Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - Trong phần 2 tôi có nhắc đến 2/17 vị thẩm phán trong Hội Đồng Thẩm Phán của TATC xét xử vụ án Hồ Duy Hải là những người tôi từng quen biết. Hôm nay tôi có dịp đề cập đến họ.
Họ là
1. Thẩm phán Lương Ngọc Trâm
Hơn 15 năm sau gặp lại họ qua hình ảnh báo chí cung cấp trong phiên xử bản án của Hồ Duy Hải - của vụ án Bưu điện Cầu Voi Long An. Dù họ khoác lên người cái áo chùng đồng phục của ngành Toà án Việt Nam nhưng tôi thấy họ ít có thay đổi về hình thức lẫn bản chất của họ.
1. Bà Lương Ngọc Trâm từng nhận 30 000 USD trong vụ đòi nhà của một Việt Kiều Pháp. Vụ án đòi nhà ở Quận Tân Bình, Sài Gòn của một Việt Kiều Pháp do bà Lương Ngọc Trâm làm chánh án chủ tịch Hội Đồng xét xử vào năm 2003. Đó là thời điểm nhà đất ở Việt Nam đột biến có giá trị, mà trước đó các Việt Kiều gửi tiền cho người nhà đứng tên ở Việt Nam. Khi mà giá nhà đất lên cao thì tình người đi xuống theo chiều ngược lại. Và người ta dắt nhau ra toà án tỉnh trở lên thưa kiện vì có yếu tố nước ngoài.
Bà Lương Ngọc Trâm có chồng là ông Phan Thanh Tùng cũng là chánh án của Toà án Tối cao ở Sài Gòn cũng là khu vực Miền Nam. Ông Phan Thanh Tùng là người Thanh Hoá. Cặp vợ chồng Lương Ngọc Trâm- Phan Thanh Tùng này ăn hối lộ rất khủng khiếp. Dù biết vụ án Việt Kiều Pháp đòi nhà là người quen biết của ông Nguyễn Minh Triết lúc đó là bí thư Sài Gòn nhưng họ vẫn ra giá là 30 ngàn USD. Phiên sơ Thẩm thì bà Lương Ngọc Trâm làm chủ tịch Hội Đồng xét xử còn phiên phúc thẩm thì ông Phan Thanh Tùng chồng của bà Trâm này làm chủ tịch Hội Đồng xét xử và ông vòi thêm 10 ngàn USD nữa. Vì trị giá của căn nhà lúc đó gần 600 ngàn USD giá thị trường nên Việt Kiều Pháp chấp nhận chung chi với giá này nên sau đó họ thắng kiện.
2. Vợ chồng ông Lê Hồng Quang cũng từng dính líu tới vụ án lớn. Vợ ông Lê Hồng Quang cũng là thẩm phán của Toà án Tối cao khu vực Miền Nam đó là bà Huyền Vân. Rất tiếc là tôi quên mất họ của bà này. Nhưng thường gọi bằng chị Huyền Vân.
Họ dính líu đến vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hoà Lan đem tiền về VN đầu tư tại Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu rồi bị các băng nhóm tranh ăn nên lập mưu đưa ông Trịnh Vĩnh Bình ra toà về tội "đưa hối lộ" để chiếm đoạt tài sản của ông Bình.
Vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình dù sau lưng có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước can thiệp và cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoà Lan yêu cầu nhà nước Việt Nam giúp ông Trịnh Vĩnh Bình nhưng băng đảng công an ở phía Nam rất mạnh nên ông Trịnh Vĩnh Bình bị thất thế và tống vào tù.
Tôi không biết phía ông Trịnh Vĩnh Bình có hối lộ cho các cơ quan tố tụng ở Việt Nam hay không nhưng phía đối thủ của ông Bình chi rất mạnh cho các quan toà ở Việt Nam nhất là vợ chồng ông Lê Hồng Quang và bà Huyền Vân này.
Sau khi, ông Trịnh Vĩnh Bình thoát khỏi Việt Nam đưa vụ án ra các Toà án Quốc tế thì hậu vụ án từ các tài sản do ông Trịnh Vĩnh Bình bị cướp cũng còn tiếp diễn. Lần này thì chính các quan chức cộng sản bị lôi ra toà. Các tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình bị họ cướp họ thay phiên nhau tranh dành mà sang đoạt tới lui qua nhiều chủ nên rất khó để mà tìm ra người nào để "đền" cho ông Trịnh Vĩnh Bình. Lần này đến phiên các quan chức trong ngành thi hành án lãnh đủ.
Cứ mỗi tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình bị cướp ở Việt Nam là dính líu đến một vài cán bộ tham nhũng. Họ lại tiếp tục chạy án để hưởng mức án thấp nhất. Cứ mỗi vụ án thì tuỳ vào tài sản mà họ phải nộp cho công an, viện kiểm sát và toà án. Chỉ với vụ việc của ông Trịnh Vĩnh Bình là vợ chồng ông Lê Hồng Quang- Huyền Vân hốt rất nhiều tiền. Cũng qua 2 cửa Sơ Thẩm và Phúc thẩm. Ông Quang không ngồi sơ thẩm thì bà Huyền Vân ngồi và trên phúc thẩm thì bà Huyền Vân không ngồi ghế chủ tịch Hội Đồng xét xử thì cũng ông Lê Hồng Quang ngồi.
Một ông quan chức thi hành án tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tên Lê Văn Mười phải chung cho vợ chồng ông Lê Hồng Quang- Huyền Vân khoảng 500 triệu đồng thời điểm 2008 để họ hưởng án tù treo.
Chạy án hình sự kinh tế loại này thì nổi tiếng có văn phòng Luật sư Chi Mai ở Sài Gòn đứng ra dàn xếp. Mỗi phi vụ họ lấy ít nhất 10 ngàn USD tiền công. Lúc đó Văn Phòng Luật Sư Chi Mai có người làm ở Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ và báo Công an thành phố nên họ rất mạnh trong chạy án.
Như vậy thiệt hại trong vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra toà án Quốc tế đòi bồi thường thì không chỉ ở quốc tế. Mà chính phần hậu vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình ở trong nước thì phía nhà nước Việt Nam cũng tốn rất nhiều tiền bác và công sức để xử các quan chức tranh nhau cướp của ông Trịnh Vĩnh Bình.
Sau phiên xử vụ án Hồ Duy Hài vừa qua thì uy tín của ông Lê Hồng Quang lên rất nhanh. Hiện ông đang là Phó Chánh án thường trực Toà án Tối Cao cho nên chiếc ghế Chánh án Toà án Tối cao trong nhiệm kỳ đến sẽ thuộc về ông Lê Hồng Quang. Đây là Chánh án Toà án tối cao đi lên từ ngành thẩm phán đầu tiên ở Việt Nam. Không như các tiền nhiệm khác Chánh án Toà án Tối cao từ ngành công an hay Viện kiểm sát được đôn lên. Nhưng nhớ lại những lần ông Lê Hồng Quang bà Huyền Vân vòi tiền dù là gián tiếp hay trực tiếp thì xem ra công lý ở Việt Nam cũng chỉ là... diễn viên hài.
Kết luận
Trên thế giới này chỉ duy nhất ở Việt Nam công khai chuyện "cải cách tư pháp" tức là họ thừa nhận nền tư pháp của họ vô cùng lỗi thời và lạc hậu. Tư pháp ở Việt Nam không xét xử theo công lý và luật pháp do họ ban hành mà xét xử theo... chỉ đạo. Tức là lệnh miệng được áp dụng nhiều hơn Hiến Pháp và các Bộ Luật. Một vụ án muốn làm đình làm đám thì phải có 1 uỷ viên trong Bộ Chính trị làm "bà đỡ" bật đèn xanh thì Tư Pháp mới vào cuộc. Nhưng công lý cũng chẳng có vì nguyên tắc xét xử bao giờ cũng vì "uy tín của Đảng và nhà nước" chứ không phải sự thật và công bằng, lẽ phải. Một quan chức cấp cao như bà Nguyễn Thị Bình hay Đại sứ quán có lên tiếng cũng coi như số 0 mà thôi.
Trong các đường chạy án từ công an qua Viện Kiểm sát đến Toà án thì Toà án là nơi cuối cùng thực thi công lý nhưng họ cũng chỉ là bù nhìn để hợp pháp hoá các sai phạm của ngành công an mà thôi, bằng cụm từ mỹ miều "Nhân danh nhà nước CHXHCNVN" để mà tuyên án trong khi đa phần là án oan sai thì cái "Danh của nhà nước CHXHCNVN" nó thối rửa mục nát ra sao ai cũng biết.
Khi nào Việt Nam còn chế độ cộng sản với hình thức công an trị thì ngành Tư Pháp ở Việt Nam còn gây thêm nhiều tội ác và oan sai. Khi nào Việt Nam có tự do, dân chủ nhân quyền và có Tam Quyền Phân Lập thì mới có một nền Tư Pháp vì công lý và công bằng, lẽ phải.
Để trả lời câu hỏi "khi nào" thì cần sự trả lời của gần 100 triệu người Việt hiện nay chứ không phải chuyện ai cũng khoanh tay đứng nhìn bàng quan trước vận mệnh nước nhà. Đừng ngây thơ như anh Lương Hữu Phước ở Đồng Xoài - Bình Phước lấy cái chết của mình để thức tỉnh "ngành tư pháp cộng sản " như hiện nay. Mà phải đi sâu vào gốc rễ của vấn đề làm sao để xoá sổ một nhà cầm quyền thối nát để xây dựng lại một nên tư pháp vì công lý. Hôm nay là chuyện của Hồ Duy Hải, của anh Lương Hữu Phước và hàng triệu nạn nhân khác thì ngày mai sẽ đến lượt quý vị sẽ là nạn nhân tiếp theo của thể chế chính trị thối nát mang tên nhà nước CHXHCNVN.
02.06.2020