Thế giới mất niềm tin ra sao sau khi Trung Quốc che đậy cuộc khủng hoảng do virus Vũ Hán gây ra - Dân Làm Báo

Thế giới mất niềm tin ra sao sau khi Trung Quốc che đậy cuộc khủng hoảng do virus Vũ Hán gây ra

Tranh minh họa của CraighStephens. Nguồn : South China Morning Post
Chi Wang (SCMP) * Mẹ Nấm (Danlambao) lược dịch - Đây là bài viết của tác giả Chi Wang được South China Morning Post đăng tải trong chuyên mục Ý kiến, ngày 13/4. Ông Chi Wang, từng là người đứng đầu bộ phận Trung Quốc của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, là chủ tịch của Quỹ Chính sách Hoa Kỳ - Trung Quốc.

Phản ứng mờ nhạt của chính quyền TT Trump đối với đại dịch coronavirus đã dẫn tới việc Hoa Kỳ đánh mất vai trò dẫn dắt trong cuộc khủng hoảng toàn cầu đã khiến một số người tự hỏi liệu Trung Quốc có thể lấp đầy khoảng trống này hay không. 

Mặc dù Hoa Kỳ có thể không làm hài lòng các đồng minh của mình bằng cách tạm dừng xuất khẩu thiết bị bảo hộ, Trung Quốc sẽ không dễ dàng bước vào vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Việc Trung Quốc che giấu sự bùng phát của đại dịch đã đánh mất sự tin tưởng của thế giới, và điều này sẽ có tác động trầm trọng đến khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh.

Các đồng minh và đối tác thân thiết nhất của Trung Quốc đã mất niềm tin vào khả năng giải quyết virus sớm của Bắc Kinh bằng cách đóng cửa biên giới và hồi hương công dân. Đây là những biện pháp mà Hoa Kỳ áp dụng và Trung Quốc chỉ trích. Bắc Hàn, quốc gia mà Trung Quốc chỉ là đồng minh theo nghĩa chính thức của thuật ngữ này - đã đóng cửa biên giới vào cuối tháng 1. 

Trong khi quan hệ Trung - Nga đang ngày càng thân mật dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình và người đồng cấp Vladimir Putin, Nga đã đóng cửa biên giới trực tiếp với Trung Quốc vào cuối tháng 1 và đình chỉ việc miễn thị thực du lịch từ Trung Quốc vào ngày 2 tháng 2. Iran, một đối tác chiến lược quan trọng của Trung Quốc, đã dừng tất cả các chuyến bay giữa hai nước vào ngày 31 tháng 1. 

Pakistan, cũng là đối tác quan trọng của Trung Quốc, không di tản công dân của mình, nhưng lựa chọn này được đưa ra vì sự thiếu hụt của hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng của chính quốc gia này nhiều hơn là niềm tin vào khả năng của Trung Quốc có thể giải quyết đại dịch. 

Khi đại dịch xảy ra, bài tường thuật về virus đã tập trung vào quyết định của Tổng thống Donald Trump và một số quan chức Hoa Kỳ về việc gọi tên virus Trung Quốc, hay virus Vũ Hán. Trong khi Washington và Bắc Kinh tranh cãi, các đối tác của Trung Quốc đã chỉ trích cách giải quyết vụ khủng hoảng dịch bệnh. 

Mới vài tháng trước, nước Anh đã khiến Mỹ tức giận khi cho phép Huawei đấu thầu quyền xây dựng cơ sở hạ tầng 5G thì bây giờ đang để mắt đến những toan tính vụng trộm của Trung Quốc. Thủ tướng Boris Johnson, người chịu trách nhiệm về quyết định 5G, phải vào bệnh viện vì virus. 

Trên khắp châu Âu, các nỗ lực ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc đã phản tác dụng, từ những báo cáo về các lô hàng thiết bị bảo hộ và bộ dụng cụ thử nghiệm bị lỗi hoặc không chính xác được minh chứng tại Tây Ban Nha và Hà Lan. 

Ngay cả Iran cũng chỉ trích Trung Quốc vì đã che giấu mức độ bùng phát thực sự. Phát ngôn nhân của Bộ Y tế, Kianush Jahanpur than thở rằng dữ liệu không chính xác của Bắc Kinh đã tạo ra một trò đùa cay đắng với phần còn lại của thế giới. 

Trung Quốc phải mất nhiều thập kỷ để gầy dựng niềm tin đáng kể với quốc tế nhằm vươn lên vị trí siêu cường số 2 thế giới. Các quyết định lãnh đạo quan trọng, đặc biệt là từ thời kỳ cải cách dưới thời Đặng Tiểu Bình, không chỉ giúp hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát nghèo, mà còn giúp đưa Trung Quốc trở lại thế giới. 

Nhưng những cải cách này, và kết quả đạt được, sẽ không thể thực hiện nếu không có sự tham gia và hỗ trợ của cộng đồng toàn cầu. Mãi đến sau khi quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh được bình thường hóa dưới thời chính quyền của Jimmy Carter năm 1979, Đặng Tiểu Bình mới tuyên bố bắt đầu cải cách và chính sách mở cửa. 

Sự trỗi dậy của Trung Quốc sau 40 năm tiếp theo sẽ không thể xảy ra nếu không tiếp tục trao đổi thương mại, đầu tư, giáo dục và bí quyết công nghệ với phương Tây. Tôi biết điều này bởi vì tôi là một phần của tiến trình. Thông qua công việc tại Thư viện Quốc hội, tôi đã giúp thiết lập một số trao đổi đầu tiên giữa sinh viên và thủ thư vào những năm 1970. 

Sự tin tưởng là nền tảng của những trao đổi này không đi đến đâu cả. Nó được xây dựng từ từ, qua từng viên gạch, thông qua sự nghiệp của vô số nhà ngoại giao, học giả và quan chức chính phủ. Nó được các nhà báo trau dồi, những báo cáo từ Trung Quốc đã giúp định hình nhận thức của công chúng ở các quốc gia khác và tăng cường hỗ trợ cho sự hợp tác hơn nữa. 

Cuộc đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã giáng một đòn đáng kể vào nền tảng niềm tin này, nhưng không phá vỡ nó. Chỉ trong hơn một thập kỷ sau thảm kịch, tổng thống Bill Clinton đã mở đường cho Trung Quốc gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới, nơi đã củng cố thêm sức mạnh để Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 

Cuộc khủng hoảng bất ngờ xảy ra vào tháng 9 năm 2001 đã mang đến những cơ hội mới cho sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chiến tranh toàn cầu về khủng bố, và trong suốt những năm 2000, Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm cơ hội lãnh đạo lớn hơn trên sân khấu toàn cầu. 

Niềm tin là một yếu tố quan trọng trong sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đôi lúc niềm tin này có lẽ quá lạc quan và ngây thơ, nhưng nền tảng của nó đã được gầy dựng một cách chăm chỉ. Sự tin tưởng này đã bị xâm phạm trước đại dịch coronavirus, những vết nứt này đã phá vỡ thành những kẽ hở. 

Làm thế nào mà nước Anh, hoặc bất kỳ quốc gia nào, có thể tin tưởng Trung Quốc cung cấp các thành phần quan trọng cho cơ sở hạ tầng 5G của mình khi họ không thể tin tưởng Bắc Kinh công bố thông tin chính xác về cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng? 

Làm thế nào Hoa Kỳ có thể tiếp tục cho phép các thiết bị y tế và dược phẩm của quốc gia này được sản xuất tại Trung Quốc khi cơ quan ngôn luận truyền thông Bắc Kinh lớn tiếng đe dọa sẽ nhấn chìm [Hoa Kỳ] vào địa ngục đại dịch mới bằng cách giữ lại các sản phẩm thiết yếu này khi nhu cầu đang hết sức cần thiết? 

Làm thế nào Bắc Kinh có thể mong đợi bước vào vai trò lãnh đạo toàn cầu khi làm tổn hại sức khỏe và sự an toàn của chính người dân của mình bằng cách bịt miệng những người lên tiếng cảnh báo và giam giữ những người bất đồng chính kiến? 

Thế hệ lãnh đạo Trung Quốc hiện tại không nhớ hoàn cảnh của đất nước này trước năm 1949. Họ không trải nghiệm phương thức mà Hoa Kỳ và Trung Quốc hợp tác cùng nhau chống lại Nhật Bản trong Thế chiến thứ II. 

Thế hệ trẻ ở Trung Quốc không nhớ tình trạng đất nước này trước khi bình thường hóa với Mỹ và trước cuộc cải cách của họ Đặng. Họ có thể bị thuyết phục rằng sự thay đổi này đã được chứng minh và đại dịch đã khiến vai trò trên bị tổn hại cơ bản. 

Đây là một vấn đề hoàn toàn tách biệt với việc đổ lỗi cho nguồn gốc virus xuất phát. Bất kể virus bùng phát ra sao, Tập Cận Bình và chính quyền của ông ta đã che giấu bí mật khiến sức khỏe, sự an toàn và sự ổn định kinh tế của chính người dân và của thế giới bị tổn hại. 

Tập Cận Bình có thể cố gắng kiểm soát người dân của mình để che đậy với sự bất lực thông qua chính sách tuyên truyền và kiểm duyệt, nhưng phần còn lại của thế giới sẽ không dễ dàng lãng quên. Tập sẽ cần một cách tiếp cận thế giới mới - và các cố vấn tốt hơn - để giúp xây dựng lại niềm tin đã bị mất. 

Nguồn:


14.04.2020 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo