Tới 19/5 nhắc người ta nhớ bác! - Dân Làm Báo

Tới 19/5 nhắc người ta nhớ bác!

Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao)
- Nói ngày 19/05 là ngày sinh của bác, tức của Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, con của Cụ Nguyễn Sinh Sắc, em của bà Nguyễn thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm, quê ở Nghệ An, người hiểu chuyện dứt khoát không ai tin là đúng. Bởi tự tay Hồ Chí Minh đã lần lượt khai với nhà cầm quyền Pháp ngay từ ngày mới bước chân lên Marseille, nhà cầm quyền Anh, các năm sinh 1891, 1892, 1893, 1894 và 1895. Chỉ có năm sinh, chớ không có ngày sinh. Mà cũng dễ hiểu vì Nghệ An thuộc Triều đình Huế mà thuở đó chưa có chế độ hộ tịch phổ biến như ở Nam kỳ, thì làm gì mà có cả ngày sinh (19), và tháng sinh (05)?

Vậy cái ngày 19 tháng 05 năm 1890 này là chắc chắn không có. Là xạo. Là thứ đểu như ngày nay dân Hà Nội quen dùng để nói về điều không đúng, không thiệt.

Nhưng tại sao phải mãi tới năm 1946 mới thò ra cái ngày 19/05/1980 và nói là ngày sinh của bác? Cũng dễ hiểu thôi.

Từ năm 1911, Hồ Chí Minh bắt đầu sống ở Tây phương, tuy với thân phận bửa củi, rửa bếp nhưng được tiếp xúc trực tiếp với nền văn minh tây phương gốc Thiên Chúa Giáo nên được nghe nói tới sinh nhật và lễ sinh nhật. Thế là bác nhà ta bèn chiếm để bụng. Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, nhất là ở Miền trung còn nặng tinh thần nho học, người ta chỉ biết có kỵ nhật, tức ngày cúng giỗ mà thôi. Vì biết và giữ kỵ nhật là điều quan trọng trong Đạo thờ cúng Ông Bà. Đạo hiếu của người Việt Nam.

Ngày 19/05 nói là ngày sinh của bác, mà phải hiểu nó không thiệt, nó là sản phẩm dỏm, đểu, do Cụ Vũ Đình Quỳnh, Bí thư riêng của bác, chính thức khai và lập khai sinh cho bác và từ đó trở thành chính thức. Bác ôm giữ nó chết bỏ, không buông ra! (Ai không tin, cứ hỏi lại Cụ Vũ Thư Hiên, con của Cụ Quỳnh, hiện ở Paris XI).

Nguồn gốc có cái ngày đó, nó cũng đểu giả, thể hiện rõ bản chất của con người bác. Sau khi ký thỏa hiệp án 6/3/46 chấp nhận thực dân Pháp trở lại. Ngày 19/5, Đô đốc D'Argenlieu lên Hà Nội. Bác muốn phải tiếp rước D'Argenlieu với cờ quạt cho tươm tất, cho phải phép, nhưng lại sợ dân chúng sỉ vả. Cụ Vũ Đình Quỳnh có sáng kiến “Ta cứ làm và nói hôm nay thành phố treo cờ mừng sinh nhật của bác”. Và chính Cụ Quỳnh đi thông báo Hà Nội treo cờ mừng sinh nhật bác! Lịch sự, tối hôm đó, có một phái đoàn của D' Argenlieu gửi tới chúc mừng sinh nhật của Hồ Chí Minh. Và Hồ Chí Minh đã khai thác ngay việc này để tuyên truyền với dân chúng “Đó thấy không Tây còn tới chúc mừng sinh nhật của bác!”.

Nhưng cái đểu giả và ác ôn của Hồ Chí Minh, đừng ai quên khi nhắc tới ngày 19/05, là Hồ Chí Minh đón rước Tây lúc trở lại là để hợp tác với Tây, hướng dẫn lính tây truy lùng các tổ chức vũ trang chống Tây mà không phải cộng sản ở vùng Hà Nội, và tiếp theo, cùng với Tây lên Việt Bắc tiêu diệt lực lượng các đảng phái cách mạng như Việt Quốc, Đại Việt,... vì Việt Minh lúc đó còn yếu, về người và cả vũ khí.

Vậy ngày 19/05 không có ý nghĩa gì khác hơn là nhắc mọi người đừng vội quên con người thiệt của Hồ Chí Minh là thứ đại gian đại ác, cực kỳ đểu cán vốn từ bản chất và được tôi luyện thêm bởi cộng sản.

Vì Hồ Chí Minh được đào tạo làm chỉ điểm

Khi nói về Hồ Chí Minh nên tìm biết mặt thật của con người này. Như Hồ có hơn 200 tên khác nhau do báo điện tử đảng phổ biến để nhắm tuyên truyền cái “phi thường” hơn người của ông ta. Thế mà trong số tên đó lại không có cái tên cực kỳ quan trọng vì nó là tên khởi nghiệp của Hồ: “Ferdinand Hồ Chí Minh”!

Tại sao đảng cộng sản không công bố cái tên quan trọng này? Ví thiếu thông tin hay vì che dấu một sư thật?

Mà tên “Ferdinand Hồ Chí Minh” là gì? Tại sao có mà cả Hồ lẫn đảng cộng sản đều dấu kỹ?

Thật ra tên “Ferdinand” không gắn liền với tên Hồ Chí Minh mà gắn liền với tên Nguyễn Ái Quốc vì lúc đó chưa có tên Hồ Chí Minh. Nhưng người pháp khi nói chuyện với Nguyễn Ái Quốc hoặc về Nguyễn Ái Quốc, họ thấy khó phát âm cho đúng nên họ đặt thêm cho ông một tên khác, dựa theo xuất xứ của ông: “Ferdinand l’annamite” (annamite là người việt nam ngày nay vì lúc đó còn gọi là người an-nam. Người Việt ở Pháp bị gọi là “mít”, á–rặp là “rệp”).

Cũng từ sau Hội nghị Tours, ở Paris, xuất hiện thêm một tên nữa “Le Petit Rouquin Rouge” (Thằng nhỏ tóc đỏ), tên thiệt là Jean Crémet. Hồ với Crémet làm thành một cặp được Dmitri Manuilsky, cán bộ Đệ Tam Quốc tế, chọn, huấn luyện nghề chỉ điểm, đặt dưới trướng và sau đó, gửi qua Moscou. Cũng như Hồ Chí Minh, Jean Crémet có nhiều tên, bí danh khác nhau nhưng không thể bằng Hồ được (Thibault hay Samuel Herssens, …). Điều lạ là trong các thông tin của Quốc tế cộng sản, người ta chỉ thấy tên Jean Crémet mà lại không có tên Ferdinand cho tới khi Hồ xuất hiện ở Moscou.

Dmitri Manuilsky gửi Ferdinand qua Moscou để được huấn luyện về cộng sản và tình báo. Ferdinand được chọn vì tại Hội nghị Tours, ông đã dõng dạc tuyên bố theo đề cương Lê-nin giải phóng các nước nông nghiệp thoát khỏi thực dân. Ông còn nhấn mạnh chỉ có cộng sản là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Ferdinand còn tỏ ra khôn ngoan, không hề phê bình hay góp ý kiến cho đường lối của Quốc tế cộng sản, cũng không nói nhiều, lúc nào cũng giữ thái độ chấp hành (Roget Faligot, Fayard, Paris, trg 90, 228).

Ferdinand tới Petrograd vào cuối tháng 6/1923 và tham dự Đại hội Nông hội (Krestintern), do Komintern thành lập. Nghĩa là Ferdinand, tức Hồ Chí Minh, không hề có tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản V như Hà Nội nói nhằm mục đích tuyên truyền đánh bóng lãnh tụ.

Thêm một điều đáng để ý nữa là Ferdinand và Le Petit Rouquin rouge cùng có mặt ở Moscou, cùng ở chung tại khách sạn Lux, cùng thời điểm, mà hai người không gặp nhau. Le Petit Rouquin rouge lại vào Trung ương Quốc tế còn Ferdinand thì không được.

Trong thời gian từ tháng 2/1925 tới tháng 3/1926, Ferdinand đi Quảng Châu làm Đại diện cho Nông hội (Krestintern) có ăn lương. Theo Sophie Quin-Judge, tháng 8/1925, ông nhận được 5000 roubles (bằng 2500 usd) tiền lương và cả công tác phí như in bích chương, sách bỏ tùi nói về nông dân, gửi thêm nhiều đại diện đi các tỉnh khác ở Trung Quốc, gửi báo cáo định kỳ và thường xuyên về tình hình nông dân Trung Quốc về Moscou.

Tháng 2/1930, từ Hồng Kông, Jean Crémet chuyển lệnh của Moscou cho Ferdinand dạy hãy kết hợp 3 tổ chức cộng sản ở Đông Dương thành một đảng thống nhất. Đó là đảng cộng sản Đông Dương. Ferdinand làm xong nhiệm vụ làm cho Le Rouquin rouge vô cùng hài lòng khi gặp lại Ferdinand tại đây.

Vẫn theo Bà Sophie Quin-Judge, Ferdinand l’annamite, tức Hồ Chí Minh sau này, đã nhận tiền của Krestintern và Komintern, vừa tiền lương và tiền công tác theo lệnh của Moscow.

Trong thời gian từ tháng 12/1927 tới tháng 5/1928, Ferdinand ở tại Berlin chờ đợi tiền và lệnh của Komintern cử đi công tác ở Á châu. Ông khai chỉ nhận được của Hội Cứu trợ Đỏ có 18 marks (tiền Đức)/ tuần, không thể đủ để sống mà không thiếu nợ. Sốt ruột, Ferdinand bèn viết thư cho Krestintern yêu cầu gửi cho ông 500 usd và lệnh công tác.

Qua ngày 12/4/1928, Ferdinand viết thư cho Humbert-Droz, Ban Bí thư Quốc tế cộng sản, ta thán hoàn cảnh túng quẩn của ông: “Đồng chí có nghĩ được không tinh thần và vật chất hiện tại của tôi, chẳng có việc gì làm, cũng không có tiền, trong khi đó có biết bao nhiêu việc phải làm mà phải sống ngày qua ngày, bị bắt buộc không hoạt động”.

Ngày 28/4/1928, Humbert-Droz trả lời thư của Ferdinand: “Khoảng tiền mà chúng tôi sẽ gửi cho đồng chí trong nay mai sẽ tùy thuộc các thông tin từ đồng chí. Nhưng tôi nghĩ đồng chí nên tập sống với mọi hoàn cảnh và tốt hơn là tìm cách tự lực mà không cần đến viêc nhận tài trợ từ bất kỳ nguồn nào” (Sophie Quin-Judge, Ho Chi Minh: The Missing Years, Berkeley, California, 2002).

Xin nhắc nghề “chỉ điểm / mouchard” có rất sớm ở Âu châu, từ thời Trung cổ. Darius trẻ, vua xứ Perse, là người đầu tiên rải người của mình ra khắp xã hội để nhờ chúng mà biết chuyện gì xảy ra. Denys bạo chúa noi gương Darius cũng sử dụng chỉ điểm để lấy tin tức mà biết được tình hình bên ngoài thành.

Ngày 19/05 nhắc lại tội ác Hồ Chí Minh

Chiều 17/12/1946, Hồ Chí Minh và đồng đảng rút sâu vào hang trong núi ở Sơn Tây để trốn Tây. Nửa đêm 19/12/1946, từ chỗ ẩn náu an toàn, bác ta bèn hùng hổ tuyên bố “Toàn quốc kháng chiến”, báo hại đám du kích, tự vệ thành… ngơ ngác không thấy bác ở đâu, đảng ở đâu, nhưng họ thiệt lòng muốn đánh Tây nên cầm tầm vông vạt nhọn, dao găm, mã tấu, anh dũng… làm bia đỡ đạn Pháp ở Hà Nội!

Nhìn thêm bộ mặt thiệt của cộng sản ở Nam kỳ. Ngày 23/09/45, khi Pháp mở cuộc tổng phản công, “Ủy Ban Hành Chính” của Trần Văn Giàu (cộng sản thứ thiệt) đã chạy thụt mạng vô Chợ Đệm. Pháp tiến quân ra Phú Lâm (còn cách 17 km), Ủy Ban chạy tới Tân An (xa thêm 35 km). Pháp mở cuộc ruồng bố Tân An, Ủy Ban chạy xuống Mỹ Tho, rồi tiện đường…dông tuốt vô Đồng Tháp Mười mất dạng. Trong khi đó, các lãnh tụ quốc gia như Trần Văn Ân, Nguyễn Văn Sâm, Kha Vạng Cân, Hồ Văn Ngà liều chết ở lại lập Ủy Ban phong toả Sài Gòn, Chợ Lớn…

Trước khi bôn tẩu, “Ủy Ban Kháng Chiến” của Trần Văn Giàu ra lịnh đốt chợ, đốt phố, đốt nhà dân, và cho tự vệ đi lùng băt các lãnh tụ quốc gia, đảng phái, tôn giáọ… đem thủ tiêu. Cách “chiến đấu” của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản là như vậy. Tỉnh nào, ở đâu cũng hành động đúng theo chỉ thị của Hồ.

Đến lúc về Hà Nội an toàn sau 54, Hồ vâng lệnh Mao, làm cải cách ruộng đất, giết hơn nửa triệu nông dân vô tội, trong đó có hơn 80 ngàn là đảng viên cộng sản, gốc trí thức tiểu tư sản, đi theo Việt Minh vì lòng yêu nước thật sự.

Trong số nạn nhân cải cách ruộng đất, có Bà Năm là trường hợp điển hình nói lên tội ác của Hồ Chí Minh đối với nhân dân và bản chất đại gian đại ác của con người cộng sản tinh ròng đó.

Rồi tới vụ Nhân Văn Giai Phẩm, giết hại, tù đày các trí thức, văn nghệ sĩ ưu tú của Hà Nội. Từ Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường tới Nguyễn Hữu Loan, Nguyễn Hữu Đang, Thụy An,… suốt đời bị tù tội, bị cắt đứt nguồn sống để trừng phạt tội không biết vâng lời đảng.

Sau 30/04/75, cũng cái đảng của Hồ cướp tài sản, nhà cửa của dân trong Miền Nam, người bị dưa lên vùng rừng sâu nước độc, những người trong chính quyền Sài Gòn bị đi tù dài hạn,... Năm 54, bác tới, dân Miền bắc bỏ chạy vào Nam. 75, bác tới Sài Gòn, dân Nam Kỳ chạy ra biển tìm tự do,... Bác và cái đảng của bác tới thì dân lương thiện không thể sống được, phải liều mạng chạy thoát thân!

Cùng thời điểm, các nước trong vùng như Ấn Độ, Mã Lai, Phi Luật Tân,... bị Tây phương đô hộ, đều lần lượt thu hồi độc lập, tổ chức đất nước theo thể chế tự do dân chủ và nhờ đó, đất nước phát triển mà không phải có hơn 10 triệu dân chết oan uổng như Việt Nam.

Chỉ vì họ không có hiện tượng Hồ Chí Minh!



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo