Võ Ngọc Ánh (Danlambao) - Trung Quốc vung tiền để chinh phục thế giới. Nhiều nguyên thủ quốc gia lóa mắt trước đồng tiền từ Trung Quốc. Dễ dàng vay Trung Quốc đã đưa nhiều gia vào con đường lệ thuộc. Cường quốc kinh tế, quân sự này chưa nhận được thiện cảm của thế giới. Bởi Trung Quốc chưa thể hiện được một cường quốc có trách nhiệm.
Bẫy nợ Trung Quốc
Giữa năm 2018, Sri Lanka đã phải chấp nhận cho Trung Quốc thuê cảng biển Hambantota trong thời gian 99 năm. Đây là điều kiện tiên quyết để Trung Quốc giảm 1,1 tỷ USD nợ mà chính phủ quốc gia này đã vay từ trước đó. Sri Lanka không phải quốc gia duy nhất rơi vào bẫy nợ Trung Quốc, buộc phải thế chấp lãnh thổ.
Trước đó, năm 2017, Trung Quốc đã thiết lập được căn cứ quân sự bên ngoài lãnh thổ đầu tiên tại Djibouti, châu Phi. Djibouti dù nằm ở vị trí chiến lược, nhưng nghèo tài nguyên, dân số nhỏ - chưa đầy một triệu người. Dù vậy, Trung Quốc đã dễ dãi cho quốc gia này vay hàng tỷ đô la để đưa vào bẫy. Không có khả năng trả nợ buộc lòng Djibouti phải gán đất cho Trung Quốc thuê đất thiết lập căn cứ quân sự với mức 20 triệu đô la/năm.
Turkmenistan, quốc gia vùng Trung Á, cũng mắc lưới do Trung Quốc giăng ra. Hậu quả, quốc gia này phải để Trung Quốc khai thác khí tự nhiên mà phần lớn được dẫn về Trung Quốc.
Ít điều kiện ràng buộc về sự dụng hiệu quả vốn vay, chẳng đả động đến tham nhũng, nhân quyền... Tuy nhiên, việc vay tiền Trung Quốc được đảm bảo bằng tài sản tự nhiên của quốc gia, bất kể nó quan trọng trong chiến lược. Điều này hoàn toàn khác với điều kiện cho vay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hoặc Ngân hàng Thế giới (WB)...
Tô giới Trung Quốc
Thị trấn Boten (Bò Thèn) thuộc tỉnh Luangnamtha, phía bắc Lào như tô giới của Trung Quốc. Hai phóng viên Von Thielke và Thilo khi xâm nhập thị trấn này đã có bài đăng trên trang Spiegel.com. Theo mô tả của phóng viên: “Nơi đây dân bản địa Lào chỉ còn khoảng 20%. Người Trung Quốc hoạt động trên tất cả các lĩnh vực từ công nhân xây dựng, nhân viên nhà hàng, đầu bếp, đến công an...
Không chỉ hàng hóa, điện, điện thoại đều được kéo từ Trung Quốc sang. Tiếng Trung trở thành Ngôn ngữ ở Boten. Ký hiệu trên đường cũng không ngoại lệ. Sử dụng giờ múi giờ Bắc Kinh và thanh toán bằng Nhân dân Tệ. Ngay cả hải quan Lào cũng rút khỏi biên giới Lào - Trung Quốc trước đó. Hai phóng viên Conor Woodman xâm nhập sau đó cũng mô tả tương tự.
Thành phố Sihanoukville, của Cambodia cũng đang nếm trải tương tự như Boten. Cả thành phố trở thành công trường xây dựng lộn xộn của Trung Quốc. Tiếng Trung, băng đảng, tội phạm, song bài và các tệ nạn đến từ Trung Quốc hoành hành thành phố biển xinh đẹp này.
Tiền từ Trung Quốc đẩy đa số nguời dân bản địa vào cảnh khó khăn, mọi thứ trở nên đắt đỏ. Sihanoukville trở thành nơi tội lỗi, cám dỗ và thách thức với người Khơme.
Từ “tàu lạ” đến “nước ngoài”
Vào ngày 30/10, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, trung tướng Trần Việt Khoa, giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam đã không dám gọi tên đích danh Trung Quốc. Ông tướng đã thay “Trung Quốc” bằng cách gọi mềm yếu, “nước ngoài”.
Kiểu kỵ húy này được quan chức đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam sử dụng một cách thống nhất. Dù trong nước hay trên diễn đàn quốc tế Việt Nam luôn không dám nêu tên kẻ giết hại ngư dân, xâm chiếm lãnh hãi, quấy phá chủ quyền, hù dọa tổ quốc. Thể hiện nỗi khiếp sợ của chính quyền cộng sản Việt Nam trước Trung Quốc.
Khoảng chục năm trước Việt Nam luôn gọi tàu thuyền Trung Quốc, “Tàu lạ”, dù nhân dân biết tỏng của Trung Quốc. Nhà văn Võ Thị Hảo đã thốt lên, “Tàu thì lạ nhưng sự hèn hạ lại quen”.
Cùng với âm mưu thôn tính, bẫy vốn, công nghệ của Trung Quốc luôn đưa Việt Nam vào thế khó. Thay vì tự hào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trở thành nỗi ê chề của Bộ Giao thông - Vận tải và nhà cầm quyền Hà Nội. Dùng thủ thuật để nâng vốn đầu tư luôn là chiến thuật cố hữu của các nhà thầu từ Trung Quốc.
Dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội cũng không ngoại lệ. Trước sức ép từ nhà thầu Trung Quốc, Việt Nam phải tăng vốn đầu tư lên hơn gấp đôi. Dù vậy chất lượng lại không tương xứng. Báo chí đã đưa ra sự thiếu chất lượng của công trình này. Do vậy, đến này dù đã hoàn thành nhưng Việt Nam vẫn chưa dám đưa vào vận hành.
Cùng với đó, Việt Nam đang trở thành bãi thải công nghệ của Trung Quốc. Công nghệ second hand từ đồng chí phương bắc gây sốt tại Việt Nam. Khoảng vài hai chục năm trước đây tỉnh nào cũng muốn có nhà máy đường, sản xuất xi măng với công nghệ thải từ Trung Quốc. Do vậy đa số các nhà máy này phải bù lỗ, gánh nợ và đã phá sản sau đó.
Tiếp đến các nhà máy nhiệt điện, thủy điện. Theo đánh giá có đến 90% các nhà máy này sử dụng công nghệ, máy móc Trung Quốc. Do đó việc những dân trong khu nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận) phải sống chúng với bụi không phải quá lạ.
Đi cùng vốn còn có nhà thầu, công nghệ... và còn phải tiếp nhận lực lượng nhân công Trung Quốc từ kỹ thuật đến lao động phổ thông. Mọi thứ được khép kín từ hàng hóa, đến dịch vụ do người Trung Quốc cung cấp cho nhau. Ngay cả khánh du lịch Trung Quốc tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khiến Việt Nam không được lợi như việc vay vốn, chuyển giao công nghệ, hay khách du lịch của các nước khác.
Mở cửa cho hàng hóa Trung Quốc trở thành cách nhanh nhất để giết chết nền sản xuất nước nhà và đưa người dân đến nguy cơ bệnh tật. Ngày 4/11, Ấn Độ vừa đưa ra tuyên bố rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) (gồm hiệp hội các nước Đông Nam A, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand) sau nhiều năm đàm phán, do lo ngại hàng hóa từ Trung Quốc.
Bởi hàng hóa xuất xứ Trung Quốc luôn có chất lượng tồi và không có quốc gia nào có thể sản xuất hàng hóa rẻ được như họ. Và khách hàng không phải ai cũng có điều kiện mua hàng tốt.
Trên thế giới có khá nhiều quốc gia ban đầu nhận nguồn đầu tư từ Trung Quốc nhưng khi phát hiện ra bẫy nợ, sự phụ thuộc và tham vọng "Một Vành Đai, Một Con Đường" đã từ từ rút lui, nhưng riêng Việt Nam, bất chấp kinh nghiệm từ các nuóc khác, bất chấp sự phản đối của nhiều công dân, Ba Đình vẫn quyết tâm nhận Trung Cộng làm anh em và càng ngày càng lún sâu vào quan hệ chư hầu - thiên triều.
Tránh xa Trung Quốc là lựa chọn tự do, độc lập và bảo vệ chủ quyền nhưng với giấc mộng keó dài sự cai trị bá quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang đi ngược lại với lợi ích của dân tộc.
7.11.2019