Ông ĐBQH Phạm Phú Quốc phạm tội gì? - Dân Làm Báo

Ông ĐBQH Phạm Phú Quốc phạm tội gì?

Thảo Ngọc (Danlambao) - Việc ông ĐBQH Phạm Phú Quốc tại TP.HCM có quốc tịch Síp đang tiếp tục là chủ đề bàn tán của báo chí và dư luận trong và ngoài nước. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho cơ quan chức năng phải có câu trả lời về trường hợp gây nhiều tranh cãi này. Để giải tỏa phần nào áp lực của dư luận, chiều 01/9/2020, UBND TP.HCM, Ban tuyên giáo Thành ủy tổ chức họp báo thông tin về việc đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch(1).
 

Và hàng trăm câu hỏi được đặt ra xung quanh nội dung này.

Trả lời về việc một ĐBQH có 2 quốc tịch có đúng luật không? Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cho hay: “Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành không quy định cụ thể. Luật chỉ quy định tiêu chuẩn ĐBQH tại Điều 22, chỉ yêu cầu ĐBQH đáp ứng 5 tiêu chuẩn, nhưng không có tiêu chuẩn về quốc tịch”.

Nghĩa là việc ĐBQH Phạm Phú Quốc có quốc tịch Síp là không vi phạm pháp luật.

Trả lời câu hỏi về nguồn số tiền 2,5 triệu đô ông Phạm Phú Quốc mua quốc tịch Síp, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo thành Hồ nói: "Không nên suy diễn từ đâu đại biểu Quốc có 2,5 triệu USD mua quốc tịch. Chúng ta tôn trọng lời của ông Quốc là do tài sản gia đình. Không nên mở vấn đề đi xa quá, Trong đơn gửi các cơ quan quản lý, ông Quốc nói rằng thông tin việc mua quốc tịch là không chính xác. Bây giờ cứ xoay quanh việc truy tìm làm sao cho bằng được tiền của đại biểu ở đâu ra, có tài sản hay tiền gửi euro để mua quốc tịch là không nên”.

Có một câu hỏi mà lãnh đạo thành Hồ không thể giải đáp. Đó là nguyên nhân vì sao ông ĐBQH Phạm Phú Quốc và rất nhiều người khác, lại rời bỏ “xứ sở thiên đường”, để ra đi theo bọn “tư bản giãy chết”?

Đây cũng là vấn đề làm cho ông trưởng ban Tuyên giáo thành Hồ “rất lấy làm tiếc”.

Ngày nay người ta đang ra sức cổ vũ cho quyền tự do của con người. Tại Việt Nam, câu khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập và tự do” được treo nhan nhản khắp nơi.

Món quà lớn nhất mà ông Phạm Phú Quốc và nhiều người mơ ước khi trở thành công dân EU là: Họ được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU, và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa. Là có thể tới Đức làm việc và tới Pháp mua nhà, có thể sang Ý ở ba tháng. Là con cái họ có thể tới Thụy Điển học miễn phí.

Trong khi hộ chiếu Việt Nam đang xếp hạng 81/98 (gần chót bét), cùng nhóm với Lào và Angola, đi được 50 quốc gia, vùng lãnh thổ miễn thị thực.

Đây là câu trả lời vì sao người Việt Nam muốn ra đi: “Dân bất an vì ra ngõ là gặp cướp.”

“Bây giờ cử tri nói ra ngõ gặp tội phạm, kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản”. Đó là phát biểu của ĐBQH Bùi Đặng Dũng, tại phiên họp tổ thảo luận, như báo VnExpress ngày 30/10/2013 đưa tin.

Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã từng than thở: “Người ta ăn của dân không từ cái gì. Tiền của các cháu dân tộc thiểu số còn bị biển thủ đến gần 3 tỷ đồng, liều vacxin tiêm cho một cháu, lại san ra tiêm cho hai cháu”.

“Bán không từ thứ gì, ăn không từ thứ gì”.

Đại biểu QH Bùi Việt Phương (Ninh Bình) đã thốt lên như vậy khi nói về bộ máy công chức hiện nay trong buổi thảo luận cho ý kiến về chương trình giám sát năm 2017 của Quốc hội vào sáng ngày 25-7/2016.

Tại tỉnh Kiên Giang: “Tổng số tiền sai phạm phải thu hồi là hơn 2.312 tỉ đồng, nhưng đến nay mới thu hồi được hơn 900 tỉ đồng. Hàng chục cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của tỉnh Kiên Giang dính sai phạm chỉ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm”.

Như vậy thứ hỏi vì sao người dân bất bình?

Và dân Việt Nam đang tìm mọi cách để đi Mỹ và châu Âu bằng nhiều con đường khác nhau.

1. Bằng con đường đầu tư: Theo Sở Dịch vụ Thị thực (Visa Office) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong năm 2014, có 92 người Việt đến Mỹ với thị thực EB-5 dành cho những người giau có muốn định cư ở Mỹ với điều kiện mỗi người phải đầu tư ít nhất $500.000 – $1 triệu Mỹ kim tùy theo vùng kinh doanh trong chương trình di dân đầu tư (Immigrant Investor Program). Số người Việt được cấp thị thực EB-5 đã tăng gấp 3 lần, lên tới 249 người vào năm 2015. Khuynh hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2016. Nếu cứ lấy năm sau gấp 2 năm trước, thì đến nay (2020) là hơn 10 ngàn người.

2. Con đường mẹ Việt sinh con lấy quốc tịch Mỹ.

Báo Thanh Niên ra ngày 5/12/2016 có bài: “Mẹ Việt sinh con lấy quốc tịch: Trào lưu đi Mỹ của 'đại gia' đầy nguy hiểm”. Nên hiểu ba chữ (đầy nguy hiểm) là để lách qua khâu kiểm duyệt.

Theo đó: bài báo hướng dẫn như sau: “Chuẩn bị trước.

Hầu như những ai dự định sinh con tại Mỹ đều lo xin visa trước khi có bầu hoặc khi có bầu dưới 2 tháng, bởi lúc đó không hề thấy bụng của người mẹ. Visa Mỹ có thời hạn 1 năm nên cũng đủ thời gian để các bà mẹ chuẩn bị.

Ngoài ra, khi nhập cảnh du lịch ở Mỹ cũng như mấy nước khác thôi, không phải khám sức khỏe. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể gặp bang hay hải quan nào khó, thấy có bầu và có dấu hiệu nói dối khi xin visa thì sẽ bị từ chối cho nhập cảnh”(2).

3. Bằng con đường kết hôn (thật và giả).

Ngoài việc hàng năm có hàng ngàn trường hợp kết hôn thật để đi Mỹ ra, cũng có hàng ngàn trường hợp kết hôn giả. Sau khi có thẻ xanh, những cô dâu chú rể người Việt sẽ tìm mọi cách bảo lãnh gia đình sang Mỹ. Ai xui xẻo thì bị phát hiện, như trường hợp Luật sư gốc Việt Luật sư gốc Việt bị nghi trong đường dây tổ chức kết hôn giả ở Mỹ

4. Con đường du học. Nhiều gia đình (không phải quan chức) có điều kiện kinh tế, cho con đi du Mỹ, Canada và các nước châu Âu, sau đó ở lại xin việc làm, và khi có thẻ xanh sẽ bảo lãnh gia đình đi định cư.

Một tỉnh nghèo như Quảng Ngãi, trong một nhiệm kỳ, đã có 4 vị quan chức dùng tiền ngân sách tài trợ cho con đi du học và không về “phục vụ đất nước”. Vậy ở những nhiệm kỳ khác có mấy vị như thế? Và trong 62 tỉnh thành khác trong nhiều nhiệm kỳ có bao nhiêu người như thế?

Ngay như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng rộ tin đồn là bà đang học tiếng Anh để xin visa, làm thẻ xanh “chuẩn bị sang Mỹ định cư”. Tuy nhiên bà chối và nói rằng việc học tiếng Anh là để “nâng cao trình độ”. Dư luận cho rằng nếu bà Quyết Tâm sang Mỹ định cư cũng là điều “hạnh phúc cho dân tộc”, và “không có lửa làm sao có khói”?

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, một dân oan Thủ Thiêm nhắn nhủ “Chị Tâm nên nhớ điều nầy, đi đâu phải nhớ vũng lầy Thủ Thiêm!”.

Trở lại cái ghế Đại biểu Quốc hội của ông Phạm Phú Quốc. Thật ra cái ghế ĐBQH đối với quan chức cũng như doanh nhân, chỉ là đám xôi thịt, vào để có cơ hội móc ngoặc, kiếm chác mà thôi, chẳng mang lại lợi lộc gì cho người dân. Không chỉ ông Quốc, mà có lẽ tất cả các vị ĐBQH cũng chỉ là “hữu danh vô thực”, chỉ là những con Robot mà thôi. Ta hãy xem vụ Luật Đặc khu. Sáng 16/4/2018, khi trình ra Quốc hội dự luật này, bà CTQH Nguyễn Thị Kim Ngân nói: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật.” Như vậy là một khi đảng đã quyết thì QH chỉ việc giơ tay là xong.

Vậy thì cái mà ông Phan Nguyễn Như Khuê nói: “rất lấy làm tiếc vì ông ĐBQH Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch”, thì chỉ thể hiện sự cay cú ganh ghét, khi thấy ông Phạm Phú Quốc khạc nhổ vào cái vầng hào quang mà họ cho là "vinh quang muôn năm, bách chiến bách thắng", khi ông Phạm Phú Quốc vứt cái thẻ đảng và thẻ ĐBQH vào sọt rác để ra đi mà thôi.

Thế mới biết câu nói của ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rằng: “Cuộc sống người Việt Nam hôm nay là mơ ước của nhiều nước”, nó bịp bợm và dối trá làm sao, nhưng chẳng lừa được ai.

Tóm lại là việc ông ĐBQH Phạm Phú Quốc có quốc tịch Síp là niêm mơ ước của nhiều cán bộ đảng viên hiện nay. Ông Phạm Phú Quốc chẳng hề vi phạm về pháp luật, về đạo đức gì cả.

Chỉ tiếc rằng nhiều người không làm được như ông Phạp Phú Quốc thì cứ “chẻ sợi tóc làm tư”, quan trọng hóa vấn đề mà thôi.

Chú thích:



2/9/2020



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo