Thành Đỗ (Danlambao) - Nhân câu chuyện rùm beng về đặt tên đường Đà Nẵng mang tên hai giáo sĩ truyền giáo mà lòi ra cả một lũ tiến sỹ, phó giáo sư, chúng có thẻ đảng và chúng có một điểm chung là DỐT sử. Nhưng chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem chúng thật sự dốt hay vừa dốt vừa thâm độc trong quá trình sát nhập và Hán hóa dân tộc chúng ta.
Người miền bắc hay nói: “Một con bò cho qua Nga khi trở về nó cũng có bằng tiến sỹ”. Đôi khi chỉ có lý lịch của con bò mới lọt qua khâu kiểm tra lý lịch khi lên đường.
Sau năm 1975, sân chơi trí thức Việt Nam do đó nhường chỗ lại cho lớp người được đào tạo ở Liên Xô và các nước Đông Âu trở về, mà như nói ở trên, đa phần chỉ có cái bằng còn kiến thức thì rỗng, đồng nghĩa với dốt.... nhưng cho dù có bằng tiến sỹ, phó giáo sư thì con bò vẫn là con bò, những “tiến xỉ” uyên bác này, họ thật là có công xây dựng kho tàng ngu dốt cho đất nước xinh đẹp này khi chúng cho rằng vị cha đẻ của chữ quốc ngữ Việt Nam là dọn đường, tiếp tay cho người Pháp sang xâm lược đất nước xinh đẹp của chúng ta 213 năm sau đó.
Tôi nghĩ chúng không NGU NHƯ BÒ đâu nhưng tôi tin chúng thâm độc trong việc dọn đường để Hán hóa dân ta, hầu dễ dàng sát nhập Việt Nam vào đại gia đình Hán tộc theo hiệp ước Thành Đô 1990 mà thôi.
Trước chúng thì chúng ta cũng đã thấy có các phó giáo sư Hồ Ngọc Đại và Bùi Hiền cũng tìm mọi cách để phá hủy chữ Quốc Ngữ và văn hóa Việt của chúng ta.
Nhắc lại về lịch sử, năm 1625, cha Alexandre de Rhodes, tên Việt là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ, đi thuyền tới Việt Nam, không ai ngờ rằng thời điểm này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn lao của ngôn ngữ Việt. Đó là sự bắt đầu hình thành của chữ Quốc ngữ. Trong 300 năm, chữ Quốc ngữ đã phải trải qua bao nhiêu sóng gió rồi cuối cùng thay thế hoàn toàn được chữ Nôm, chữ Hán để trở thành chữ viết của người Việt, các vị vua triều Nguyễn cũng có công tạo điều kiện dễ dàng trong việc dùng chữ Quốc Ngữ hầu thoát Trung, tránh bị sát nhập và Trung hoa và cho đến ngày nay, hóa trình Hán hóa đang được thực hiện ráo riết bởi đảng cộng sản VN, họ tìm cách hô biến hay xóa đi chữ Quốc ngữ của người Việt.
Sau khi cha Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes) rời Việt Nam năm 1645, ông qua đời 15 năm sau tại Ba Tư (Iran). Vào năm 1858, nghĩa là 213 năm sau, người Pháp mới nổ súng vào Việt Nam lần thứ nhất tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng.
Ngày nay, đám “tiến sĩ, phó giáo sư” dốt sử và thâm độc, đánh đồng ngài Alexandre De Rhodes là người Pháp để cho rằng cho rằng việc cha Francisco de Pina và cha Đắc Lộ, tạo ra chữ quốc ngữ là cốt để tạo đường cho Pháp xâm lăng Việt Nam, đúng là bọn cả vú lấp miệng em và chúng chủ trương Việt Nam quay ngược lại dùng tiếng Hán cho dễ bề việc sát nhập đất nước Việt Nam vào đại gia đình Hán tộc, như những gì đang xảy ra tại Tây Tạng, tại Tân Cương.
Bạn biết gì về chữ Quốc Ngữ
Chữ Quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc ký âm bằng chữ cái Latin (a, b, c,…), nên tương đối đơn giản, tiện lợi, dễ học, dễ nhớ, đã giúp cho người Việt dễ dàng hội nhập với các nước dùng chữ Latin hơn so với các nước theo chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn hay những nước theo chữ Ả Rập. Sự hội nhập nhanh chóng này cũng tác động một phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí của một quốc gia. Như hiện nay trong vấn đề giao dịch qua Internet, chữ Quốc ngữ đã có rất nhiều lợi thế hơn hẳn so với các bộ chữ tượng hình như chữ Hán vừa khó đọc, khó viết và lại thêm khó xử dụng. Cũng từ đấy, người Việt đã thật sự hoàn toàn thoát được ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, mặc dù nước ta đã bị phương Bắc đô hộ 1.000 năm. Đây có thể nói là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao.
Trước chữ Quốc Ngữ, người Việt viết chữ gì?
Trước khi có chữ Quốc ngữ, người Việt đã có chữ Khoa đẩu, chữ Hán và chữ Nôm.
Chữ Khoa đẩu: hay còn gọi chữ nòng nọc là chữ Việt cổ xuất hiện trong nền văn hóa tiền Việt-Mường, được tìm thấy trên các trống đồng, trên đá hay các di vật cổ xưa để lại. Khoa đẩu có nghĩa là đầu lớn, để chỉ hình tượng của chữ này: đầu lớn và những nét giống hình con nòng nọc. Đây là loại chữ tượng thanh, ghép nhiều chữ lại thành từ. Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái tông nhắc đến tích là thời vua Nghiêu (2000 năm trước Công Nguyên) nước Việt Thường (vùng Nghệ An, Hà Tỉnh) tặng con rùa ngàn năm trên lưng có khắc chữ Khoa đẩu:
"Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần qui, bối hữu Khoa đẩu” (nghĩa là thời vua Nghiêu, nước Việt Thường tặng rùa thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu). (Trích Lương Nguyên Hiền).
Sau khi chiếm được nước Nam Việt của Triệu Đà, nhà Hán thi hành chính sách Hán hóa dân tộc Việt. Các thái thú như Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp bắt đốt hết sách vở còn như tướng Mã Viện (năm 43) thì tìm cách tận thu trống đồng. Người Việt bị bắt buộc phải dùng chữ Hán thay cho chữ Khoa đẩu và tưởng chừng như chữ Việt cổ đã bị thất truyền. Nhưng gần đây có ông Đỗ Văn Xuyền đã tuyên bố giải mã được chữ Khoa đẩu sau 50 năm mày mò tìm kiếm. Ông viết được bằng chữ Khoa đẩu bài Hịch của Hai Bà Trưng kêu gọi khởi nghĩa (năm 40) [2].
Chữ Hán: còn gọi chữ Nho hay chữ Trung Hoa là chữ tượng hình biểu ý. Người Việt ngày xưa xử dụng hai thứ tiếng: một là tiếng Hán Việt (đọc chữ Hán theo âm Việt) dành cho giới quan lại và khoa bảng và hai là tiếng Việt được xử dụng trong dân gian.
Chữ Nôm được cấu tạo trên cơ sở chữ Hán nhưng lấy âm Hán Việt để ghi âm tiếng Việt. Chữ Nôm đã được hình thành bằng nhiều cách khác nhau, như ghép hai chữ Hán với nhau, thí dụ chữ “mắt” ghép từ chữ “mục” (biểu ý) và “mạt” (biểu âm) hay mượn âm chữ Hán như chữ “tốt” có nghĩa là “binh lính” (chữ Hán) để ghi từ “tốt” trong “tốt xấu” của chữ Nôm [3]. Có nhiều giả thuyết cho rằng chữ Nôm đã có từ thế kỷ thứ 3. Cũng có một số giả thuyết khác cho là chữ Nôm xuất hiện vào thế kỷ thứ 8, thời Phùng Hưng dấy quân khởi nghĩa dành lại độc lập cho Việt Nam (năm 791). Sau khi mất, Phùng Hưng được tôn vinh là Bố Cái Đại Vương. Bố Cái viết bằng chữ Nôm là Cha Mẹ. Nhưng đến thế kỷ 13, chữ Nôm mới được chính thức ghi nhận là xuất hiện qua bài văn “Tế cá sấu” bằng chữ Nôm do Nguyễn Thuyên được vua Trần Nhân Tông (1279 - 1293) sai làm để đuổi cá sấu.
Những tác phẩm bằng chữ Nôm còn được lưu truyền đến ngày hôm nay như Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Bích Câu Kỳ Ngộ, Lục vân Tiên, Lục Súc Tranh Công,… cùng những bài thơ của Lê Thánh Tôn, Nguyễn Thuyên, Bà Huyện Thanh Quan, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Tế Xương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến,... Trong đó, Truyện Kiều là một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc nhất mà gần như người Việt nào cũng biết (trích Lương thượng Hiền).
Sau khi chữ Khoa đẩu bị thất truyền, tưởng như thế người Việt sẽ bị hoàn toàn Hán hóa. Nhưng không, người Việt lại một lần nữa mày mò sáng tạo ra chữ Nôm để ghi tiếng nói của mình. Cha ông chúng ta ý thức rất rõ ràng một dân tộc muốn tồn tại phải có chữ viết riêng.
Chữ Quốc Ngữ: Vào thế kỷ 17, các giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam để truyền đạo. Trong đó có giáo sĩ Alexandre de Rhodes, có tên tiếng Việt là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ, thuộc dòng Tên (Jésuite) sinh năm 1591 ở Avignon miền nam nước Pháp. Năm 1625, ông cập bến Hội An ở Đà Nẵng và bắt đầu học tiếng Việt của một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Trong vòng 20 năm, ông đã bị trục xuất 6 lần. Tuy thế ông vẫn tìm cách trở lại Việt Nam, lúc đến Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Nguyên để truyền giáo, lúc đến Đàng Ngoài của chúa Trịnh Tráng. Cuối cùng vào năm 1645, ông bị chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất ra khỏi Việt Nam. Năm 1660, tức là 15 năm sau ông mất tại Ispahan ở Ba Tư (Iran). Tác phẩm của ông để lại là cuốn Tự Điển Việt-Bồ-Nha (Dictionarium annamiticum seu tunquinense lusitanum et latinum) đây là cuốn tự điển đầu tiên bằng ba thứ tiếng Việt, Bồ Đào Nha và Latin. Ông dùng chữ Latin nhưng lấy âm Bồ Đào Nha để ghi âm tiếng Việt. Ông còn mượn thêm dấu lấy từ tiếng cổ Hy lạp Sắc Huyền Hỏi Ngã. Thật tuyệt vời.
Các giáo sĩ dòng Tên gốc Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa.... là những người đi tiên phong trong công việc khai sáng ra chữ Quốc ngữ. Francisco de Pina đã từng mở trường dạy tiếng Việt cho nhiều giáo sĩ ngoại quốc, trong đó có Alexandre de Rhodes. Trong lời tựa cuốn tự điển Việt-Bồ-La, Alexandre de Rhodes viết là ông đã dựa trên hai cuốn tự điển đã bị thất truyền để soạn cuốn sách của ông: từ điển Việt–Bồ của Gaspar do Amaral và từ điển Bồ-Việt của Antonio Barbosa.
Các giáo sĩ dòng Tên gốc Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa.... là những người đi tiên phong trong công việc khai sáng ra chữ Quốc ngữ. Francisco de Pina đã từng mở trường dạy tiếng Việt cho nhiều giáo sĩ ngoại quốc, trong đó có Alexandre de Rhodes. Trong lời tựa cuốn tự điển Việt-Bồ-La, Alexandre de Rhodes viết là ông đã dựa trên hai cuốn tự điển đã bị thất truyền để soạn cuốn sách của ông: từ điển Việt–Bồ của Gaspar do Amaral và từ điển Bồ-Việt của Antonio Barbosa.
Hơn bao giờ hết, đảng cộng sản Việt Nam và tay sai đang tìm mọi cách để Hán hóa dân tộc ta.
Là người Việt, ai ai trong chúng ta cũng đều có bổn phận và trách nhiệm phải bảo vệ văn hóa dân tộc và chỉ mặt đặt tên bọn mặt “Việt hồ mà lòng thì Việt Mao” này hầu bảo tồn một đất nước Việt trọn vẹn, gìn giữ văn hóa Việt cho con cháu ngàn đời sau không tủi hổ.
Xin mượn câu hát của anh Việt Khang “Cội nguồn ở đâu? Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam” để kêu gọi mọi người dân nước Việt nên cảnh tỉnh trước âm mưu thâm độc của bọn tay sai hán tộc, tuy sống tại Việt Nam, tên Việt, mang thẻ đảng nhưng chúng yêu đất nước, văn hóa Trung hoa và nhất là chúng yêu tiền của anh Tập Cận Bình.
Paris 27/11/2019
Thành Đỗ - Cựu kỹ sư Sagem- Safran, công nghệ quốc phòng Pháp