Phan Thế Hải - Cứ như giáo trình lịch sử Tiệc, để lật đổ nhà cầm quyền hay “Cướp chính quyền” như ngôn ngữ của Tiệc, ở xứ Thiên đường ta cần có sự lãnh đạo sáng suốt của Tiệc, cần phải có mặt trận mặt triếc này nọ thì ở xứ Ả Rập cách mạng Hoa Lài không có những thứ đó.
Các đồng chí Ben Ali ở Tunisia và đ/c Mubarak ở Egypt bị hạ Knock out chỉ nhờ những phong trào tự phát của dân chúng mà mấy nhà chính trị salon quen gọi là sự lan toả của hương hoa Lài. Những lực lượng quần chúng bị áp bức liên kết với nhau thông qua các phương tiện truyền thông như mạng xã hội và tin nhắn qua máy di động.
Đòi hỏi ban đầu của đám dân đen cũng hết sức đời thường, thiết thân như chống tình trạng giá cả đắt đỏ, đòi việc làm để thoát khỏi thất nghiệp… Ngay cả đến khi những yêu sách của cuộc cách mạng lên đến “kịch trần” cũng chủ yếu đòi các đồng chí lãnh đạo độc tài, tham nhũng tham quyền cố vị phải ra đi, điếu cần thay đổi thể chế chính trị.
Nhân gian đang chứng kiến những cuộc phản kháng mạnh mẽ diễn ra tại nhiều nước cùng chung khu vực với Tunisia và Egypt. Biểu tình đông đảo nổ ra gần như hằng ngày tại Yemen, Algeria và gần đây là Bahrain, Jordan rồi đến Libya, Iran. Nhưng có lẽ mùi vị của các sự kiện đang diễn ra tại một số quốc gia kể trên không còn thuần khiết hoa lài nữa!
Phía biểu tình phản kháng đã không còn đơn thuần là bộc phát. Đòi hỏi của lực lượng phản kháng cũng đã vượt xa những nhu cầu về cơm áo và việc làm. Đã có bóng dáng của những người tổ chức chuyên nghiệp với những mục tiêu chính trị rõ ràng chống chính quyền sở tại. Từ phong trào tự phát, đã xuất hiện những nhân tố đầu tàu, lôi kéo dân chúng, tổ chức lực lượng.
Trước xu thế cách mạng từ các nước, một số đồng chí đang cầm quyền đã chủ động đáp ứng nhanh chóng đòi hỏi của cuộc phản kháng, như đ/c Ali Saleh – tổng thống Yemen – sớm cam kết không tái ứng cử khi hết nhiệm kỳ vào năm 2013. Nhà vua Abdullah của Jordan khẳng định sẽ cải cách chính trị toàn diện… Chính quyền cũng đã có những biện pháp đối phó chủ động hơn, như tổ chức “quần chúng phản biểu tình” đông đảo và kịp thời tại Yemen, Lybia và Iran.
Riêng tại Iran, chính quyền của đồng chí Ahmadinejad (Nejad) và lãnh tụ tinh thần giáo chủ Khamanei lại rất thấm nhuần kinh nghiệm của các đồng chí Cộng. Dẫu cuộc đối đầu giữa bên phản kháng và bên chính quyền đã diễn ra từ nhiều năm nay. Chính quyền của đ/c Nejad vẫn độc tài và tồn tại trong sự bao vây cấm vận của cộng đồng quốc tế nhưng đ/c vẫn đứng vững.
Thấm nhuần kinh nghiệm của xứ Thiên đường ta: “Quân đội ta, Trung với Tiệc….” Đồng chí Nejad cũng có cả lực lượng vũ trang riêng của cơ chế giáo quyền. Đó là lực lượng Vệ binh cách mạng hành động bằng đức tin Hồi giáo bất di bất dịch. Không lực lượng phản kháng nào ở Iran có thể chịu nổi cái giá phải trả khi đối đầu một mất một còn với chính quyền được Vệ binh CM với một niềm tin mù quáng bảo vệ. Mới đây, đ/c Nejad cũng đã tuyên bố là có vũ khí hạt nhân, nghe mà hãi bỏ mịa. Về mặt xã giao, các đ/c lãnh đạo Iran vẫn nhiệt tình ủng hộ và ca ngợi cách mạng ở Egypt nhưng lại thẳng thừng cam kết trừng trị nghiêm khắc phản kháng tại đất nước của mình.
Hội chứng cách mạng hoa Lài từ Tunisia qua Ai Cập cũng đang lan tỏa mức độ khác nhau sang nhiều quốc gia trong khu vực. Thành quả thấy được của cuộc cách mạng này là kết liễu kiểu tham vọng cầm quyền suốt đời và cha truyền con nối vốn đang thịnh hành trong các chế độ cộng hòa Ả Rập. Các cuộc phản kháng quần chúng dù đã thành công bước đầu hay còn đang diễn biến cũng đã buộc giới cầm quyền tại các quốc gia trong vùng này phải ít nhiều tỉnh ngộ.
Thông điệp mà Chủ tịch nhận được là, nếu cứ tiếp tục độc tài, tham nhũng, để cho dân nghèo khổ, thất nghiệp tràn lan, nuôi dưỡng những bất công xã hội… thì bản thân các đồng chí cầm quyền không thể tránh khỏi bị quần chúng xử lý!
(Có sử dụng các nguồn tin nước ngoài)