Miền Nam, đã thấm chưa? - Dân Làm Báo

Miền Nam, đã thấm chưa?

Nguyễn Dân (Danlambao)
“Miền Nam kiêu dũng, anh hùng! Miền Nam thành đồng vách sắt! Miền Nam yêu dấu! Và miền Nam trong trái tim tôi!…"

Hầu như tất cả mọi từ hào hùng cao đẹp nhất đều đã một thời gán ghép, xưng tụng cho Miền Nam - Một mảnh đất được gọi là thiêng liêng, với những tấm lòng kiên trung bất khuất. Và nhờ thế mà một đảng, dân tộc có được thắng lợi thành công.

Miền Nam đi trước về sau:

Từ ngày, khi họ bắt đầu khởi nghiệp, thì miền Nam được kêu gọi vùng lên – vùng lên để đánh đuổi quân thù – (họ cho là như vậy). Quân thù là những kẻ thống trị, quân thù là những người chí thú lo làm ăn, đang tạo dựng một vùng miền trù phú (được cho là giả tạo phồn vinh). Và quân thù là thế lực trị vì – là trở ngại lớn cho bước đường họ đi xâm chiếm. Và từ đó, bằng mọi cách, mọi thủ đoạn: xách động, tuyên truyền, trấn áp, hứa hẹn… xây dựng thiên đường hạnh phúc ấm no.

Họ khôn khéo vô cùng, gian manh vô tận, bịp bợm vô song, và dã man, gian dối, tán ác chẳng ai bằng. Miền Nam cả tin và cùng theo tiếng gọi.

30 năm tuông đổ máu xương không tiếc. 30 năm hy sinh tất cả không màng: từ những tấm lòng chắt chiu cưu mang đùm bọc, từ những chia sớt từng nắm gạo nuôi quân, nếm mật nằm gai, củ khoai, hạt bắp… Thế hệ này qua thế hệ khác, những đứa con hăng hái lên đường, và sẵn sàng vùi thây cho mục đích: “Thành công thắng lợi rồi, sạch bóng quân thù rồi, sẽ vinh quang, vinh hiển, đời đời hạnh phúc ấm no”.

Và rồi, “vinh quang” lại đến:

Vinh quang lần thứ nhất:

Sau 30/4/1975 - được gọi là giải phóng hoàn toàn - miền Nam sạch bóng quân thù, miền Nam không còn bị đế quốc xâm lăng và ngụy quyền kềm kẹp. Và toàn miền Nam được hưởng ơn mưa móc (ân huệ từ một đảng ban phát cho) là cùng “quang vinh” kịp theo như miền Bắc - một miền lãnh thổ mà được đảng (anh minh) dìu dắt tiến lên XHCN tươi đẹp vững vàng.

Qua sau 10 năm, một miền Nam hoàn toàn thay da đổi thịt, một vùng miền có lối sống vượt bực tiến lên? Làm theo năng lực, hưởng theo lao động: những gì có được là dựa theo năng suất của mình theo phương châm “lao động là vinh quang” . Những gì không do mình làm ra (hiện giờ), những của cải vinh sang phù phiếm, tài sản, tư hữu có được từ trước – do bóc lột mà có, do đế quốc tư bản ban cho… cần phải tịch thu, phải sung vào “chiến lợi phẩm” là tài sản của toàn dân, cá nhân không được quyền tư hữu giữ lấy. Tịch biên, tịch thu mọi tài sản từ tư bản bóc lột là chính sách đúng đắn, mà đảng anh minh cần triệt để thực thi.

Cũng từ phương châm “lao động là vinh quang” - muốn có được “vinh quang” là: tất cả phải vào vùng kinh tế mới, tạo dựng của cải bằng do chính sức lao động cần cù cật lực của mình.

Người ta thấy: miền Nam ruột thịt, miền Nam thân yêu trong trái tim miền Bắc - Những món quà ân tình, ân nghĩa: đồng bào bà con ruột thịt vào Nam, khệ nệ khuân từng lô bát (chén, dĩa, tô) sành sứ (sản phẩm trân qúi miền Bắc) làm quà thân tặng bà con ruột thịt miền Nam - Cảm động vô cùng. Nhờ sự chiếu cố (tình ruột rà miền Bắc), nhờ sự anh minh của một đảng tài trí anh hùng… sau 10 năm, đồng bào miền Nam hòa đồng cùng Bắc. Cả nước chung cùng chia sẻ nhau từng ngày, bữa cơm độn mì sắn, bo bo…

Vinh quang lần thứ hai:

Sau 10 năm cào bằng, sang phẳng đồng đều. Trước đà cùng tiến lên “đổi mới”. Đất đai tài sản toàn dân, dân làm chủ, nhà nước quản lý, và đảng lãnh đạo. Làm chủ là chủ theo chỉ tiêu đề ra, ban phát cho, được gọi là “định suất” – Không có đất được cấp chia đất, mà có đất nhiều phải san sẻ bớt cho kẻ thiếu kém hơn mình, theo mẫu mực như (từ 30 năm miền Bắc), bây giờ miền Nam được “định hướng” theo sau. Hoàn toàn không có cảnh người (dân) bóc lột người (dân).

Từng đám “phản động” giàu có dư thừa đất đai, ruộng đồng, vườn tược… bị tước đoạt, bị chia chác, bị tịch thu… kiếp sống lê la đường phố, lang bạt khắp nơi kêu cứu, kêu nài, thưa kiện… kệ chúng nó. Đất đai là sở hữu toàn dân (không riêng cho một người dân nào), nhà nước quản lý (thu giữ), và đảng lãnh đạo (toàn quyền ban phát hoặc thu hồi) theo chính sách.

Nhờ chính sách “tối ưu” này mà đất nước có thêm tầng lớp “dân oan”, giai cấp đặc trưng trong một chế độ “công bằng ưu việt”. Và dân miền Nam hầu hết nằm trong tầng lớp “tối ưu” này.

Vinh quang lần ba:

Dịch họa (Covid-19) tái phát lan tràn. Mấy lần trước (năm qua-2020), có lẽ cũng nhờ “tài tình” má đảng ta đã thành công chống dịch – VN đứng đầu, được ca ngợi (tự hào) không tiếc lời. Năm nay lại là đại dịch, lan toả khắp cùng các nước, và vì thế, VN không tránh được mức độ lan tràn. Hôm nay lại là miền Nam đang hứng chịu nạn tai.

Như vậy là tất cả phải vì miền Nam ruột thịt mà năng nổ xung phong - một chiến dịch tất cả lo cứu cho miền Nam rầm rộ phát động:

-Thiết lập “đường mòn HCM trên không” với các máy bay chuyển vận tiếp cứu cho kịp thời kịp lúc.

-Đội ngũ 10.000 y, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên viên y khoa thượng thặng (miền Bắc) được trưng dụng lên đường vào Nam để chi viện mà giải cứu toàn dân tp. HCM đang cơn đại dịch.

-Các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung phần… vận dụng toàn dân chắt mót lương thực: thóc gạo, khoai củ, rau quả, mọi thứ để sẵn sàng vận chuyển vào Nam. (Bù lại như trước đây, miền Nam góp phần chắt chiu cứu giúp miền Trung những cơn lũ bão, miền Bắc thiên tai mất mùa v.v…) đã nói lên tinh thần thương yêu đùm bọc, giúp nhau vô cùng thiêng liêng cao cả. (Tất cả chỉ là một màn kịch để tuyên truyền, trình diễn).

Chống dịch như chống giặc:

Một chiến dịch vô cùng rầm rộ, nhưng mà tài nguyên có hạn, tài lực có chừng, và tài trí thì (chỉ nổ), những vùng miền, miếng ăn lo chưa đủ thì làm sao mà chi viện hữu hiệu. Xưa nay, đều biết miền Nam là vựa, là kho lương thực. Tại sao “kho”, “vựa” không dùng mà phải cầu mong từ vùng miền xa xôi cách trở. Lý do mà cần được nêu ra là thật sự miền Nam (nhất là Sài gòn mang danh TP/HCM) có thật sự đang dịch hại và đói khổ chưa? Và vì sao lại bị khổ, bị dịch, bị đói?

Một chính sách tiền hậu bất nhất:

Nói là cứu người, thật sự (nhà nước) hại người. Nói là “dập dịch”, nhưng mà thật ra là “dập dân” qua chỉ thị 16: giản cách, cô lập, phong toả toàn bộ, từng địa điểm, khu phố dân cư… Mỗi khi phát hiện có lây nhiểm là cô lập hoàn toàn – hình thức đem (nhốt) tập trung, đem con bỏ chợ, không khác những khu trại súc vật. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, từng điểm chốt kiểm soát gắt gao, thiếu chăm sóc, thiếu tiếp tế… đau ốm, đói khổ mặc tình, không được quan tâm lưu ý. Từ trước đó, một số người dân này có được các tổ từ thiện (cũng từ dân chúng thương tình) phân phát thực phẩm (cơm nước, thức ăn), thì nay hoàn toàn bị ngăn chận. Và nhà nước thì phó mặc, chẳng để tâm theo dõi, ngó ngàng. Các CAND canh giũ kiểm soát thì như “hung thần” chỉ biết cản ngăn, phạt vạ…

-Nổi tệ hại là từng nơi không đủ chứa người ở thoáng mát rộng rãi, chen chúc mất vệ sinh. Không có giường bệnh (vì bệnh viện hạn chế thiếu thốn) bệnh nhân (nhiều nơi) y, bác sĩ, nhân viên y tá không thể đảm đang với số lượng bệnh nhân (những kẻ lây nhiểm bắt buộc bị tập trung tại từng khu cô lập (trường học, hãng xưởng, trong khu xóm v.v…), và tập trung (đúng nghĩa là đem nhốt) tất cả với số lượng lớn, thiếu tiện nghi… chỉ là cơ hội cho thêm lây lan dịch bệnh.

-Tệ hại hơn nữa là vì kiểm soát từ các “chốt” - từng chốt khám xét mọi thứ: lương thực, thuốc men, nhu cầu cần dùng, phân biệt (ngăn chặn) những thứ thiết yếu và không thiết yếu - kẻ kiểm soát thiếu kiến thức một cách mù mờ, cấm đoán và hạn chế quá gắt gao… đã tạo ra tình trạng thiếu thốn mọi thứ để cung cấp cho dân. Một hình thức “hành dân” vô cùng khốn đốn.

-Muốn được qua lại phải đủ giấy tờ xét nghiệm (chỉ hiệu lực thời gian ngắn), gây phiền phức và tốn kém vô chừng.

-Không rạch ròi trong việc phân biệt thứ gì là thiết yếu và không thiết yếu, đã cản trở và bỏ đi bao thứ thiết thực rất cần (đây là cái “dốt” và bất lực, bất nhân của kẻ có lắm quyền), đã tạo nên một sự phân phối vô cùng mất cân đối: có chổ thừa thãi phải bỏ đi, có chổ không có…

-Và cũng vô cùng tệ hại là lệnh phạt “vô tội vạ”, phạt tùy thích, tùy ý (để kiếm tiền) vì luật lệ không rõ ràng – hút máu, moi rỉa (như loài kên kên) trên những cái xác (người dân) tàn nhẫn không chút xót thương – hằng bao chục ngàn tỷ (đồng) cho nhà nước? - (với mức phạt:1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, đến 5 – 10 triệu) từ những kẻ khốn cùng, cho bọn “sai nha” tha hồ lộng hành tham nhũng. Nỗi khổ xé lòng, nỗi đau ngút tận trời xanh.

Từ đó, bao nỗi oan khiên khắp chốn, mọi nơi: bệnh không có người lo. Đói không có thực phẩm lương thực. Bao nỗi sợ hãi chất chồng, bao nỗi âu lo dồn dập.

Người ta bảo: dịch chưa dập được, mà dân thì đã bị dập tơi bời. Sài gòn (TP/HCM) nói riêng, và miền Nam (các tỉnh) nói chung, đang cơn khấn chịu - chống dịch như chống giặc - do kẻ cầm quyền ra rả hô hào.

“Miền Nam đi trước về sau! Miền Nam anh dũng kiên cường! Miền Nam thành đồng, vách sắt! Và miền Nam trong trái tim tôi…”

Hôm nay, “trái tim” đang nhỏ máu. Ngày nay, “thành đồng vách sắt” đã bị một chế độ phá nát tang thương. Thì miền Nam “anh dũng kiên cường” có còn vững chãi? Hay là vì con dịch bệnh đã làm nên bao sợ hãi, khiếp nhược, ươn hèn, và chờ… chết?

Miền Nam, đã thấm thía chưa? Và … có còn chăng là “bất khuất hào hùng”?

31/7/2021


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo