Anh ở đây! Sao anh ở đây? - Dân Làm Báo

Anh ở đây! Sao anh ở đây?

Thanh Thản Nhiên (Danlambao) - Câu hỏi của những người vợ chiến binh đi cải tạo nói lên tâm trạng xót xa. Đó là sự thật. Chồng cha mình đã ngồi tù. Khi tan hàng thì súng đạn phải buông nhưng hai tay, hai đầu gối các anh không chịu quỳ khuất phục. Đó là cái chết của Thiếu Tá Quách Hồng Quang bị VC xử bắn trong trại tù. Trước khi nhắc về ông, tưởng chúng ta cùng nhớ lại những huy hiệu có hình thú dữ mà các chiến binh mang trên vai trái hay gắn trên nón của mình, của một thời hét ra lửa. Một kỷ niệm không bao giờ quên. Đó là:

Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến có huy hiệu Trâu Điên. 

Tiểu đoàn 3 TQLC huy hiệu Sói Biển.

Tiểu đoàn 4 TQLC huy hiệu Kình Ngư, Tiểu đoàn 5 huy hiệu Hắc Long, tiểu đoàn 6 huy hiệu Thần Ưng, rồi Hùm xám, Cọp Biển.

Riêng về Binh chủng Biệt Động Quân thì nào là Cọp 3 đầu rằn và Cọp đen.

Còn rất nhiều huy hiệu của những quân binh chủng khác nhưng nơi đây chỉ xin tóm lược một vài huy hiệu "dử dằn" làm khiếp vía vc khi chúng nghe tên thấy người.


Dù có lệnh đầu hàng của Tổng Thống nhưng Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân vẫn tiếp tục chiến đấu như nhiều đơn vị bạn khác. Đến trưa ngày 1/5/75 khi không còn đạn dược và áp lực địch càng lúc càng nặng nề, không còn cách nào duy trì được nữa. Để bảo tồn sanh mạng anh em, Cọp Rằn đành tan hàng thoát hiểm. Sau khi binh sĩ tan hàng, Thiếu Tá Quang và một số sĩ quan còn lại rời khỏi vị trí trên một chiếc xe Jeep chạy thẳng về Sai Gòn trên xa lộ Biên Hòa. Trên lộ trình nầy nhiều đơn vị Nhảy Dù vẫn còn đang chiến đấu. Đến ngã ba Hàng Xanh thì đột nhiên có 2 chiếc xe Thiết Giáp của cộng quân xuất hiện đuổi theo chạy tới cầu Phan Thanh Giản thì xe Jeep bị trúng đạn bốc cháy. Mọi người rời xe, cởi áo chạy thoát vào xóm. Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân - Cọp 3 Đầu Rằn kể từ đây hoàn toàn bị xoá tên theo những đau thương của vận nước. TT Quang len lỏi đi bộ ra Sài Gòn ngang qua công viên có tượng đài Thủy Quân Lục Chiến, ông kín đáo nghiêng mình chào kính Trung Tá Long mặc sắc phục cảnh sát đã tự sát nằm chết trên thảm cỏ xanh dưới chân tượng đài trước Quốc Hội VNCH. Ông trở ra bến xe đò chợ Bình Tây với ý định tìm phương tiện về miền Tây với Quân khu 4 nhưng vô phương vì mọi trục lộ lưu thông đều bị cô lập. Ông đành về nhà chờ tin. Chiều hôm đó thì bọn cộng sản nằm vùng ở lối xóm tìm đến "thăm hỏi" Thiếu Tá Quách Hồng Quang. Con chim đầu đàn của Tiểu Đoàn Cọp Ba Đầu Rằn miền Tây đành chịu bó tay thất thủ, đành mang "một mối căm hờn trong cũi sắt cho đến ngày bị tập trung vào trường Quốc Gia Sư Phạm để vĩnh viễn ra đi vào chốn lao tù. Trại học tập trước đây là căn cứ của Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo VNCH gọi là thành Ông 5 ở Hốc Môn. Mộ phần nằm ở ngoài đồng do anh em tù đắp bằng đất, có gắn 1 tấm bia bằng nhôm. Anh em dùng đinh đục thành chữ:

"Mộ phần Thiếu Tá Quách Hồng Quang chết ngày 28/121975 -26/10 âm lịch"

Bên cạnh đó còn có hai ngôi mộ nữa TT pháo binh và một Trung uý chết cùng ngày.

TT Quách Hồng Quang xuất thân khóa 14 trường BB Thủ Đức. Đơn vị đầu tiên là Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân ở vùng 2 với cấp bậc Chuẩn úy, tham dự chiến dịch Đỗ Xá năm 1973. Sau tết Mậu Thân, ông được thuyên chuyển về Liên Đoàn 3 BĐQ ở Biên Hoà với cấp bậc Đại úy. Khoảng 1 năm sau thuyên chuyển về TĐ 4 BĐQ ở miền Tây. Khi thì ở TĐ 41, lúc lại ở TĐ 43 và sau cùng lên Thiếu Tá làm TĐT Tiểu Đoàn 42 cho đến ngày mất nước.

Thể phách tuy không còn nhưng linh hồn ông chắc chắn vẫn bàng bạc với hồn thiêng sông núi.

Thiếu tá Quách Hồng Quang bị bắt cùng với một Trung tá pháo binh và một Trung úy. Cả ba người cùng vượt ngục qua đêm nhưng bị phát giác. ông Trung tá bị bắn chết khi chui ra được bên ngoài. Ông Trung Úy bị bắn chết phía sau. Ông Quách Hồng Quang bị bắn tại vòng rào kẽm gai cuối cùng nhưng chưa chết còn nằm tại chỗ. Sáng sớm hôm sau ông bị bọn VC kéo ra sân cờ xử bắn trước mặt anh em tù đồng đội. Sau nầy một vài anh em ra tù có chứng kiến buổi xử bắn hôm đó kể lại rằng "cuộc vượt ngục có sự nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng vào giờ chót không thành công. Khi bị kéo ra sân, tên bộ đội thét bảo quỳ gối để nghe đọc lệnh xử, ông dõng dạc la lớn "tôi là sĩ quan quân lực VNCH dù sa cơ nhưng không bao giờ quỳ trước kẻ thù, bắn đi!" Một loạt đạn AK chát chúa kết liễu ngay tức khắc cuộc đời oanh liệt của một mãnh hổ miền Tây"


Hơn một tháng sau ngày cưỡng chiếm miền Nam, tất cả 80 trại tù từ Bắc xuôi Nam đã đưa thành phần ngụy quân, ngụy quyền nhốt trong các nhà tù nầy. Theo thông báo của chánh quyền CS từ 13 đến 16/6 / 75 hơn một triệu sĩ quan, công chức đảng viên đi cải tạo trong 15 ngày. Phải mang theo 21 kí gạo. Chỉ riêng tại Sài Gòn có 443.360 người ra trình diện trong số đó có 37 tướng lãnh, 362 Đại tá, 1806 Trung tá, 3978 Thiếu tá, 39304 Sĩ quan cấp úy, 35.564 cảnh sát, 1932 nhân viên Tình Báo,1469 viên chức cao cấp trong chánh quyền và 9306 người đảng phái. Có 3 vị Tướng chết trong tù:

- TT Lâm Thành Nguyên từ trần năm 1977 tại khám Chí Hoà.

- TT Đoàn văn Quảng từ trần năm 1984 tại trại Nam Hà.

- Chuẩn Tướng Bùi văn Nhu mất năm 1984 cũng tại Nam Hà.

Tuy nói 15 ngày nhưng có người phải ở tù suốt 17 năm. Một số còn chôn thây nơi rừng thiêng nước độc. Với các chiến dịch 1, 2, 3 tên Đỗ Mười đuổi dân lành đi vùng kinh tế mới, thực chất là mảnh đất khô cằn không trồng trọt được. Ngày 21/3/78 với chức vụ phó Thủ Tướng, ĐM tuyên bố: "Đánh rắn phải đánh dập đầu. ta đã đánh dập đầu rồi nhưng con rắn tư bản đánh dập dầu nó chưa chết, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi nó thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta... Cho nên chúng ta phải róc thịt chúng ra. Bắt chúng lao động sản xuất, tự làm lấy mà ăn. Phải biết cày ruộng, cấy lúa, trồng ngô. đất hoang còn nhiều, bắt chúng đổ mồ hôi, sôi nước mắt kiếm miếng ăn".

Chiến dịch 1: Tháng 9/75 không những cộng sản vơ vét tiền của mà còn tịch thu nhà cửa đuổi dân đi vùng kinh tế mới. 

Chiến dịch 2: Tháng 12/76, cộng sản tiếp tục đánh tư sản với những người còn sót lại trong đợt đầu.

Đàn khỉ, đàn bò đã tiến nhanh, tiến mạnh vào thành phố để đẩy các anh vào tù. Bên ngoài những gia đình có thân nhân đi tù phải chạy ngược xuôi kiếm tiền mua lương thực nuôi tù cải tạo. Những con đường ngày xưa tấp nập xe giờ đã nhóm chợ trời lớn, nhỏ. Đồ đạc trong nhà lần lượt đội nón ra nằm phơi mình trên đất để chủ khách thuận mua vừa bán. Các ngôi biệt thự vắng chủ bỏ hoang, đám hôi của đánh hơi kéo tới tự do vơ vét. Các em tôi tò mò chạy lung tung để xem cảnh tranh giành cướp giựt đồ, nhất là đồ của Mỹ dân ta còn mê chuộng huống chi bầy khỉ rừng. Ở quảng đường gần hồ con rùa, đường Duy Tân là khu dinh thự ông lớn hoặc cơ quan nhà nước được bà con chiếu cố mau lẹ.

Nhà máy dệt ở Thủ Đức trong tình trạng rắn mất đầu. Chủ nhân bỏ đi nước ngoài đầu rắn mới mọc lên tạm cai quản tiếp thu, đó là bọn Ba mươi tháng tư. Trước kia chúng chỉ là đám công nhân cu li đứng máy dệt, cư ngụ trong làng quê miệt Dĩ An- Biên Hoà, được chủ nhân nâng đỡ có công ăn việc làm. Dân nghèo không phương tiện di chuyển, hảng cũng tăng cường cho xe đưa đón công nhân sáng chiều chu đáo. Giờ đã đổi đời chúng lột xác nhảy lên điều hành mọi việc hãng xưởng. Nhưng văn hoá chúng chỉ tới lớp ba trường làng sao sai khiển nổi các kỹ sư chuyên môn. Bọn nầy đành xuống nước nghe chỉ thị của mấy ông trưởng ngành và kỹ sư thứ thiệt ra lịnh.“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm “Đầu óc mọi người vừa trải qua cơn ác mộng nên công nhân phó mặc cho đám 30/4 nầy lên làm sếp tạm thời, bỏ công bao năm chúng cải trang theo dõi việc làm cùng nhân viên trong hảng.

“Bốn mươi lăm năm đã qua, những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ, hởi người tháng 4 ba mươi năm ấy?“

Tham khảo:


08.06.2020



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo