Từ Iran bắn nhầm máy bay đến Đồng Tâm giết dân lành - Dân Làm Báo

Từ Iran bắn nhầm máy bay đến Đồng Tâm giết dân lành

Lê Bá Vận (Danlambao) - “Các giáo sĩ cút đi!”: Người biểu tình Iran nổi giận sau tai nạn máy bay rơi. (“Clerics get lost!”: Iran protestors rage after plane crash.)

Tóm tắt diễn biến sự việc 

Sáng sớm thứ Tư ngày 08 tháng 01 năm 2020, chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Ukraine International Airlines rời Tehran - thủ đô nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, bay vể Ukraina, đã phát nổ và bốc cháy chỉ vài phút sau khi cất cánh khiến 176 người thiệt mạng.

Giới chức Iran ra thông cáo cho biết máy bay ngộ nạn có nguyên nhân lỗi động cơ hỏng máy, song không loại trừ do lỗi tổ lái hoặc do đụng nhằm vật lạ, nhằm máy bay không người lái.

Qua ngày hôm sau, các báo chí và hãng thông tấn Âu, Mỹ tiếp tục phổ biến các hình ảnh do vệ tinh, điện thoại di động, video ghi nhận gợi ý máy bay bốc cháy do trúng nhằm 2 tên lửa của Iran bắn lên. Iran khăng khăng bác bỏ giả thuyết này, chứng minh là vô lý. 

Tổng thống Ukraina, V. Zelensky gởi sang Tehran nhóm chuyên viên đã khảo sát vụ máy bay Malaysia Airlines trúng tên lửa, rơi ở Ukraina, năm 2014. 

Tại hiện trường, nhóm này phát hiện buồng lái của máy bay ngộ nạn có nhiều lỗ thủng, là do các mảnh tên lửa gây ra. Họ cũng tìm thấy lỗ thủng ở một sổ hộ chiếu Canada. 

Ngày 11/08/2020, bộ Tham mưu quân đội Iran ra thông cáo thừa nhận đã bắn nhầm vào chiếc máy bay của hàng không Ukraina. Thông cáo của bộ Tham mưu quân đội cho biết: “Chiếc máy bay đã tiếp cận một khu vực nhạy cảm của Vệ binh Cách mạng và bị nhầm là một mục tiêu đe dọa...” Thông cáo cũng gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, đồng thời khẳng định những người chịu trách nhiệm sẽ bị trừng phạt. 

Ngày 14/08 Vệ binh Cách mạng bắt giữ một số người, trong đó có nhân vật đã quay video được chia sẻ trên toàn thế giới cảnh quay xẩy ra lúc các tên lửa bắn vào máy bay, để thẩm vấn thêm, theo hãng thông tấn TASnim bán chính thức của Iran. 

Các vụ máy bay dân sự trúng tên lửa

1) Ngày 21-2-1973, máy bay Boeing 727 của hãng Libyan Arab Airlines đang bay từ Libya tới Ai Cập thì bị các tiêm kích Israel bắn rơi trên sa mạc Sinai. Lý do: chiếc máy bay nói trên, bay qua các cơ sở quân sự ở Sinai, không chịu hạ cánh. Có 108 người chết, 4 người sống sót. 

2) Ngày 1-9-1983, chiếc Boeing 747 của hãng Korean Air (Hàn Quốc) đã bị rơi trên đảo Sakhalin thuộc Nga sau khi lạc hướng bay. Có 269 người thiệt mạng. Khoảng 5 ngày sau Liên Xô thừa nhận họ đã bắn hạ chiếc máy bay này. 

3) Ngày 3/7/1988, máy bay Airbus A-300 của hãng hàng không Iran Air bay từ Iran tới Dubai, (thuộc Vương quốc Thống nhất UAE), đã lâm nạn trên lãnh hải Iran ở vịnh Ba Tư. Mỹ thừa nhận tàu khu trục Mỹ, USS Vincennes tuần tra eo biển Hormuz đã bắn nhầm 2 tên lửa vào máy bay vì tưởng nó là một máy chiến đấu. Có 290 người thiệt mạng. Năm 1989 tại Tòa án Công lý Quốc tế, Mỹ thỏa thuận bồi thường cho Iran 101,8 triệu USD. 

4) Ngày 4-10-2001: 78 người Israel thiệt mạng khi chiếc máy bay Tupolev-154 của Hãng Siberia Airlines trên đường đi từ Israel tới Nga, nổ tung trên Biển Đen, Một tuần sau đó, Ukraina thừa nhận thảm kịch này là do một tên lửa Ukraina được bắn ra trong một cuộc tập trận. 

5) Ngày 17-7-2014, chiếc máy bay Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines trên đường đi từ Hà Lan về Malaysia đã ngộ nạn trên không phận miền đông Ukraina do các nhóm ly khai ((thân Nga) kiểm soát và là nơi đang xẩy các cuộc giao chiến. Chính quyền trung ương Ukraina và các nhóm ly khai đổ lỗi cho nhau về việc bắn tên lửa vào máy bay trên. Năm 2019, các công tố viên Hà Lan đã công bố danh tính 4 nghi phạm trong vụ tấn công. 

6) Ngày 08 tháng 01 năm 2020, chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Ukraine International Airlines phát nổ và bốc cháy ở thủ đô Tehran như đã kể trên. 

Khác biệt xử lý sự nhầm lẫn 

Các nước liên đới, ngoại trừ Iran đều tự trọng, thẳng thắn nhận lỗi nhầm lẫn mà nếu tác nhân không tự nói ra thì ai mà biết chỗ ma ăn cỗ! 

Trường hợp Hoa Kỳ năm 1988. Trong lúc chưa ai biết vì sao chiếc máy bay Airbus A-300 của hãng hàng không Iran Air, ngày 3/7/1988 mất tích thì tờ báo New York Times ngày hôm sau đã đăng tải tin Hoa Kỳ bắn rơi chiếc máy bay đó ở vịnh Persian (Ba Tư): U.S. downs Iran Airliner mistaken for F-14; 290 ... July 4, 1988, Section 1, Page 1, https://www.nytimes.com › 1988/07/04 › world › downing-flight-655-us-do... 

Trường hợp Iran đặc biệt, hiện trường tai nạn là ngay cạnh phi cảng thủ đô, đông dân cư, tiếp cận được liền, lại có hình ảnh từ vệ tinh, điện thoại di động và video cung cấp. Ấy vậy Iran chối lỗi đây đẩy mãi đến lúc các chứng cứ cụ thể được trưng bày mới chịu khuất phục. 

Nhầm lẫn là đáng trách song thánh nhân cũng có lúc nhầm. Điều đáng nói trong sự nhầm lẫn này là sự gian dối, chối lỗi, vạch trần bản chất gian xảo và dối trá của một chế độ độc tài. 

Sự thú tội của Iran đến sau khi bị buộc tội với chứng cứ rành rành, là nhục nhã. 

Bởi vậy, các ngày sau đó đã xẩy ra các cuộc biểu tình đông đảo phản đối chính phủ dối trá, yêu cầu lãnh đạo tối cao từ chức, ở Tehran cũng như ở các thành phố khác: 

“Người Iran đã bị ‘lừa dối’ về vụ máy bay rơi (Iranians were ‘lied to’ about plane crash). 

“Tổng tư lệnh Ayatollah Ali Khamenei nên từ chức", 

"Đất nước xấu hổ về ông, Khamenei", 

"Ông Khamenei hãy rời khỏi đất nước", 

"Xấu hổ vì Vệ binh cách mạng, hãy rời khỏi đất nước", 

"Cái chết cho những kẻ nói dối"... 

Là những khẩu hiệu được người biểu tình hô lớn được thấy trong các video trên mạng xã hội. 

"Chúng nói dối rằng kẻ thù của chúng ta là Mỹ, kẻ thù của chúng ta là ở tại đây”, một nhóm sinh viên biểu tình hô lớn bên ngoài một trường đại học ở Tehran, theo một video trên Twitter. 

“Hãy xin lỗi và từ chức”, tờ nhật báo ôn hòa Etemad ở Tehran đã đăng tít lớn trong số ra ngày chủ nhật 12/1 viết rằng: “Đòi hỏi của nhân dân là các người chịu trách nhiệm về xử lý sai cuộc khủng hoảng phải ra đi.” 

Iran và CSVN 

ĐCSVN mới là tổ sư bịp bợm, nói dối. Cộng hòa Hồi giáo Iran nói dối, bưng bít sự thực đã tài tình song chỉ đáng là học trò của họ Hồ và cộng sản Việt Nam, xảo quyệt và táo tợn. 

Cải cách ruộng đất năm 1954-1956 tại miền Bắc, CSVN phát động là một vụ lường gạt vĩ đại mà sau đó Hồ Chí Minh đã có can đảm đáng khen (!) là lau vài giọt nước mắt xin lỗi nhân dân. 

Trong Cải Cách Ruộng Đất, với bà Năm Cát Hanh Long, chính Hồ Chí Minh vu oan cho bà để đấu tố chết. Trong vụ Thủ Thiêm, Lộc Hưng... dân bị vu oan để đuổi khỏi đất đai có hàng nhiều đời. 

Trong chiến dịch ‘Cải Cách Cướp Đất’, Cộng sản nói dối nhu cầu công ích, quốc phòng... để rồi vào ngày 9 tháng 01 đầu năm 2020, tung ra 3.000 công an đầu trâu mặt ngựa nửa đêm đánh úp xã Đồng Tâm, thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Nhân dân chống trả mãnh liệt. Phía lực lượng tấn công có 3 tử vong, được CS vinh danh. Phía dân oan đặc biệt là gia đình cụ Lê Đình Kình - là người có hơn 60 tuổi đảng - bị bắn chết. 

Tương tự trong chiến dịch ‘Cải Cách Ruộng Đất’ 1954-1956, nhân dân Nghệ An đã đông đảo đứng lên chống đối. Vào tháng 11/1956, CSVN đã điều động các sư đoàn bộ binh 304, 312, 324 và 325 đồn trú ở Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới kéo đến huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An để dẹp tan mấy chục ngàn người dân tụ tập đề kháng. Nhân dân Nghệ An bị bắt bớ, thảm sát nhiều vô kể. 

Trong cuộc chiến tranh xâm lược 1960-1975, Cộng sản nói dối với người dân miền Bắc rằng đồng bào miền Nam đói ăn, thiếu mặc trầm trọng, bị Mỹ Ngụy kìm kẹp giết chóc dã man, chết rùng rợn, miền Bắc phải giải phóng và chi viện, đồng thời khoe láo chiến công thể loại máy bay ta tắt máy phục kích trong mây rồi nổ máy xuất hiện tiêu diệt máy bay B52 Mỹ... 

Rất nhiều người dân bị lỡ tay đánh chết trong đồn công an thì chúng báo cáo láo chết do tự tử. 

Mới đây Thứ trưởng bộ GDĐT Lê Hải An, 48 tuổi bị sát hại ngày 17/10/2019 lúc 7 giờ 30 sáng thì CS nói do vô ý té từ lầu 8 của trụ sở Bộ xuống đất lúc vắng người. 

Ở nước Hồi giáo Iran nhân dân còn có thể đứng lên biểu tình phản đối lãnh tụ, đòi hỏi từ nhiệm; còn có các nhật báo độc lập như tờ nhật báo Etemad, nói lên nguyện vọng của nhân dân. 

Ở nước chxhcn VN thì nhân dân sống trong sự giả dối hoàn toàn, bưng bít thông tin, đàn áp, khủng bố, bắt bớ. Vụ Đồng Tâm đang xảy ra, nghiêm trọng song nay trong bối cảnh thời đại ngự trị Internet, báo hiệu điểm ngoặt (the tipping point) của một chế độ lừa gạt, dối trá sụp đổ. 

Chúng ta không muốn sống giả dối. Tại Iran, mọi người cảm thấy tức giận với những người lãnh đạo của họ, những người đã nói dối nhiều ngày về những gì thực sự đã xảy ra. Người Iran không cần loại lãnh đạo như thế. Điều này cũng đúng cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Rồi cũng như ở Iran “Các giáo sĩ biến đi!”. ‘Cộng sản cút đi’: người biểu tình Việt Nam nổi cơn thịnh nộ sau thảm kịch Đồng Tâm. ‘Communists get lost!’: Viet Nam protestors rage after Dong Tam tragedy. 

Thay đổi đang đến. Sự thống trị của các giáo sĩ Hồi giáo ở Iran đang đi đến hồi kết. 

CSVN rồi ra cũng một hội một thuyền.

18.01.2020



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo