Còn gì nữa đâu? Mà lừa dối được ai? - Dân Làm Báo

Còn gì nữa đâu? Mà lừa dối được ai?

Phạm Thị Oanh Yến (danlambao)

Chiếc mặt nạ nào?

Hào nhoáng mấy? Rồi cũng rơi xuống. Huống gì? Mặt nạ, giả nhân, giả nghĩa.
Con điếm nào?

Đẹp cách mấy? Rồi cũng hết thời. Huống gì? ĐIẾM CHÍNH TRỊ.

Sau sự sụp đổ của khối CS Đông Âu 1989 và sự diệt vong của Chủ Nghĩa CS tại Liên Xô, quê cha, đất tổ của CNCS trong lịch sử nhân loại 25/12/1991. Nhiều nhà nghiên cứu, sử học của cả tư bản lẫn CS, đều có chung nhận định: nhà lãnh đạo Gorbachyev thay vì cải cách kinh tế, lại đi cải cách chính trị. Từ đó làm sụp đổ hầu hết khối CS, nay trên thế giới chỉ còn sót lại bốn nước CS: Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Cu Ba. Trong đó TQ bắt đầu cải cách kinh tế từ 1978, VN muộn hơn một chút, bắt đầu cải cách về kinh tế từ 1986. Mặc dù vậy cả VN , TQ, hiện tại và trong tương lai vẫn tuyên bố: “ kiên định với chủ nghĩa MARX-LE và con đường đi lên CNXH.

Nhận định của những nhà nghiên cứu, những nhà sử học đã chính xác chưa?

Đường lối cải cách kinh tế của TQ, VN liệu có bền vững?

Theo tôi: nhận định trên của các nhà lịch sử, nghiên cứu chưa thỏa đáng và đường lối cải cách của TQ, VN không có tính bền vững, chỉ mang tính đối phó, có tính chất giai đoạn.

Sở dĩ tôi xác quyết rằng nhận định của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu đưa ra chưa thỏa đáng vì các vị chưa xét đến định chế xã hội của khối CS. Ở những nước cộng sản, thời hoàng kim, dưới sự điều hành của những nhà lãnh đạo tâm thần mắc bệnh lãng mạn cách mạng theo kiểu Jean Jacques Rousseau, chứng tâm thần vĩ cuồng, những nơi mà những tiến bộ của nền văn minh, tư tưởng minh triết của nhân loại bị đốt bỏ, bị vứt vào sọt rác. Những nơi mà những kết tinh trí tuệ của Thomas Hobbes, John Locke, được nhào nặn, mang ra làm mặt nạ hiền triết để che đậy cho những con thú có tâm hồn qủy dữ, bị đầy đọa dưới 12 tầng địa ngục, thóat thai lên đội lốt người, để tàn sát, cướp bóc dân lành, người lương thiện.

Ở những nơi mà ánh sáng văn minh, sự tiến bộ của nhân loại qua định chế DÂN CHỦ XÃ HỘI DÂN SỰ, chưa xoi rọi được đến, thì xin đừng áp dụng thuyết NHỊ NGUYÊN để xem xét, mổ xẻ một vấn đề, mà phải nghiên cứu, phân tích nó như một tổng hòa, một thực tế khách quan, như bản chất vốn có của nó đang tồn tại trong khoảng khắc lịch sử mà nó đã hiện hữu.

Gorbachyev, chính vì muốn cải thiện nền kinh tế yếu kém, què quặt, lạc hậu về mọi mặt, không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của dân chúng, như trong tình trạng ngủ đông, nên muốn cải tổ lại bộ máy nhà nước đã bị băng hoại vì quan liêu, tham nhũng, trong đó dân chủ xã hội bị bóp nghẹt bằng chính sách cải tổ hành chính nửa vời với GLASNOS và PERESTROIKA, dưới sự lãnh đạo của đảng CS Nga. Nhưng những cải cách nửa vời này đã không đáp ứng được đòi hỏi bức thiết của nhân dân, của toàn xã hội Nga, cũng như của nhân dân các nước sống dưới định chế CS.

Hơn cả bánh mì và rượu Volka, cái nhu cầu bức thiết mà nhân dân đòi hỏi, đó chính là: một định chế DÂN CHỦ thật sự.

Và cái gì đến, sẽ phải đến, đúng thời điểm. Nhân dân các nước CS Đông Âu, Liên Xô, đã thực thi đúng sứ mạng và quyền thiêng liêng, mà tạo hóa, văn minh nhân loại đã trao tặng cho họ: kết thúc sự hiện diện trân tráo của chế độ toàn trị CS, để được sống một cách tự do, dưới một định chế DÂN CHỦ của một XÃ HỘI DÂN SỰ.

Sự sụp đổ của khối CS Đông Âu và sự diệt vong của CNCS tại Nga, như là cuộc chiến tranh thế giới lần III với thương vong và thiệt hại ít nhất với chiến thắng thuộc về DÂN CHỦ, TỰ DO đối với ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ CS.

Các nhà nghiên cứu và sử học, áp dụng thuyết nhị nguyên để tách kinh tế và chính trị thành hai khách thể độc lập với nhau, để đánh giá cải cách của Gorbachyev, là không thỏa đáng. Ở những nước theo định chế dân chủ, thì việc phân tích chính sách kinh tế của đảng chính trị đang cầm quyền, là việc làm thường xuyên, thông qua các cuộc thăm dò ý kiến của dư luận xã hội, để người dân có sự đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn trong lần bầu cử dân chủ kế tiếp. Việc áp dụng thuyết nhị nguyên trong trường hợp này là chính đáng và nên tiến hành thường xuyên, dể bảo đảm tính dân chủ cũng như sự lựa chọn đảng cầm quyền một cách sáng suốt của cử tri.

Tới đây, tôi lại nhớ đến cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp(Công xã Paris) 1789-1799 . Vì nước Pháp với nền quân chủ của Louis XIII, đã không đáp ứng được những đòi hỏi cải cách về chính trị, xã hội cho tương thích với sự phát triển của tư bản và tầng lớp tư sản cho nên cách mạng đã nổ ra với lý trí được thể hiện qua các văn bản và định chế của John Locke, còn tình cảm, biện pháp là của Jean Jacques Rousseau. Với biện pháp ảnh hưởng của Rousseau, nước Pháp đã chìm trong máu. Rất may cuối cùng, nền cộng hòa ở Pháp đã được thành lập bởi bên theo lý trí dưới ảnh hưởng của John Locke. Có thể dễ nhận ra môn đệ của John Locke là: Washington, Jefferson, Churchill, De Tourqueville… và các định chế dân chủ. Môn đệ của Jean Jacques Rousseau là: Karl Marx, Balkumin, Saint Simon, Nietzche, Schopenhauer, Hitler, Moussolini, Lenin, Stalin… và các chế độ phát xít, cộng sản

Các nhà lãnh đạo CS TQ, VN áp dụng thuyết nhị nguyên, để chỉ cải cách về kinh tế, mà không thay đổi về thể chế chính trị, thì mặc nhiên chấp nhận sự diệt vong, không thể tránh khỏi, ngay từ lúc khởi xướng cải cách, đổi mới.

Hoặc là ẩn sau bộ mặt cải cách, đổi mới là sự: lọc lừa, giả dối, là thủ đoạn có tính cách giai đoạn, đối phó để tồn tại, sống sót trong giai đoạn hiện tại.

Thật vậy, trong lý luận MARX và ENGELS cho rằng vật chất và ý thức là hai khách thể độc lập, trong đó vật chất quyết định ý thức. Nhưng trong triết lý thì lại áp dụng nhất nguyên khi cho rằng: ý thức, xã hội chẳng qua cũng chỉ là vật chất được phản ánh từ thực tế khách quan sinh động???

Nếu áp dụng đúng phép biện chứng duy vật thì theo đúng học thuyết của MARX:

Trong tình hình hiện tại TQ, VN đang theo đuổi nền kinh tế thị trường thì:

Kinh tế thị trường(vật chất) sẽ quyết định định chế xã hội(ý thức): dân chủ(chứ không phải CS). Tương tự ý thức dân chủ (chứ không phải cs) và xã hội dân sự(chứ không phải XHCN) SẼ LÀ PHẢN ÁNH KHÁCH QUAN, của văn minh nhân loại qua hằng nghìn năm trăn trở tìm tòi, trả giá và cái giá phải trả đắt nhất, là do CNCS mang lại.

Ở đây tôi lại nhớ đến cách mạng tháng 10, dưới sự lãnh đạo của Lenin, đã kêu gọi nông dân, công nhân, binh lính phản chiến , để Nga thất trận trong đệ I thế chiến, tạo điều kiện cho cách mạng vô sản thành công. Sau khi cách mạng thành công , Lenin đã triệt tiêu tư hữu, theo đúng học thuyết của Marx, để nền kinh tế tương thích với đường lối chính trị của giai cấp vô sản cầm quyền. Đường lối kinh tế của Lenin đã không tương thích với đại đa số tầng lớp kulack(trung nông Nga), nên đã xẩy ra nội chiến. Sau cuộc tắm máu kinh hoàng, tuy chiến thắng trong cuộc nội chiến, với nền kinh tế kiệt quệ và nguy cơ diệt vong, Lenin, con người bất chấp thủ đoạn đã thực thi chính sách NEP(chấp nhận kinh tế đa thành phần, dưới sự kiểm soát của nhà nước CS), để vực dậy nền kinh tế và để tồn tại. Chỉ trong vòng ba năm, Nga đã hồi phục và phát triển. Sau khi Lenin chết, người kế vị Stalin đã e ngại sự phát triển của nền kinh tế sẽ đòi hỏi phải có một hình thái chính trị tương thích, đã thẳng tay tiêu diệt tư hữu, Từ đó một nữa nhân loại lại chìm trong máu và áp bức, đọa đầy.

Hiện tại TQ, VN sau khi cải cách, đổi mới về kinh tế, mặc dù đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, so với trước đó, nhưng bên cạnh đó những đòi hỏi bức bách về DÂN CHỦ cũng gia tăng và lớn mạnh từng giờ, từng ngày trong sinh hoạt chính trị của nhân dân.

Chuyện gì sẽ xẩy ra? Mong rằng còn một chút lý trí sáng suốt sót lại trong những người lãnh đạo CS TQ, VN!, để có một quyết định đúng đắn cho tương lai và vận mệnh dân tộc, đất nước?.

Do đó tôi tự tin nói rằng mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN sẽ phá sản trong tương lai rất gần.
Thật gần.
Chiếc mặt nạ nào?

Hào nhoáng mấy?
Rồi cũng rơi xuống.
Huống gì?
Mặt nạ, giả nhân, giả nghĩa.
Con điếm nào?

Đẹp cách mấy?
Rồi cũng hết thời.
Huống gì?
ĐIẾM CHÍNH TRỊ.
Xác khô Ba Đình

Tô son trát phấn
Có còn?
Lừa
Được Ai ???

Sài Gòn 12/01/2011


Oanh Yến Thị Phạm

danlambao.com

---------

*Thomas Hobbes, nhà triết học Anh(1958-1679), nổi tiếng về Khế ước xã hội và tư tưởng tự do, dân chủ với quan niệm: “Tất cả quyền lực chính trị hợp pháp, phải mang tính đại diện trên sự đồng thuận của nhân dân”. Ông là người có cách lý giải phóng khoáng về luật pháp với quan điểm nổi tiếng: “Tất cả những gì mà luật pháp không ngăn cấm, thì người dân có quyền làm”

*John Locke(1632-1704), nhà triết học Anh, nỏi tiếng về Khế ước xã hội, được xem là cha đẻ của dân chủ nhân quyền, ảnh hưởng đến đấu tranh độc lập của Mỹ và cách mạng công xã Paris, Pháp. Bản tuyên ngôn Độc Lập của Mỹ và tuyên ngôn Dân Chủ Nhân Quyền hầu hết trích dẩn nguyên văn những gì ông viết ra. Ta có thể thấy những câu văn của ông cũng được bê nguyên xi vào Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

*Jean Jacques Rousseau cha đẻ của thuyết lãng mạn, vô chính phủ, là một trong những người ảnh hưởng trong công xã Paris, được xem là ông tổ của chủ nghĩa CS , CNXH.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo