“Lươn chạch” giữa “đoán anh hùng” và “đánh vần chữ tài” - Dân Làm Báo

“Lươn chạch” giữa “đoán anh hùng” và “đánh vần chữ tài”

Phạm Văn (Danlambao) - Vốn “tốt nghiệp” Khoa Văn của Trường ĐHTH Hà Nội cho nên Chủ Bí Trọng thường đem cái vốn liếng văn chương rất có hạn là những cảm thụ, hiểu biết chưa đạt đến mức sơ đẳng về “Truyện Kiều” vào cái thứ chính trị cũng rất có hạn là thiên về thủ đoạn. Cho nên, gần đây Trọng rất hay “lẩy” “Kiều”.

Trọng nói lựa chọn người vào trung ương phải có “con mắt tinh đời” (“của Thúy Kiều”) là “anh hùng đoán giữa trần ai mới già” (lời Từ Hải khen Thúy Kiều). Rồi Trọng căn dặn đồng đảng rằng đừng có cậy tài, mà phải biết “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, rằng “chữ tài liền với chữ tai một vần” v.v... Thoạt nghe Trọng “lẩy” “Kiều” có thể nhiều người nghĩ đó chỉ là câu chuyện văn chương đơn thuần, hoặc là câu chuyện Trọng “hay chữ” nghĩa là muốn dùng hiểu biết mang tính văn chương-nghệ thuật vào công việc trị nước an dân, thì như thế quả là việc hay cho đất nước, muôn dân! 

Nhưng không phải thế. Trọng được “phân công” phụ trách việc nhân sự cho đại hội đảng 13. Đối với Trọng và nhiều người trong hệ thống của đảng, nhân sự là việc “hệ trọng”, nên việc của Trọng là rất “hệ trọng”. Nhưng đối với chúng ta, đối với đại đa số người dân đang mong muốn, đấu tranh cho Tự do - Dân chủ, cho một nước Việt Nam mới, thì đây là điều rất nghiêm trọng. Bởi vậy, cần phải hiểu, phải bóc mẽ con người của Trọng bằng cách nối kết những gì hắn nói và hắn làm để hiểu bản chất hắn. Do đó, gần đây nhất khi Trọng nói đến việc không để cho “lươn chạch” leo cao trong bộ máy, tôi thấy cần phải liên kết những câu Kiều Trọng nói trên kia với câu chuyện “lươn chạch” này.

Bản thân những con vật như con lươn, con cá chạch (có người gọi là “trạch”), chúng chẳng có gì để ta coi là xấu xa, bẩn thỉu, hèn kém, nhưng chúng thường sống ở môi trường hôi thối, tanh tưởi là bùn và ở trong môi trường ấy rất lâu đời chúng có cấu tạo, hình dáng với đặc trưng là thon dài, bóng nhẫy, trơn trượt rất phù hợp cho sự di chuyển hết sức linh hoạt của chúng. Cho nên, con người đã bỏ đi những đặc điểm tự nhiên khác của hai loài này, chỉ giữ lại hai đặc tính của chúng là “khéo luồn lách” và “ở trong bùn” để chỉ những loại người có những đặc tính tương tự, những kẻ xấu xa, tanh tưởi và luôn hành xử theo cách là luồn lách dưới những hình thức khác nhau để đạt mục đích. Nói thế xem ra xã hội chúng ta hiện giờ đã đầy rẫy, đầy tràn tính, thói “lương chạch” rồi! 

Vận dụng cách hiểu sâu sắc, tinh tế ngàn đời này của con người, của dân gian vào những lời của Trọng ta thấy gì? Trước hết ta phân tích câu nói của Trọng về điều gọi là “đoán anh hùng” (“giữa trần ai”). Tôi tin rằng trong câu nói này Trọng nói về anh hùng thật, với nghĩa là về những con người chân chính phi thường cần cho công cuộc chấn hưng đất nước. Đối với Trọng thì những con người này đã tồn tại, vấn đề là phải tìm ra (“đoán ra”) họ. Nhưng tôi không tin rằng những con người ấy đã xuất hiện, mà chỉ có những con người đã và đang mang, thể hiện được và thể hiện rất rõ những phẩm chất, tính cách nhất định của người anh hùng, trong đó có rất nhiều người đang trong lao tù cộng sản. Vậy thì người anh hùng mà Trọng tin rằng đã tồn tại là ai và ai có thể tìm ra, đoán ra họ? 

Theo tôi hiểu, thứ nhất là Trọng muốn nói người anh hùng ấy chính là Trọng, người mà nếu tiếp tục làm một khóa tổng bí thư, chủ tịch nước (chủ tịch chế độ) nữa thì sẽ làm cho Việt Nam thay đổi, tiến bộ lớn lao. Người ấy chỉ có Trọng “đoán được”, nhưng Trọng cần những đồng đảng hiểu được, đoán được ý của Trọng để Trọng thực hiện được ý nguyện, tham vọng của mình. Tuy nhiên, đây là người anh hùng “chân chính” do Trọng tưởng tượng ra để lừa bịp mọi người nhằm thực hiện ý đồ của mình. Thứ hai, Trọng muốn nói đến những người anh hùng thật sự mà thực ra Trọng chỉ cảm nhận được một số những yếu tố, biểu hiện nào đó của họ và Trọng muốn dựa vào bóng họ, lợi dụng họ để thực hiện điều đoán định thứ nhất. Chắc chắn rằng Trọng không xem đồng đảng là anh hùng, rằng trong tổ chức, hệ thống của đảng có người là anh hùng. 

Vậy để biết rõ cái “lươn chạch” của Trọng, ở con người Trọng ta hãy phân tích tiếp việc Trọng đánh vần chữ “tài”: “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Ta hiểu ý của Trọng trong câu này là gì? Thứ nhất, Trọng muốn răn đe đồng đảng trong đó có cả người ở phe Trọng, là đừng cậy “tài”, tức là cậy sức, cấy thế (tiền, mưu mô, thủ đoạn) để lấn át, đoạt ghế của phe Trọng, của chính Trọng. Chắc chắn Trọng không tin đồng đảng có tài thực sự theo nghĩa tử tế của từ này. Thứ hai, Trọng cũng đồng thời răn đe cả những người mà Trọng cho là anh hùng thật sự, rằng đừng có tố cáo, chống lại Trọng mà hãy theo Trọng, ủng hộ Trọng thực hiện ý đồ “lớn lao” “chân chính”, “đầy trách nhiệm” của mình, nếu không thì... như Trọng đã bắt nhà văn Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thụy! 

Ôi, cái tính chất lươn chạch tanh hôi trơn bóng của Trọng trước sau vẫn chỉ ở trong bùn rác. Song, điều chính yếu mà ta cần vạch ra ở đây là Trọng đang muốn lợi dụng những người đấu tranh cho Tự do - Dân chủ, nhất là những trí thức nhân dân, để thực hiện “tham vọng” của mình. Nhưng trong suốt thời kỳ Trọng nắm quyền bính từ bí thư thành ủy Hà Nội, chủ tịch quốc hội cho đến nay, biết bao người đấu tranh cho Tự do - Dân chủ, những người yêu nước, cho lẽ phải sự thật đã bị bắt bớ, giam cầm, bị kết tội oan ức, thậm chí đã bị giết chết, bao nhiêu hậu quả kinh tế - xã hội, giáo dục đang đè nặng lên đầu người dân. Lỗi lầm, tội ác của Trọng, của chế độ đối cộng sản với Nhân dân, Dân tộc Việt Nam đã chồng chất. Ai còn có thể tin Trọng? Kể cả đồng đảng, những kẻ đang xu nịnh Trọng cũng không tin Trọng, cũng chẳng tin vào chính chúng và chế độ của chúng, nhưng vì những quyền lợi tanh tưởi đã, đang hoặc sẽ tiếp tục có, nên chúng phải ca ngợi, bênh vực Trọng mà thôi. 

Gần đây tôi được biết có nhiều người trong đó có những người già trong các quán cà phê, quán bia, mà tôi không quen biết trước (nhưng có thể họ biết tôi) nói rằng chế độ này không sử dụng những người có tài và họ nói về số phận bi thương của triết gia Trần Đức Thảo xưa kia. Điều này không phải ngẫu nhiên, bởi nó chứng tỏ rằng cái âm mưu thâm độc-thói lươn chạch của Trọng, của cái đảng, chế độ này đang được thực hiện, nhưng đã không thể che giấu được nữa. Bởi vì, những người như Trọng, những kẻ hám danh, tham quyền, tham lợi và nói chung cả chế độ này, không bao giờ hiểu được con đường của khoa học, triết học chân chính, con đường của lẽ thật, trái lại chúng chỉ muốn tất cả làm nô lệ cho lòng tham, đánh bóng nhằm che đậy sự thối tha, tội ác của chúng, để chúng tiếp tục luồn lách leo lên. Kèm theo đó, nhưng cái bẫy của chúng luôn dương ra và sau khi được việc rồi chúng sẽ vứt bỏ không thương tiếc. 

Bởi vì, loài lươn chạch người chỉ có thể luồn lách, đôi khi “vẫy vùng” nơi những vũng bùn rác người. Cho nên, tôi hiểu rằng người đấu tranh cho Tự do - Dân chủ phải rất cảnh giác, không được liên minh, bắt tay với những kẻ lưu manh chính trị, cảnh giác với bọn “tư bản đỏ” với những khối tài sản khổng lồ ăn cướp được của xã hội, cộng đồng, không được thỏa hiệp với loài lươn chạch người trong những vấn đề có tính chất nguyên tắc mà chung quy lại là: hoặc Tự do - Dân chủ hoặc độc tài toàn trị. Hiện nay chế độ độc tài toàn trị cộng sản ở Việt Nam là lực cản lớn nhất đối với quá trình phát triển đất nước, nó càng lớn khi bám chặt vào chế độ Tàu Cộng với những hình thức, thói lươn chạch độc ác, tinh vi hơn. Cho nên, con đường của chúng ta nhất định phải là xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị cộng sản ở Việt Nam thì mới có cơ hội cho đất nước phát triển, hội nhập với thế giới tiến bộ văn minh. Theo tôi hiểu thì con đường ấy đang đi những bước cuối cùng của nó đến thẳng lợi và như thế sẽ càng nhiều khó khăn, có thể có người trong chúng ta phải hy sinh. Nhưng tôi rất tin vào tiềm năng lớn lao của Dân tộc Việt Nam chúng ta. 

17.07.2020



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo