Nhà chúng ta đang cháy - Dân Làm Báo

Nhà chúng ta đang cháy



Lời người dịch: Em mười sáu tuổi. Em bị bệnh tự kỷ. Em nói mạnh mẽ quyết liệt trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos. Hình ảnh em và lời em nói lan tỏa khắp thế giới và qua đó nâng cao ý thức chung về cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Em là nhà hoạt động môi trường đã truyền cảm hứng cho nhiều cuộc xuống đường vì môi trường của thanh thiếu niên khắp Châu Âu. 

*

Nhà chúng ta đang cháy, tôi có mặt ở đây để nói, nhà chúng ta đang cháy.

Theo IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu), chúng ta chỉ còn chưa đến 12 năm nữa là không thể nào sửa chữa được những sai lầm của mình. Trong thời gian ấy, những thay đổi chưa từng có về tất cả các phương diện của xã hội cần đã diễn ra rồi, bao gồm giảm ít nhất 50% khí thải CO2. 

Và quý vị cũng nên lưu ý rằng những con số này không bao gồm khía cạnh công bằng, mà rất cần thiết để làm cho hiệp ước Paris thành công trên phạm vi toàn cầu. Nó cũng không bao gồm thời điểm quá muộn khi biến đổi không thể nào đảo ngược được (tipping point) hay lúc tai tương tiếp nối tai ương (feedback loop) giống như khí methane cực kỳ mạnh thoát ra từ tầng băng giá vĩnh cửu ở Bắc cực. 

Ở những nơi giống như Davos, mọi người thích kể những câu chuyện thành công. Nhưng sự thành công tài chính của họ kèm theo cái giá không thể nào tưởng tượng được. Còn về sự biến đổi khí hậu, chúng ta phải thừa nhận chúng ta đã thất bại. Tất cả các phong trào chính trị dưới hình thức hiện này cũng đã thất bại, và truyền thông đã không tạo ra đươc ý thức chung rộng rãi. 

Nhưng Homo sapiens chưa thất bại. 

Đúng, chúng ta đang thất bại, nhưng vẫn còn có thời gian để đảo ngược mọi thứ. Chúng ta vẫn còn có thể sửa chữa điều này. Chúng ta vẫn còn có mọi thứ trong tầm tay mình. Nhưng trừ phi chúng ta thừa nhận những thất bại chung của những hệ thống hiện nay của chúng ta, chúng ta rất có thể không còn có cơ hội nữa. 

Chúng ta đang đối mặt với thảm họa đau khổ ngầm cho biết bao nhiêu người. Cho nên bây giờ không phải là lúc nói năng lịch sự hay chú trọng vào điều chúng ta có thể nói hay không thể nói. Bây giờ là lúc phải nói cho rõ ràng. 

Giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu là thử thách lớn lao nhất và phức tạp nhất mà Homo sapiens chưa từng bao giờ đối diện. Tuy nhiên giải pháp chính lại rất đơn giản đến nỗi đứa bé cũng có thể hiểu được. Chúng ta phải ngưng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. 

Hoặc chúng ta làm điều ấy hay chúng ta không làm. 

Quý vị nói chẳng có gì trên đời là trắng hay đen cả. Nhưng nói như thế là nói láo. Một lời nói láo rất nguy hiểm. Hoặc chúng ta ngăn không cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên 1.5 độ C hay chúng ta không ngăn. Hoặc chúng ta tránh kích hoạt phản ứng dây chuyền không thể nào đảo ngược nằm ngoài sự kiểm soát của con người ấy hay chúng ta không tránh. 

Hoặc chúng ta chọn tiếp tục sống như một nền văn minh hay chúng ta không chọn. Đó mới chính là trắng hay đen nhất. Không có vùng xám khi nói về sinh tồn. 

Tất cả chúng ta đều có sự lựa chọn. Chúng ta có thể tạo ra hành động có thể tạo ra sự thay đổi lớn lao mà sẽ bảo vệ điều kiện sống cho những thế hệ tương lai. Hay chúng ta có thể tiếp tục bình chân như vại để rồi thất bại. 

Điều ấy phụ thuộc vào quý vị và tôi. 

Một số người nói chúng ta không nên tham gia vào phong trào hoạt động vì môi trường. Ngược lại, chúng ta nên để mọi thứ cho những nhà chính trị của chúng ta và chỉ bỏ phiếu cho sự thay đổi thôi. Nhưng chúng ta làm gì khi không có ý chí chính trị? Chúng ta làm gì khi chính trị mà cần thiết thì lại không thấy ở đâu? 

Ở Davos đây-cũng giống như ở mọi nơi khác -mọi người chỉ nói đến tiền. Tưởng như tiền và sự phát triển là mối quan tâm chính duy nhất của chúng ta. 

Và vì cuộc khủng hoảng khí hậu chưa từng bao giờ được coi là cuộc khủng hoảng, cho nên người ta hoàn toàn không ý thức về toàn bộ hậu quả đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Người ta không ý thức rằng có một thứ như quỹ carbon (carbon budget), và quỹ carbon ấy chỉ còn lại rất ít. Điều ấy hôm nay cần phải thay đổi. 

Không có thử thách hiện nay nào khác có thể sánh với tầm quan trọng trong việc tạo lập ra ý thức và hiểu biết chung, rộng rãi về quỹ carbon đang biến mất nhanh chóng, điều ấy nên và phải trở thành tiền tệ toàn cầu mới của chúng ta và chính trọng tâm của kinh tế hiện này và tương lai của chúng ta. 

Chúng ta đang ở một thời đại lịch sử nơi mọi người với một chút hiểu biết sâu sắc về cuộc khủng hoảng khí hậu mà đe dọa nền văn minh chúng ta-và toàn bộ sinh quyển-phải nói bằng ngôn ngữ rõ ràng, cho dù điều ấy có thể không có lợi và bất tiện. 

Chúng ta phải thay đổi hầu như mọi thứ trong các xã hội hiện nay. Dấu chân carbon (carbon footprint) của quý vị càng lớn thì nghĩa vụ đạo đức của quý vị càng lớn. Chính sách của quý vị càng lớn thì trách nhiệm của quý vị càng lớn. 

"Người lớn cứ hay nói: "Chúng tôi có trách nhiệm với tuổi trẻ để cho họ hy vọng." Nhưng tôi không muốn sự hy vọng của quý vị. Tôi không muốn quý vị tràn trề hy vọng. Tôi muốn quý vị hoảng hốt. Tôi muốn quý vị cảm thấy nỗi sợ hãi mà tôi cảm thấy hàng ngày. Và rồi tôi muốn quý vị hành động. Tôi muốn quý vị hành động như quý vị thường hành động trong cuộc khủng hoảng. Tôi muốn quý vị hành động như thể ngôi nhà của chúng ta đang cháy. Vì nhà đang cháy." 


Nguồn

Dịch từ báo Anh The Guardian ngày 25/1/2019. 


Người dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo