Lịch sử các vụ tiếm danh dựng nước - Dân Làm Báo

Lịch sử các vụ tiếm danh dựng nước

Lê Bá Vận (Danlambao) - Giành ngôi, cướp quyền xưa nay thì nhiều, song gọi là giành độc lập thì chỉ có HCM độc nhất. Và duy nhất NT Thành trộm tên của tập thể. Những ai tư cách đê tiện thì toàn dân phỉ nhổ. Ngày 2/9/1945 HCM đọc tuyên ngôn độc lập, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây là thiển cận. Danh xưng VNDCCH sặc mùi cộng sản, tương tự tại Đông Đức cũ. Điều này khiến quân Anh đến Sài Gòn giải giới Nhật, do Pháp thuyết phục, để lính Pháp đi theo dẹp cộng.

*

Tiếm 僭 jiàn = chiếm cái gì mà mình không đáng được, giả mạo. (*)

Cộng sản vạn sự khởi đầu gian, nước Việt Nam cộng sản khởi đầu được kiến tạo trên nền tảng hai văn kiện tiếm danh chính trị lịch sử:

- Ngày 4 tháng 9 kỷ niệm 101 năm Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc làm tại Pháp 4/9/1919.

- Ngày 2 tháng 9 này, năm 2020 đại lễ kỷ niệm 75 năm bản Tuyên Ngôn Độc Lập 02/09/1945.

Các sự kiện trên nay được kể mạch lạc, có đầu đuôi thứ lớp, trung thực, thuyết phục.

I) Tên Ảo Thành Tên Thật – Thẻ Căn Cước. 

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Văn Ba Nguyễn Tất Thành xin được chân phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville từ Sài Gòn qua Pháp. CSVN nói Thành ra đi tìm đường cứu nước!!

Cụ Tri huyện Nguyễn Sinh Sắc, gây án mạng, mất chức bỏ xứ vào Nam tha phương cầu thực, thân phụ của Thành, thì vạch kế hoạch ba điểm, cho con ra nước ngoài tìm đường cứu nhà:

1) Đến Pháp, cấp thiết làm đơn gửi Tổng thống Pháp để kịp xin vào học nội trú trường Thuộc địa tại Paris, Pháp… nối dòng. Nhiều triển vọng vì Thành khai cha đỗ phó bảng.

2) Viết thư về Khâm sứ Huế (lấy tên Tây Paul Tat Thanh), xin việc cho cha hoặc phục chức. 

3) Lao động gửi tiền về giúp gia đình.

Chỉ mục tiêu thứ ba, Thành nghe cha, tránh bạn bè, kiên trì lao động là hoàn thành tốt.

Đến Hoa Kỳ từ Pháp theo tàu buôn, ở Mỹ lương cao, Thành ở lại một năm, dư tiền gửi cứu nhà. CSVN khoe ở Mỹ, Thành dự diễn thuyết chính trị nhưng bịa vì ngôn ngữ bất thông. 

Về lại Âu Châu, Thành gây bất ngờ lớn chọn ở Anh và cũng làm với chủ Pháp, nói tiếng Tây.

Có vẻ Thành biết thân, ở Pháp đồng bào nhiều, không tiện mưu sinh nghề đã thành, rửa bát đĩa, đốt lò, phụ bếp, cào tuyết như ở Anh chẳng ai hay, và cần cù, được chủ cho ở trong khách sạn. 

Viết thư gửi cụ Phan Chu Trinh, Thành than thở: “Tuy ở Anh nhưng chẳng khác gì ở Pháp và ngày tháng chỉ lo làm cho khỏi đói chứ chẳng học được bao nhiêu…” Tất nhiên điều này kéo dài.

Tiếp đến là Thế chiến 1914-1918, ở Anh yên ổn. Chắc Thành ở luôn tại Anh có việc làm ổn định tại khách sạn nếu cụ Phan Chu Trinh không viết thư nhắn nhe Thành về Pháp trợ lực. Cụ Phan Chu Trinh và cụ Nguyễn Sinh Sắc là bạn đồng khoa, cùng đỗ phó bảng năm 1901.

Sau gần 5 năm công tác phụ bếp ở Anh, cuối năm 1917, thế chiến sắp kết thúc, Thành về lại Pháp, ở nhà LS Phan Văn Trường. Được cụ PC Trinh cũng ở đó chỉ dẫn nghề, Thành mở hiệu chụp ảnh. LS Trường nghiên cứu Mác, đăng tải các bài báo cộng sản ắt dẫn đường dắt lối cho Thành.

Thế chiến I kết thúc năm 1918, hội nghị Hòa bình Versailles, Paris diễn ra năm 1919.

Nhóm “Ngũ Long” gồm Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Văn Trường (1876-1933), Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành họp soạn thảo và ngày 18/6/1919, gửi lên hội nghị Versailles bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, gồm 8 điểm, ký tên Nguyễn Ái Quấc, là một tên chung, tân tạo. Tên Ái Quấc (yêu nước) chắc do cụ PCTrinh, xứng đáng ái quốc nhất, đặt theo ký tự báo chí miền Nam và Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Huỳnh Tịnh Của, 1895. (1).

NTThành phụ trách gửi bản chính Yêu sách tiếng Pháp lên hội nghị Versalles và gởi đăng cùng ngày trên 2 tờ nhật báo Pháp Nhân Đạo và Dân Chúng. Thành, vẫn là tên Thành làm tốt việc này.

Tên Nguyễn Ái Quấc (NAQ) đột nhiên nổi danh, gây tiếng vang lớn và đánh động lòng tham.

Mật thám Pháp cố truy nguyên song hai tháng rưỡi sau đó, ngày 4 tháng 9/1919 Thành tự tìm đến sở cảnh sát Pháp, xin làm thẻ căn cước, khai tên là Nguyễn Ái Quấc, sinh viên, sinh ngày 15/1/1894 tại Vinh, An-Nam. Địa chỉ: 6 Villa des Gobelins, Paris 13e, (là nhà của LS Phan Văn Trường, nơi Thành trú ngụ). NTThành lấy tên “Quấc” thay vì “Quốc”, ý đồ thấy rõ. (1)

Để dương danh xác định, NTThành trả lời phóng viên của một tờ báo người Tàu ở Paris, công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc (Wikipedia). 

Đến đây mật thám Pháp biết đích đó là NTThành, con cụ Sắc ở Nghệ An song họ không làm gì vì ở Pháp, viết yêu sách, hoạt động phe phái chính trị… đều là bình thường, hợp pháp, chứ không như Hồ Chí Minh giải thích mình hút thuốc lá nhiều là để trên đường đi thỉnh thoảng có cớ dừng lại, dụi tàn thuốc, nhìn lui xem có bị mật thám theo dõi hay không. Xạo, nhưng CSVN nói vậy!

Đòn “chiếm công vi tư”, tiếm của chung làm của riêng này hạ lưu song thực xảo diệu, vừa vứt bỏ được tên NTThành tiếng xấu xin học trường thuộc địa, vừa thủ đắc tên NAQ danh vang để bay nhảy chứ NT Thành lâu nay làm việc, đi lại đâu cần xin căn cước đổi tên và năm sinh láo?

II) Giành Chính Quyền - Tuyên Ngôn Độc Lập. 

Bản tuyên ngôn độc lập 1945 biểu tượng tiếm danh, bôi bẩn lịch sử, diễn tiến như sau:

Cuối thế kỷ 19, Triều đình nhà Nguyễn thua trận, năm 1884 buộc ký hòa ước nhận sự bảo hộ của Pháp cai trị. Trên thế giới rất nhiều nước cũng cùng cảnh ngộ: Ấn, Hồi, Miến, Phi châu…

Thế chiến II (1939-1945) bùng nổ. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng. Ở Đông Pháp gồm 3 nước Việt, Miên, Lào, nhà cầm quyền Pháp buộc phải để quân đội Nhật tiến vào đóng quân trên lãnh thổ.

Vào năm 1944, Nhật có dấu hiệu rõ bại trận trước quân Đồng Minh Anh, Mỹ phản công.

Ngày 9/3/1945, đề phòng Pháp nguy hiểm trở tráo, Nhật lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Pháp, và tức nhiên trao trả chính quyền cho 3 nước cựu thuộc địa. Người Nhật thực dụng, nay trong thế cầm cự để điều đình cầu hòa vớt vát với Anh, Mỹ, họ không thể đèo bòng. (2). 

Ngày 11/3/1945 vua Bảo Đại ra bản tuyên cáo Việt Nam Độc Lập, toàn văn ngắn, gọn, đại ý: 

“Chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này Hòa ước Bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập”. - Ngày 27 tháng 1 năm thứ 20 triều Bảo Đại.

Tất nhiên do Pháp không làm tròn nhiệm vụ bảo hộ nên hòa ước này tự động vô hiệu hóa.

Trần Trọng Kim (1883-1953) được vua Bảo Đại mời thành lập chính phủ. Có chính phủ, thủ tướng, lần đầu tiên, tức nhiên chính thể đã chuyển dần qua nền quân chủ lập hiến như ớ các nước Anh, Bỉ, Thụy Điển… với Quốc hội do dân bầu. Một hội đồng dự thảo Hiến pháp được thành lập.

Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng phe Đồng Minh, tập trung chờ được giải giới, đưa về Nhật.

Vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam.

Ngày 19/8 Việt Minh phát động chiến dịch vũ trang lần lượt cướp chính quyền ở mỗi tỉnh.

Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh (HCM) đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình, Hà Nội. 

Trong tuyên ngôn có câu : Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta [ý nói Việt Minh] đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm [ý nói giành độc lập]… .

Lúc xưa, năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh, là vua Trần Thái Tôn. 

Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần năm 1400. Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép Lê Cung Hoàng thoái vị, lập nên nhà Mạc. Vua Gia Long đánh thắng Tây Sơn, lên ngôi năm 1802. Những đổi thay quyền lực này không giành độc lập cho đất nước, chẳng có công lao gì mà kể.

Hai Bà Trưng, năm 40 khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán mang lại độc lập trong 4 năm.

Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh, lên ngôi năm 1428. Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, giữ vững nền độc lập, lên ngôi năm 1788. Toàn dân ghi ơn. 

CSVN nay tiếm danh giành độc lập, xem nước là chiến lợi phẩm tư hữu, toàn quyền mua bán, kết cục vì lý tưởng cộng sản quốc tế và vì tham nhũng, đánh mất nước cho Tàu cộng!

III) Lời Bàn.

Trở lại chính phủ Trần Trọng Kim. Đúng là khi thành lập, nền độc lập chưa hoàn toàn, quân Nhật vẫn còn chiếm đóng trên đất nước. Song lúc đấy không thể nóng vội đòi hỏi mà tuần tự nhi tiến là ăn chắc. Chính phủ Việt Nam không phải là bù nhìn, mọi công việc đều tự quyết, không bẩm báo Nhật và luôn hối thúc Nhật chuyển giao trọn quyền hành, là điều mà Nhật đã lần hồi đáp ứng.

Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng phe Đồng Minh, buông khí giới, chờ ngày được hồi hương.

Kể từ điểm mốc 15/8/1945 này Việt Nam thực sự độc lập hoàn toàn, trên lãnh thổ không còn lính ngoại quốc cầm súng chiếm đóng, chỉ còn người Việt Nam với nhau, các xiềng xích thực dân tự động tháo gỡ trọn vẹn, đó là sự thực lịch sử, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập. 

Toàn dân hoan hỉ thì Việt Minh từ rú nhào ra chụp giựt lẹ làng, hô ta đánh đuổi Nhật, Pháp!

Giá họ làm điều này trước ngày 15/8, song mọi cuộc nổi dậy của dân ta từ trước đều thất bại.

Chính phủ Trần Trọng Kim thanh liêm, đạo đức, được lòng dân. Tuy thế Việt Minh vẫn cướp chính quyền. HCM không thể làm khác vì giáo trình Liên Xô chỉ dạy Hồ sách động quần chúng, biểu tình, bạo động cướp chính quyền lúc thời cơ đến, không dạy đưa người ra tranh cử dân chủ với các đảng phái khác, làm theo hiến pháp. 

Giành ngôi, cướp quyền xưa nay thì nhiều, song gọi là giành độc lập thì chỉ có HCM độc nhất. Và duy nhất NT Thành trộm tên của tập thể. Những ai tư cách đê tiện thì toàn dân phỉ nhổ.

Ngày 2/9/1945 HCM đọc tuyên ngôn độc lập, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Đây là thiển cận. Danh xưng VNDCCH sặc mùi cộng sản, tương tự tại Đông Đức cũ. Điều này khiến quân Anh đến Sài Gòn giải giới Nhật, do Pháp thuyết phục, để lính Pháp đi theo dẹp cộng.

Ôi, tiếm danh, đạo văn, đoạt thê…! 

Những tên độc tài gian hiểm nhất lại là những kẻ miệng lưỡi như thoa mỡ, luôn nói dân chủ, tự do, đạo đức, nhân nghĩa, việc làm thì khác, vạch mặt chúng mới mong giữ nước.

*

Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại nước Anh, năm 1913. 

Hai văn kiện tiếm danh: 1) Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc 4/9/1919.

2) Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945.

Chú Thích: 


(1) Nhóm Ngũ Long và "Những yêu sách của người Việt Nam”. (18 Tháng 5, 2011).

Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Phan Chu Trinh cũng trở thành hạt nhân của Nhóm những người Viêt Nam yêu nước ở Pháp được mệnh danh là “Ngũ Long” (gồm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành). 

Chính nhóm này đã viết văn kiện “Những yêu sách của người Việt Nam” (Revendications du Peuple annamite) gửi Hòa hội Versaille và chính khách nhiều nước tham dự để đòi hỏi các quyền tự do, dân chủ tại nước ta. Văn kiện này ký tên “Nguyễn Ái Quốc” mà sau này đã trở thành cái tên nổi tiếng của Bác trên một chặng đường dài hoạt động giải phóng dân tộc… 

(KHOA VĂN HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH VÀ NV - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM). 

Lời Bàn: 

1- Trong danh sách “Ngũ Long” NT Thành ít học, xếp cuối bảng tuy đứng thứ ba về lớn tuổi. 

Thành vô danh lúc chưa lấy tên NA Quấc, không thể sánh với Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền, trẻ nhưng khoa bảng ở Pháp, rất nổi tiếng trong cộng đồng, vừa là trí thức hoạt động cách mạng tích cực. Nguyễn Ái Quấc là tên mới (do cụ PC Trinh thâm nho đặt?).

2- NT Thành được giao nhiệm vụ bưu tá chuyển phát bản “Yêu Sách”, đã thừa cơ mạo nhận là tác giả, tiếm danh để tiến thân. Các vị khác trong nhóm - chính nhân quân tử - chẳng ai đổi tuổi thay tên làm gì. Giữ đúng tên tác giả bảo đảm giá trị trước tác.

3- Thời đại NA Quốc. Tờ báo “Nhân Đạo” cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Pháp, năm thứ 29, số 12292, thứ ba 09/08/1932 đăng ở trang đầu phân ưu của Ủy ban Trung ương ĐCS Pháp vinh danh đồng chí Nguyễn Ái Quốc, sáng lập viên kiên cường của ĐCS Việt Nam, đã chết vì bệnh lao tại trạm xá của nhà tù Hồng Kông. Từ đó NA Quốc và bút hiệu không còn xuất hiện. 

Hồ Chí Minh cha căng chú kiết nhảy ra làm cha già. 

Cha già này nay CSVN khoe thay đổi tên, bí danh, bút hiệu (175+) nhanh như chong chóng, nói thạo 29+ thứ tiếng chưa kể tiếng đồng bào thiểu số, thành tích ghi vào sách kỷ lục Guinness.

(2) Le Commandant en Chef de l’ Armée Japonaise. Proclamation N°10. Le 12 Mars 1945. L’Armée Japonaise ne ménagera aucun effort pour satisfaire le désir ardent de l’Indépendance si cher à tous les peuples en Indochine… (Journal officiel de l’ Indochine, Samedi 2 Juin 1945).

Chuyển dịch từ tiếng Pháp: Tổng tư lệnh Quân Đội Nhật Bản. Tuyên cáo số 10. Ngày 12-3-1945. Quân đội Nhật Bản sẽ không giới hạn bất cứ nỗ lực nào để thỏa mãn khát khao độc lập được tất cả các dân tộc ở Đông Dương trân quí… (Đông Dương Công báo, Thứ bảy 2-6-1945) 

***

(*) Đọc Thêm: Chuyện tiếm danh.

Xưa có tích Thạch Sanh, Lý Thông, tức Lý Thụy. Thạch Sanh xuống hang cứu được công chúa song bị Lý Thụy tiếm công và mưu hại. Lý Thụy gian hiểm, xảo quyệt, cuối cùng biến thành con bọ hung. Chuyện thời nay thì có “Mắt mổ như mù” hay “Mắt sáng vẫn như mù”:

Chương trình Fred Hollows, Úc đã hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam được 25 năm, mổ miễn phí cho hàng chục ngàn người Việt Nam sáng mắt. Đoàn mở tiệc liên hoan. Ai nấy mừng hớn hớn thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Một người là đại diện phát biểu lời tri ân: “Nhờ ơn Bác và Đảng mắt chúng tôi lại lành!” Đêm ấy ông thầy mổ thở dài và buồn xo: “Mổ cũng như chưa mổ. Mắt sáng vẫn như mù!” Dân là lạ thế đấy. Bị tẩy não cả rồi Chẳng biết ơn ai cả. Ơn Bác, Đảng mà thôi! (theo T23 News Tiếng Việt September 7, 2019).

2/9/2020



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo