Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - Cho đến hôm nay thì phe nhóm của Nguyễn Xuân Phúc đã triệt tiêu hoàn toàn thanh thế và sự nghiệp cũng như băng nhóm của Nguyễn Bá Thanh tại thành phố Đà Nẵng. Thế nhưng nguyên nhân và cách thức thực hiện toàn bộ quá trình là một câu chuyện đầy bí ẩn và kỳ thú.
Vì sao Nguyễn Xuân Phúc lật kèo?
Trước năm 2009 thì Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Bá Thanh là tri ân tri kỷ với nhau. Cả hai cùng đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng, từng là anh anh em em và muốn kết nghĩa... sui gia với nhau. Nhưng mối thâm giao này bắt đầu rạn nứt và gãy đỗ hoàn toàn khi Nguyễn Bá Thanh cùng băng nhóm muốn hạ bệ triệt tiêu một vị tướng công an cùng tên Thanh là Trần Văn Thanh. Trần Văn Thanh bắt đầu sự nghiệp từ ngành công an. Khi Nguyễn Bá Thanh còn chưa nổi danh thì ông Trần Văn Thanh đã là tỉnh uỷ viên tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng lúc chưa tách tỉnh. Khi Nguyễn Bá Thanh được đề cử làm chủ tịch thành phố Đà Nẵng vào năm 1996 thì năm 1997 ông Trần Văn Thanh làm Giám đốc công an thành phố Đà Nẵng. Nghĩa là họ cũng chẳng xa lạ gì nhau trong cái thành phố biển nhỏ bé ở ngay giữa nước Việt này.
Rừng thì không có 2 cọp làm chúa tể rừng xanh cũng như một vương quốc (vùng) thì không thể không có 2 vua cùng lên ngôi. Từ khi lên ngôi vua (bí thư) của Đà thành thì ông Nguyễn Bá Thanh quyết tâm thực hiện chủ trương: "Trời của Thanh, đất của Thanh, con chim trên cành mới là của Tuấn Anh". Hoàng Tuấn Anh là chủ tịch thành phố Đà Nẵng còn bị lép về chứ xá gì là giám đốc công an lại cùng tên Thanh nữa. Hơn nữa vụ ông Trần Văn Thanh lại chọc gậy bánh xe vụ tham ô trong xây dựng cầu Sông Hàn. Nên Nguyễn Bá Thanh kết hợp cùng băng nhóm và thế lực của Phan Diễn, Nguyễn Văn Chi (cha của Xuân Anh) để triệt hạ cho được Trần Văn Thanh.
Và đỉnh điểm là Trần văn Thanh bị Nguyễn Bá Thanh lôi ra nhà hát Trưng Vương ngay giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng để làm nhục bằng một phiên toà rừng rú rúng động khắp nước là nạn nhân ra toà nằm bất tỉnh trên xe cứu thương.
Đây chính là giọt nước tràn ly tình bạn giữa Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Xuân Phúc.
Vì Trần Trần Văn Thanh là đồng hương Quế Sơn với Nguyễn Xuân Phúc và phía vợ của tướng Trần Văn Thanh có bà con rất gần với Nguyễn Xuân Phúc.
Trần Văn Thanh quê ở làng Lộc Đại, xã Quế Hiệp Huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Cùng họ với Trần Văn với ông Trần Văn Thanh còn có một người rất nổi tiếng là nhạc sĩ tài hoa Trần Văn Tám tức nhạc sĩ Trần Quế Sơn với nhiều ca khúc lừng danh về Quảng Nam, Hội An được các ca sĩ nổi tiếng hát như Bảo Yến, Mỹ Tâm, Tồ Ny, Uyên Nguyên... Với các ca khúc như: "Tình Quê", "Cõng Mẹ Đi Chơi", "Tình ca Phố Hội", "Cõi Quê" (phổ thơ Bùi Giáng).
Và cũng bằng cách dùng "nhịp cầu âm nhạc" mà nhóm Nguyễn Xuân Phúc giết chết được Nguyễn Bá Thanh.
Phương cách thực hiện
Đương thời Nguyễn Bá Thanh rất hám danh. Ông ta đã xây dựng một Đà Nẵng được nhiều người cho là nơi đáng sống nhất Việt Nam. Những bãi biển, cung đường, bệnh viện, đại học kể cả các ngôi chùa rất nổi tiếng. Nhưng cái mà Nguyễn Bá Thanh mơ ước mà không bao giờ có được là một tác phẩm văn hoá nghệ thuật như một cuốn sách hay nhạc phẩm lừng danh nói về thành phố Đà Nẵng mà ông đang làm vua để lưu truyền hậu thế mai sau. Ông Nguyễn Bá Thanh từng ghen tỵ với Hà Nội về ca khúc: "Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa" và cũng đượm buồn khi hát: "Ôi Nha Trang mùa thu lại về" nói về Nha Trang. Hay ông ít vui khi nghe người anh em ở thành phố Huế kế bên cất tiếng ca "Ôi Huế của ta, ta có Huế tự hào". Thành phố Đà Nẵng của ông có lắm nhân tài trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ lừng danh mà chẳng có một người nào sáng tác một bài hát để mà ông đi khoe với thiên hạ.
Điểm yếu này của Nguyễn Bá Thanh đã bị phe nhóm Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn tấn Dũng khai thác và đánh gục Nguyễn Bá Thanh ở nơi gót chân Asin của ông vua Đà Nẵng này.
Phe nhóm của Nguyễn Xuân Phúc có sự hậu thuẫn của Nguyễn Tấn Dũng. Lúc này Nguyễn Xuân Phúc chưa phản phúc Nguyễn Tấn Dũng để theo phe Nguyễn Phú Trọng. Đã giới thiệu với Nguyễn Bá Thanh rằng có một ca khúc về Quảng Nam nghe rất mượt mà do ca sĩ Mỹ Tâm hát. Nếu muốn thì người nhạc sĩ này cũng có thể sáng tác bài hát theo motype này về Đà Nẵng nhưng hay hơn. Bài hát này là "Tình Quê" của Trần Quế Sơn sáng tác đang thịnh hành thời đó. Nhưng cái đĩa bài hát được gửi cho Nguyễn Bá Thanh nghe thử đã được tình báo Hoa Nam tẩm đầy chất phóng xạ. Các đồng vị phóng xạ này tuy không cực độc như Polonium-210 mà các điệp viên Nga hay dùng để ám sát nạn nhân nhưng cũng đủ để gây nên ung thư phóng xạ cho nạn nhân bằng cái chết từ từ làm khó khăn cho công tác điều tra.
Tội nghiệp cho Nguyễn Bá Thanh đầy cảnh giác khi ra Hà Nội theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng là không dám ăn uống bất cứ thứ gì, kể cả đi Trung Quốc cũng đem theo mì gói và nước đóng chai từ VN mà uống dần dần. Nguyễn Bá Thanh không hề hay rằng đĩa hát ông đang nghe Mỹ Tâm hát là cái đã khiến ông bị ung thư phóng xạ và chết từ từ. Nhân vật lừng danh của Đà Nẵng "tau khoẻ có chi mô" đã chết vì lòng say mê mơ ước có một bài hát cho quê hương dưới thời ông trị vì.
Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội bị thất bại không được vào Uỷ viên trung ương vì sự phá bĩnh của nhóm Nguyễn Xuân Phúc rỉ tai là Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội sẽ thoái quyền của Bộ công an như từng đối xử với tướng công an Trần Văn Thanh.
Nhạc sĩ Trần Quế Sơn em họ của tướng Trần Văn Thanh không hề biết gì sáng tác của mình được dùng để sát hại Nguyễn Bá Thanh và cho dù hiện nay được Nguyễn Xuân Phúc ưu ái mọi lúc mọi nơi nhưng nghe đâu Trần Quế Sơn luôn khước từ những mời gọi của Nguyễn Xuân Phúc.
Đấu đá nội bộ
Sau khi Nguyễn Bá Thanh chết, uy thế của ông giúp bộ máy "vương triều" của ông chạy thêm một đoạn đường nữa là Nguyễn Xuân Anh lên làm bí thư thì rồi cũng bị tiêu trừ. Nguyễn Xuân Anh con trai của Nguyễn Văn Chi, cháu của chánh án Trần Mẫn là người ngồi ghế chánh án xét xử tướng công an Trần Văn Thanh ở nhà hát Trưng Vương. Ông trần Mẫn là em trai của bà Trần Thị Thuỷ, mẹ của Xuân Anh. Sau đó thì chẳng những Xuân Anh bị hạ bệ, mà Vũ Nhôm thuộc hạ của Nguyễn Bá Thanh cũng bị bắt, con trai của Nguyễn Bá Thanh là Nguyễn Bá Cảnh cũng bị kỷ luật cách chức. Vường triều của Nguyễn Bá Thanh chấm dứt đầy tai tiếng với phiên toà rừng rú năm xưa. Và chính hôm nay những thuộc hạ của Nguyễn Xuân Phúc - Trần Văn Thanh bắt đầu ra tay trả thù.
45 năm sau ngày nội chiến chấm dứt ở Việt Nam thì người dân Việt Nam đã và đang chứng kiến cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ của người cộng sản. Cuộc chiến mới này diễn ra bí mật trong các kỳ họp hội nghị trung ương hay đại hội của đảng nhưng người dân và truyền trông thấy rõ qua cuộc đấu đá tranh giành quyền lực của các nhóm lợi ích.
01.05.2020