằng "Mày chết thì cũng mặc kệ mẹ mày, cho bỏ cái thói láu cá chó, gian manh, gây chia rẽ". 

Nó cảm thấy cô đơn, những nỗi cô đơn và tủi phận. Có lẽ nó cũng đã nhận ra sự thể và nghĩ rằng "Người Việt với nhau mà không giúp đỡ lẫn nhau, lại còn mắng xỉ... Bỗng nó ngước mặt lên trời mà than thân trách phận "Mình có làm sao thì người ta mới như vậy chứ"

20.09.2019




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo