LaoDai Lao (Danlambao) - Còn nhớ năm 2016 khi nhậm chức Thủ tướng Chính phủ, dư luận đã đặt câu hỏi cho nhiệm kỳ này sẽ làm gì trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu tụt hậu, chững lại, giai đoạn dân số vàng của Việt Nam đã qua đi, Việt Nam chính thức mắc bẫy thu nhập trung bình. Nỗi lo lắng này càng lo lắng hơn khi đặt vào tay Nguyễn Xuân Phúc điều hành đất nước.
Ai cũng biết Bảy Phúc đi lên nhờ sự hậu thuẫn của Phan Diễn - nguyên Ủy viên Bộ chính trị khóa VIII và IX, thường trực ban bí thư và Mai Thúc Lân - nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1996 tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng chia tách thành tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng. Ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Trương Quang Được làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Có sự hậu thuẫn này, Phúc được ra Hà nội làm Thanh tra Chính phủ nhưng cái đích ngắm là Văn phòng Chính phủ, nơi mà Đoàn Mạnh Giao sắp nghỉ hưu. Bởi lẽ, Phúc không có đầu óc kinh tế nên về lĩnh vực thanh tra, kiểm toán là nơi chuyên môn sâu, Phúc e là không địch nổi, chưa kể cấp dưới cài cho ký báo cáo kết luận thanh tra sai thì Phúc toi sự nghiệp, do vậy Phúc nhanh chóng tìm nơi nào vừa có chức cao, dễ tiến thân và kiến thức chung chung, không cần kiến thức sâu. Còn nhớ, gần đến đại hội X (năm 2006), Nguyễn Văn Lâm (Tùng Lâm), là Phó thường trực VPCP, phụ trách mảng nội chính, trước đó là Vụ trưởng Vụ I (chuyên theo dõi công tác chống tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại) của VPCP, người đã được Trung ương cơ cấu cầm chắc sẽ thay Đoàn Mạnh Giao, lên làm Chủ nhiệm VPCP.
Bấy giờ, Nguyễn Xuân Phúc mới được cất nhắc từ Quảng Nam ra, vào vai Phó Ban thanh tra Chính phủ. Biết ở đây khó làm ăn được gì, nên Nguyễn Xuân Phúc bày mưu, tính kế quyết tiêu diệt Tùng Lâm để có đường về VPCP và sự việc ai cũng biết vụ Lâm liên quan vali tiền trên chuyến bay SG-HN bị tung ra, Phúc lại thăm hỏi Đoàn Mạnh Giao tốt nên Phúc về Phó chủ nhiệm tiếp quản các mảng quan trọng của Lâm và lên Chủ nhiệm VPCP khi Giao nghỉ hưu.
Để lên được tiếp Phúc phải nghĩ ra mẹo, làm gì đó không sâu chuyên môn, dùng truyền thông đánh bóng và khó đo lường hiệu quả. Đề án 30 đơn giản hóa thủ tục hành chính là con bài chiến lược. Phúc đề xuất thành lập hàng loạt các phòng đơn giản hóa thủ tục hành chính tại các bộ ngành địa phương, cứ chục thủ tục thì cắt đi một nửa và kết quả là Phúc in sách, cho công bố cơ sở dữ liệu quốc gia thủ tục hành chính, tuyên bố trước Quốc hội và Bộ chính trị là đề án này tiết kiệm 50 ngàn tỷ mỗi năm. Ai đo lường được hiệu quả trong bối cảnh rừng luật của Việt Nam lúc đó, không ai cả, mà Bộ Chính trị cũng thấy mưu này của Phúc lấy lại uy tín cho đảng cộng sản nên Phúc bước vào Bộ chính trị năm 2011.
Phúc dưới trướng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (3X) nên một mặt ủng hộ mọi thứ Ba Dũng quyết vì lúc đó Ba Dũng là vua. Nhưng với bản lĩnh nhạy bén, Phúc một mặt âm thầm phục vụ Tư Sang (Trương Tấn Sang đang nhục nhã với Chủ tịch nước bù nhìn dưới cơ Ba Dũng) và không quên lấy lòng Nguyễn Phú Trọng… và nằm im đợi thời. Mọi quyết sách về Đường sắt Cát Linh - Hà Đông hay gang thép Thái Nguyên, hay Nhiệt điện Thái Bình 2, Ethanol Phú Thọ… Phúc đều đồng ý, thống nhất với Ba Dũng khi họp Thường trực chính phủ, tập thể đồng thuận thì Ba Dũng mới ký. Do đó, dư luận đặt câu hỏi sao không xử được 3X bởi đơn giản xử 3X thì Phúc cũng dính. Chỉ những người ký, hay chỉ đạo mà không qua họp thường trực có Phúc tham gia thì sau này đều ăn đòn như Đinh Thế Huynh, Đinh La Thăng, Lê Thanh Hải, Hoàng Trung Hải… không cần biết bối cảnh lúc đó tại sao phải làm như thế… Vì nếu có ký theo kết luận họp thường trực thì Phúc không dám xử lý vì Phúc cũng ký.
Vì vậy, con đường thăng tiến của Phúc chỉ thấy mưu mô thủ đoạn được che giấu bằng các tuyên bố, các hành động lấy lòng dân chúng (Đinh La Thăng cũng một thời được tung hô là tư lệnh, là người đứng đầu ngành quyết liệt, mắng nhà thầu Trung Quốc, dọn rác với sinh viên, trảm tướng tại công trình, chỉ đạo Vinamilk mua sữa cho bà con nuôi bò ở Củ Chi...) nhưng Phúc khéo hơn Đinh La Thăng nhiều nhiều lần.
Liệu nhiệm kỳ Thủ tướng này, Phúc có làm được gì cho đất nước không ? Xin điểm lại ba nhiệm vụ quan trọng Phúc tuyên bố lúc nhậm chức.
Thứ nhất, giải quyết 12 dự án thua lỗ yếu kém ngành công thương. Thành lập Ban chỉ đạo giải quyết do Vương Đình Huệ đứng đầu nhưng Huệ có tài trí cũng không dễ làm không công cho Phúc, lại va chạm nhiều, Huệ né, mấy năm báo chí vẫn luận điệu là vướng mắc hợp đồng EPC, pháp lý với Trung Quốc… để Chính phủ nhiệm kỳ này không phải giải quyết. Đồng thời Phúc, Sáu Bình và Huệ khơi cho báo chí tuyên truyền vào đầu dân chúng là thua lỗ nặng nề, thiệt hại nhà nước... Nhiều phương án đặt ra nhưng Chính phủ không dám quyết và làm, chỉ có nhiệt điện Thái Bình 2 được cứu bằng nghị quyết chính phủ (bài 3X làm, tập thể quyết), phương án cứu là phương án Tập đoàn Dầu khí kiến nghị từ 2016 đến 2019 Phúc mới dám làm vì lí do an ninh năng lượng. (Còn nhờ Phúc mới lên đã hủy nhà máy điện hạt nhân vì ông nói nhu cầu năng lượng không cần đến mức đó, đến nay, thiếu điện là nguy cơ thì ông cho làm hàng loạt nhà máy điện mặt trời, nhưng hậu quả của nó là các cục pin năng lượng sẽ ô nhiễm kinh hoàng hơn về lâu dài, nói chung đầu óc Phúc không có nên cứ theo thời thế Phúc quyết, không có tâm và có tầm nhìn). Còn các dự án khác Phúc và Chính phủ nhiệm kỳ này để đấy, để đánh đấm triệt hạ các đối thủ, các vây cánh của Ba Dũng trước đây. Trách nhiệm chính phủ nhiệm kỳ này dùng Thanh tra, Kiểm toán làm công cụ triệt hạ lẫn nhau, không chú tâm vào giải quyết, xử lý để dự án đi vào hoạt động, mang lại lợi ích cho đất nước. Nếu nhìn góc độ lãng phí thì Chính phủ nhiệm kỳ này còn gây ra lãng phí hơn nhiều nhiệm kỳ trước, chính phủ nhiệm kỳ này đã không làm được gì cho đến thời điểm này.
Thứ hai, Ủy ban quản lý vốn ra đời là sai lầm nhận thức của cộng sản khi vẫn suy nghĩ coi trọng kinh tế nhà nước, nhưng cần tăng cường quản lý các doanh nghiệp nhà nước, trong lúc đó đã có SCIC của Bộ tài chính quản lý kinh doanh vốn nhà nước. Lập ra thêm mới cả Ủy ban, cả nhiệm kỳ không làm được gì, các doanh nghiệp thuộc Bộ giao thông đã được về lại Bộ quản lý vì Ủy ban không có người hiểu được doanh nghiệp, lại càng không dám quyết nhiệm kỳ này, thêm nữa là sự tồn tại và cơ chế của Ủy ban với các doanh nghiệp nhà nước đã làm méo mó, không tuân thủ các quy luật kinh tế nên Ủy ban này sẽ sớm trở thành tổng cục hoặc giải thể sau Đại hội XIII sắp tới.
Thứ ba là mục tiêu Chính phủ kiến tạo. Thiết nghĩ sẽ thay đổi cơ chế, thể chế nhưng tất cả chỉ là chiêu truyền thông của Phúc. Sắp hết nhiệm kỳ, Chính phủ của Phúc loay hoay không ban hành được chính sách nào mang tính quyết định, đi đâu cũng hô hào cởi trói, giảm thuế, phục vụ người dân doanh nghiệp nhưng hãy xem thực tế người dân đánh giá thế nào. Đồng bằng Sông Cửu Long hạn mặn, cả Chính phủ vào cuộc, truyền thông rầm rầm nhưng đến nay người dân cảm thấy thế nào, giá điện chỉ đạo thanh tra khẩn trương nhưng hơn năm chưa công bố, sửa luật đầu tư công, nghị định 20 nhưng có đi vào cuộc sống không, dư luận vẫn kêu khó là tại làm sao...
Câu hỏi đặt ra là, với thế lực lớn mạnh như hiện nay, Phúc sẽ ngồi vào vị trí Tổng bí thư khóa 13 chứ không phải Trần Quốc Vượng. Nhân dân Việt Nam sẽ có Tổng bí thư người Quảng Nam dân khu IV đầu tiên trong lịch sử. Ai cản được Phúc lúc này người đó sẽ làm vua như Nguyễn Phú Trọng đã cản được Nguyễn Tấn Dũng trong Đại hội 12.
09.06.2020