Khi nào nên dùng "ta", "chúng ta"? - Dân Làm Báo

Khi nào nên dùng "ta", "chúng ta"?

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Việc tôi chê bai cách dùng chữ "TA", "CHÚNG TA" làm cho một số độc giả cho rằng khắt khe và không đáng. Có người nói rằng, đó chỉ là do thói quen vì bị CS nhồi sọ quá lâu, nên bỏ qua. Khi chế độ CSVN không còn thì thói quen đó cũng sẽ mất. Tôi đồng ý việc bị nhồi sọ và không đồng ý cách dùng đó sẽ mất, khi chế độ CS không còn.

Thậm chí, chính cách dùng LỘNG NGÔN đó sẽ gây ra cảnh bát nháo chữ nghĩa và đưa người sử dụng vào tâm thức loạn thần không kiểm soát được những gì đang nói (như ảnh minh họa về Vũ Khắc Ngọc dưới đây là bằng chứng - ông "thầy" này ngỡ bản thân là tổng thống và đang đứng trước hàng mấy triệu người dân mà huênh hoang vô đối thủ, theo kiểu HIỆU TRIỆU TOÀN DÂN).


Trước tiên, quý độc giả nên phân biệt NGOA NGÔN (tức nói láo) và LỘNG NGÔN (tức nói quá, nói hơn mức mà lẽ ra mình cần hiểu vị trí, tiếng nói của cá nhân => nghĩa là phải hiểu bản thân mình là ai, sức ảnh hưởng của bản thân mình đến dư luận trong và ngoài nước có hay không và mức độ ra sao và mình nói có mang tính đại diện hay không).

Một người bạn đã nhắn tin cho tôi: Giới thiệu với anh Ngọc, hiến pháp VNCH 1956 có nói "nước ta" và "dân tộc ta" đó nhe. Nghĩ là chữ "ta" có các nhà chính trị xưng và thậm xưng hồi thập niên 1950 rồi.

Tôi hồi đáp: Cám ơn anh. Tôi không ngạc nhiên về điều này, bởi VNCH không phải là 1 chánh phủ tiếm quyền dân. Nên chữ "ta" trong chữ "nước ta", "dân tộc ta" đúng quá rồi.

Như vậy, chính nguyên tắc quan trọng nhất đó, CHO PHÉP chánh phủ VNCH dùng "TA" - tính chính danh của một nhà nước, điều không còn gì để bàn cãi. Và chính điều đó đã bác bỏ cách dùng LỘNG NGÔN của nhà cầm quyền CSVN, bởi họ TIẾM QUYỀN dân từ 1945 cho đến nay.

Điều đáng chê cười, bởi người CSVN luôn miệng "TA, CHÚNG TA" không chút ngượng ngùng! Tại sao? Ngay đây bật ra ý nghĩa KHÔNG THỂ CHỐI CÃI: Việt Nam là của riêng họ (tức là TA), không có chỗ cho người dân. Nếu có chỗ cho người dân, đó chính là vị trí NÔ LỆ thời Chiếm Hữu Nô Lệ (hoặc CON DÂN của thời Phong Kiến). Từ đó sinh ra tâm lý (rất hiển nhiên) người CSVN vô cùng khinh rẻ người dân với tư cách CÔNG DÂN.

Khi quý độc giả thấm thía sự tiếm quyền dân một cách ngang ngược và láo xược của người CSVN, mới thấy hết sức khó chịu về sự lố bịch khi phải nghe: đảng TA, dân tộc TA, nhà nước TA, chính phủ TA, chế độ TA, báo chí TA v.v... Và tất nhiên đối nghịch lại với "TA" là... "NÓ".

Có lẽ nhiều người không quên khẩu hiệu: "Tất cả vì tương lai con em CHÚNG TA" đã bị giễu cợt bằng cách thêm vào "Kệ cha con em CHÚNG NÓ". Hi hi hi!

Chính người CSVN đã phơi bày sự tiếm quyền công khai bằng cách gây ra bất bình đẳng (thứ mà họ gọi là bất công và hơn 70 năm qua họ cố gắng gọi là "xóa bỏ"). Và người CSVN lãng quên thân phận từ bùn lầy mà ngoi lên từ sự nuôi nấng của dân tộc VN. Để rồi từ đó họ phản bội và chống lại ngay chính những người họ gọi là đồng bào.

Quý độc giả có giựt mình khi chủ trương nhồi sọ quá thành công không?

Mặt khác, trước khi dùng "TA", "CHÚNG TA" thì... "chúng ta" (hi hi hi) hãy soi lại cách Tiền Nhân Việt Nam dùng, như trong: Bình Ngô Đại Cáo, Hịch Tướng Sĩ và nhiều áng văn chương khác để ngẫm nghĩ và thấu đáo về NHÂN CÁCH và TƯ CÁCH trước khi dùng, hỡi quý vị độc giả kính mến!

"TA", "CHÚNG TA" đã bị người CSVN chính trị hóa mãnh liệt để lừa mị người dân quá lâu. Ai tai!!!

Vui lòng cẩn trọng khi dùng "TA", "CHÚNG TA".

03.03.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo