Nhiệt điện Vân Phong 1 - Bước đầu hiện thực hóa luật đặc khu tại Khánh Hòa? - Dân Làm Báo

Nhiệt điện Vân Phong 1 - Bước đầu hiện thực hóa luật đặc khu tại Khánh Hòa?

Mẹ Nấm (Danlambao) - Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong với vốn đầu tư gần 2,6 tỉ USD vừa được động thổ tại xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Theo kế hoạch, công trình sẽ được hoàn thành, vận hành thương mại trong năm 2023. Trước đây, Khánh Hòa dưới thời ông Phạm Văn Chi làm chủ tịch đã từng từ chối dự án thép, nhiệt điện của tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) với lý do ô nhiễm. Vậy tại sao nhiệt điện Vân Phong 1 lại được tiến hành lúc này khi cả thế giới đã dần loại bỏ nhiệt điện than vì lý do ô nhiễm?!

Giữa năm 2007, Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) đề xuất dự án đầu tư nhà máy thép liên hợp, nhà máy điện tại vịnh Vân Phong có tổng mức đầu tư đến 11,5 tỉ USD, được xem là dự án lớn nhất Việt Nam về sản xuất thép thời điểm đó. Tuy nhiên, theo ý kiến phân tích của ông Phạm Văn Chi, người giữ chức Chủ tịch UBND Tỉnh Khánh Hòa thời đó: "Đề nghị của Tập đoàn POSCO xây dựng khu liên hợp sản xuất thép - nhiệt điện tại Vân Phong liên quan đến lợi ích trước mắt và lâu dài, lợi ích của các ngành kinh tế khác ở khu kinh tế vịnh Vân Phong; liên quan đến môi trường, hoạt động du lịch và người nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, đề nghị trên đây cần được xem xét một cách thận trọng." (1) 

Thời điểm đó, khá nhiều báo tập trung vào dự án của POSCO vì e ngại ảnh hưởng môi trường nhưng chủ yếu tập trung vào nhà máy thép không đề cập nhiều đến nhiệt điện chạy than (2).

Đến năm 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho nhà đầu tư - Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) thực hiện dự án Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 theo hình thức BOT. Đến năm 2017, sau 8 năm đàm phán, nhiều lần hẹn ngày khởi công nhưng dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 vẫn còn nằm trên giấy vì chủ đầu tư vẫn chưa đàm phán xong hợp đồng BOT với Bộ Công Thương nên dự án vẫn chưa thể khởi công theo kế hoạch.

Đến lúc này, ông Phạm Văn Chi trở thành cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - người đang tham gia tư vấn, phản biện dự án Nhiệt điện Vân Phong 1, cho rằng nhà máy nhiệt điện than bản chất là gây ô nhiễm cho dù nhà đầu tư Sumitomo có năng lực, công nghệ hiện đại. "Tôi hy vọng dự án khi triển khai phải kỹ càng. Cẩn thận nhất chính là vấn đề về môi trường và cuộc sống người dân". Ông Chi cho rằng có 3 vấn đề cần phải tính toán kỹ. Thứ nhất, nếu sử dụng than quốc tế có hàm lượng tốt nhất là 85% carbon và 15% xỉ bã thì với công suất 1.320 MW (giai đoạn 1) phải mất gần 16.000 tấn than/ngày. Lượng than này sẽ đốt khoảng 34.000 tấn ôxy. Thứ hai, lượng xỉ bã than chiếm khoảng 15% đổ ra sẽ xử lý như thế nào? Thứ ba, là ô nhiễm axít, vì có 5% lưu huỳnh trong than khi bốc hơi sẽ tạo thành 750 kg axít/ngày, sẽ tạo thành mưa axít. Bên cạnh đó, nước thải làm mát khi xả ra môi trường sẽ có nhiệt độ khoảng 80 độ C, cá tôm bị ảnh hưởng như thế nào?" (3)

Có thể nói tỉnh Khánh Hòa với lợi thế bãi biển đẹp, nên việc phát triển du lịch là một trong những thuận lợi của tỉnh. Và ông Phạm Văn Chi là một trong số ít những người bảo vệ môi trường biển tại vịnh Vân Phong và hạn chế xây nhà cao tầng ven biển trong quy hoạch đô thị tại tỉnh Khánh Hòa.

Năm 2019, thời điểm trước khi thông tin động thổ được công bố, tháng 7 báo chí đồng loạt chạy tin "Con trai nguyên cán bộ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa bị tố có dấu hiệu lừa đảo hàng chục tỷ". Dù không nêu tên nhưng cán bộ được nhắc đến trong vụ này chính là ông Phạm Văn Chi. Một nước cờ có tính toán? Đến tháng 10, lễ động thổ dự án nhiệt điện diễn ra êm đẹp.

Dự án nhiệt điện Vân Phong 1 vay tiền từ đâu?

Ngoài khoản vay trị giá 1,2 tỉ đôla từ Ngân hàng Nhật Bản Hợp tác Quốc tế (JBIC), 799 triệu đôla được vay từ: Sumitomo Mitsui Banking Corporation, MUFG Bank, Mizuho Bank, Sumitomo Mitsui Trust Bank, Oversea Chinese Banking Corporation, DBS Bank và Bank of China (4).

Ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corporation (OCBC) của Trung Quốc cho biết hai nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn và Vân Phong của Việt Nam sẽ là những nhà máy cuối cùng mà ngân hàng này tài trợ bởi sẽ tăng tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo. "Chúng tôi sẽ không tài trợ cho bất kỳ nhà máy điện đốt than mới nào khác ở bất kỳ quốc gia nào, ngoại trừ các dự án nhiệt điện mà chúng tôi đã tham gia hoặc đã cam kết tài trợ trước đó tại Việt Nam", ông Samuel Tsien - CEO của Ngân hàng OCBC nói với Bloomberg tại trụ sở Singapore ngày 15/4. (5)

Hiện tại, với tâm lý ghét Trung Quốc, công nghệ nhiệt điện than gây ô nhiễm được chuyển sang nhà đầu tư Nhật Bản. Việc này đi ngược lại với cam kết của Thủ tướng Vịt quay Nguyễn Xuân Phúc trong năm 2018: “Việt Nam sẽ tăng sản lượng điện sản xuất từ những nguồn tái tạo lên gấp ba lần và tăng tỷ lệ số hộ gia đình có các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời lên khoảng 26% vào năm 2030. Điều quan trọng là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.” (6)

Đây cũng là một nước cờ tráo trở của Tổng bí Tịch Nguyễn Phú Trọng khi vừa hô hào: "Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường

Nhưng mấu chốt quan trọng nhất của vấn đề chính là khi dự án nhiệt điện Vân Phong 1 được khai thác thì bước tiếp theo dự luật đặc khu sẽ hồi sinh sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố tiếp tục quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu.

Vân Đồn (Quảng Ninh) - Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) - Phú Quốc (Kiên Giang), ba mục tiêu chiến lược của kế hoạch One Belt-One Road (Một Vành Đai Một Con Đường), đang được tiếp tục xây dựng bất kể luật đặc khu có được thông qua hay không. Năm 2020 đang đến gần, các cam kết trong Hiệp ước Thành Đô đang trên đà được khai triển.

Chú thích:


9.10.2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo