Có nên bỏ bằng tại chức không? - Dân Làm Báo

Có nên bỏ bằng tại chức không?

Nguyễn Dư (danlambao) - Có nên bỏ bằng tại chức không?

Đặt ra câu hỏi này thật sự là hết sức ngớ ngẩn! Người đưa ra “cái luật” không công nhận bằng cấp này lại càng ngớ ngẩn hơn!

Như chúng ta đã biết, từ lúc cắp sách đến trường cho đến khi thành tài, những người trong số đó đâu phải ai cũng có điều kiện toàn thời gian trong việc đến trường để học. Đồng thời mỗi giai đoạn tuổi, người ta cũng có những nhận thức khác nhau về việc xây dựng, củng cố cho tương lai, sự nghiệp của mình. Do đó, để khuyến khích, rất nhiều quốc gia phát triển, chính phủ tạo mọi cơ hội cho những người hiếu học vì hoàn cảnh mà gẫy đổ giữa chừng; hoặc không có hứng thú học trong lúc còn trẻ, đến khi trưởng thành, nhận ra, người ta có thể vừa đi làm vừa học thêm ban đêm hay bất cứ thời gian nào rảnh. Không những chỉ học chữ, mà còn nhiều  môn học, những ngành nghề khác nhau, học cho đến bạc đầu cũng chưa hết, nếu muốn.

Nhưng tại sao mấy ông kẹ phe ta lại làm việc tréo cẳng ngỗng như thế? Đây mới là câu hỏi đặt ra trong bài này chứ không phải câu: có nên bỏ bằng tại chức hay không?

Việt Nam, bằng cấp giả rao bán trên mạng tràn lan! Dễ lắm, máy in thời nay chỉ cần “cắt, dán” là in ra cái rột bằng cấp giống như thật vài trăm bản như chơi! Thế thì quản lý không khéo, cả nước ai cũng có bằng cấp như ý. Không chỉ có máy in, mà nhà trường (được sự chuẩn y, cho phép của nhà nước) cấp bằng thật cho những người học giả nữa! Ngặn chận bằng cách dễ dàng nhất là không công nhận nó là chắc ăn! Chịu thua “đỉnh cao chói lọi” luôn!

Giống như chuyện chống tham nhũng, bao chục năm nay cứ lay hoay, nạnh ông nào nấy chống! “Đỉnh cao chói lọi” lại nghĩ ra cách ngăn chận dễ dàng nhất: là không nhận quà (nguồn gốc của tham nhũng), kê khai tài sản, kiểm tra, đôn đốc, phòng, chống, khắc phục, đề cao thành tích, thi đua, nói không với,.. Cuối cùng thì chính người hô hào chống bị dính, tham nhũng không giảm mà lại còn gia tăng, tinh vi hơn! Một ông bộ trưởng giáo dục “bỏ của” chạy thoát thân cũng chỉ vì hô hào bằng… cái miệng.

Hai trong hàng ngàn chuyện tệ nạn xã hội vừa nêu, có ông nào dám cá độ với tôi rằng sẽ thành công tốt đẹp nếu mọi người cùng ra sức quyết tâm làm. Thôi, cho em xin, chịu thua các ông kẹ “đỉnh cao chói lọi” đi! Không có tự do ngôn luận thì đừng có hòng làm trong sạch xã hội!

Cái xã hội “vô chính phủ”, nạnh ai nấy làm, nấy kiếm sống bằng mọi kiểu cách: từ là  một thường dân, cán bộ đảng viên quèn là công an khu vực cho đến mấy ông chóp bu, muốn bán đất, bán tài nguyên, cho thuê rừng tùy thích, miễn có lợi cá nhân, phe nhóm trước mắt. Xã hội Vn, đến ngày hôm nay đã là như thế thì chống tệ nạn (bằng cấp giả là một trong số tệ nạn) bằng cách nào? Không lẽ chịu thua?

Nếu là bằng cấp giả, thử đặt ra một trong những cách: là cơ quan nào, bộ phận nào, ngành nghề nào nhận người, thì nơi đó kiểm tra khả năng, trình độ, bằng cấp trực tiếp với nhân viên của mình (trình độ, khả năng khác với bằng cấp)  rồi từ đó những “học giả” mà bằng cấp thật trong cả nước từ từ sẽ không còn đất sống, hết giá trị. Nhưng khổ! Nếu là thuộc tư nhân thì người ta còn củng cố để giữ uy tín với khách hàng, bảo đảm với công việc; đàng này là cơ quan, hãng xưởng của nhà nước, ai cũng là “anh em” cả, cùng là đảng viên, em út, con ông cháu cha gởi gắm, xí xóa, huề tiền thì đành chịu thua! Cái xã hội Vn hiện thời không cần ai phải kiểm ai nữa, ai cũng tốt, ai cũng tiên tiến hết rồi(!)

Thí dụ như người ta nộp đơn xin việc với bằng cử nhân luật (nên suy nghĩ kỹ xem, văn phòng luật ở Vn cũng thuộc… nhà nước luôn), nhưng khi làm việc thì sai luật, không biết một chút gì về luật! Thế thì đây chắt chắn là học giả rồi. Bằng giả, hay bằng thật mà học giả thì không cần biết, chỉ cần khi làm việc không đạt yêu cầu (nếu là tư nhân, độc lập) thì tống cổ đi khuất mắt là vừa.

Thời xưa, ngôn ngữ, phương tiện truyền thông chưa phát triển như bây giờ, người ta sợ sức mạnh của những người lanh tay, lẹ chưn. Những Hercules, những anh hùng cao bồi miền Tây, những môn phái võ lâm, người ta tranh giành ảnh hưởng bằng sức mạnh thắng thua. Thời nay văn minh hơn, người ta dùng lý trí phán đoán, xử dụng ngôn từ làm vũ khí, phương tiện truyền thông để phổ biến đúng sai, áp dụng luật pháp, tình người để  chinh phục. Chiến tranh đã lùi dần vào quá khứ.

Con người chỉ chết một lần, chết bất cứ lúc nào, chết là hết. Nhưng sống thì tiếng, danh để đời. Có thể, có người bảo rằng nhiều người bất chấp tiếng, danh, chỉ cần tiền. Quan niệm như thế thì đồng nghĩa chết là hết. Những loại người này sống không có phẩm chất, đạo đức, chỉ có áp dụng luật pháp mới hợp lý đối với họ. Nhưng sống dài, sống lâu và nhất là những người có cơ hội kiếm tiền thì người ta sợ: nhất là chết, hai là ngôn luận đàm tếu nên luôn luôn giữ mình, bảo vệ mình. Đương nhiên chết thì ai cũng sợ, nhưng sống lâu, sống bất chính, có quyền, địa vị, giàu có lại càng sợ cả hai. Những người sống thật, sống chính danh không có gì phải sợ, bất quá là “thanh thản về… vườn vui thú điền viên” là cùng. Rõ ràng, ông  Trương Tấn Sang đến nhà một ông tướng hưu, nan nỉ rằng mai mốt có chuyện góp ý với ông thì nói nho nhỏ, đủ một mình ông nghe thôi. Còn ông Nguyễn Tấn Dũng ai cũng biết rồi, sợ tự do ngôn luận đến mức nào, khỏi cần nói thêm!

Thế thì tại sao người ta không xử dụng cái “vũ khí” sợ của con người trong tự do ngôn luận để mà trừng trị những kẻ bất chính thay vì nhà tù, trấn áp, đe dọa ? Chỉ những kẻ bất chính mới sợ tự do ngôn luận. Người bất chính có thể cãi lại rằng họ chính danh. Thế thì hảy lên “võ đài” mà công khai so tài cao thấp để “khán giả” cùng chiêm ngưỡng.

Đến nước này thì chắc mấy ông “đỉnh cao chói lọi” mới hiểu ra tại sao “cái bọn phản động” cứ đòi cho được cái quyền tự do ngôn luận!

Nguyễn Dư

danlambao





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo