Đại dịch Tàu: Người dân lo sợ bị bắt vào những trung tâm cách ly để chờ chết - Dân Làm Báo

Đại dịch Tàu: Người dân lo sợ bị bắt vào những trung tâm cách ly để chờ chết



CTV Danlambao - Hiện tượng người dân có triệu chứng nhiễm coronavirus nhưng không muốn nhà nước quản lý trị liệu là sự thật đang xảy ra tại Trung Quốc. Cảnh một cặp vợ chồng ôm chặt nhau gào khóc và bị bắt nhốt trên đường phố, tống vào thùng trên xe tải để đưa đi đã được phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc. 

Trong video trên, có em bé chứng kiến sự việc và hỏi mẹ: "họ bị bắt, họ không muốn vào, họ bị bắt đi đâu? Kinh hoàng quá!..."

Một video khác sau đây là cảnh "hông vệ binh corona" vào tận nhà để cưỡng bức người bị nghi nhiễm bệnh. Những người này chống cự và cả gia đình đã bị lôi kéo, xách đi như con vật. 




Đây là những bằng chức trung thật nhất, rõ ràng nhất về những gì đang xảy ra tại Trung Quốc. 

Nếu đất nước này có một hệ thống y tế hữu hiệu người dân đã không chống lại như vậy. 

Nếu bạn đọc phóng sự của tờ báo Tài Kinh (Caijing) - "Coronavirus: Những người nằm ngoài con số thống kê: Họ chết vì "bệnh viêm phổi thông thường?", bạn sẽ thấy rõ các bệnh viện ở Vũ Hán đều quá tải, không đủ giường bệnh, thiếu hẵn phương tiện thử nghiệm và người bệnh tự nguyện đến đã phải chờ đợi. Có người ngồi ở hành lang suốt 3 ngày, cuối cùng không chịu đựng nổi, cấp cứu không được và qua đời. Họ không trải qua quá trình chẩn đoán xác nhận bệnh, cũng không được đưa vào con số thống kê số người bị tử vong vì 2019-nCoV. 

Qua những cuộc phỏng vấn và điều tra, phóng viên báo Tài Kinh cho biết những người có thể tìm được giường bệnh, đều được gọi là "người may mắn"; họ là những người có được "các mối quan hệ, các kênh cá nhân." 

Trong bối cảnh như vậy thì tại sao nhà nước cử người đi bắt dân đến địa điểm cách ly?

Những người bỏ trốn hoặc chống cự lại khi bị "cưỡng bách cách ly" đã có câu trả lời:

Họ không được đưa đến bệnh viện (vốn đã quá tải) để được chữa trị mà là bị tống vào những lò cách ly để chờ chết và chết trong im lặng, không nằm trong danh sách những người bị nhiễm và qua đời bởi 2019-nCoV mà Bắc Kinh công bố với thế giới. 

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc gọi đây là những trại tập trung (concentration camps) hay lò diệt chủng Holocaust. 

Theo bài báo Wuhan Coronavirus Looks Increasingly Like a Pandemic, Experts Say (Các chuyên gia nói rằng Vũ Hán coronavirus càng lúc càng giống như một đại dịch): "Các mô hình khác nhau ước tính rằng số ca nhiễm trên thực tế là 100.000 hoặc thậm chí nhiều hơn. Mặc dù sự lây lan này không nhanh như cúm hay sởi, nhưng đó là một bước nhảy vọt vượt xa những gì mà các nhà vi khuẩn học đã thấy khi SARS và MERS xuất hiện." 

Đối với Tập Cận Bình ngăn chặn và kiểm soát coronavirus Vũ Hán không chỉ là một cuộc chiến y tế. Nó còn là một cuộc chiến chính trị với ưu tiên cao hơn. Từ góc nhìn của Tập Cận Bình cũng như thành phần cán bộ cao cấp trung thành với ông ta, số phận hàng trăm ngàn người chết (bí mật) trong một đất nước hơn 1,4 tỉ người không quan trọng bằng sự nghiệp chính trị của tập đoàn cai trị này. 

10.02.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo