Thanh Trúc -Từ năm 2009, Công Ty Cổ Phần Xuất Khẩu Lao Động, Thương Mai và Du Lịch, gọi tắt là TTLC, khởi sự tuyển người đi Thụy Điển làm công việc hái dâu với đồng lương hứa hẹn.
[audio=http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/Vietnamese-Workers-To-Sweden-Duped-By-Go-Between-Agency%20-03022011065104.html/03022011-Vietnamese-Workers-To-Sweden-Duped-By-Go-Between-Agen.mp3]
Ảnh do Ô.Văn Vũ cung cấp
Công nhân lao động VN biểu tình ở Sarna- Sweden (4)
Đây là công việc mùa hè ở Thụy Điển, kéo dài từ tháng Bảy, tháng Tám cho đến tháng Chín, khi dâu chín tới để có thể thu hoạch.
Theo cam kết của công ty Cổ Phần Xuất Khẩu Lao Động Thương Mại Và Du Lịch TTLC, một công nhân qua Thụy Điển chỉ cần hái được tám mươi kí lô dâu một ngày thì được trả lương từ 2.500 đến 3000 đô la một tháng.
Sự tắc trách của công ty môi giới
Để đưa người qua Thụy Điển làm công việc này, TTLC ký hợp đồng với Lomsjo Bar là doanh nghiệp sẽ thu mua hết tất cả dâu mà công nhân Việt Nam hái được.
Trung tuần tháng Bảy 2010, hơn hai trăm năm chục công nhân Việt đến Thụy Điển. Đến thủ đô Stockholm rồi được chuyển bằng xe về thị trấn Sarna cách đó tám trăm kilômét, các công nhân Việt mới biết họ được đưa sang sớm một tháng, nghĩa là chưa đến thời vụ thu hoạch. Mọi người lâm cảnh ăn không ngồi rồi vì không có việc gì để làm.
Đã vậy, công ty đối tác bên Thụy Điển còn dồn tất cả hai trăm mấy chục người vào một căn nhà trước kia là trường học, sau được dùng làm nhà già nhưng rồi vì xuống cấp quá nên không sử dụng được đã mấy năm nay.
Sau ba tuần trong cảnh ăn ở thiếu thốn, tiền bạc cạn dần, các công nhân này đứng ra phản đối. Hậu quả là bốn công nhân bị cảnh sát bản xứ bắt giữ vì có hành động gọi là đe dọa những người hướng dẫn cũng như chủ sử dụng lao động.
Sau ba tuần trong cảnh ăn ở thiếu thốn, tiền bạc cạn dần, các công nhân này đứng ra phản đối. Hậu quả là bốn công nhân bị cảnh sát bản xứ bắt giữ vì có hành động gọi là đe dọa những người hướng dẫn cũng như chủ sử dụng lao động.
Một người Việt cư ngụ tại thành phố Helsingborg miền Nam Thụy Điển ông Văn Vũ, trình bày vì sao ông biết và để ý đến chuyện này:
Tôi xem thời sự thì tôi thấy thông tin có người biểu tình mà có chữ Việt Nam, tôi mới bật đài lên, bật computer lên, tìm vào coi thì thấy ở quận Sarna có 298 người Việt của tỉnh Bắc Giang, sang đó để hái trái dâu và trái sim rừng, nhưng họ không có việc làm và ở một nơi tệ hại và không đủ thức ăn cho nên họ mới nhốt bốn người đại diện của công ty từ Việt Nam đưa sang
cho công ty Thụy Điển để hướng dẫn họ đi làm. Thì họ nhốt bốn người đó để họ ra bên ngoài cầu cứu. Nếu mà bốn người đó cứ canh chừng họ thì họ không ra được.
Tôi muốn đưa thông tin này, tôi vào Net tôi tìm đài Á Châu Tự Do nên tôi viết email gởi cho đài Á Châu Tự Do. Những người phỏng vấn ở đây để viết báo thì nói là ở tỉnh Bắc Giang với lại những tỉnh lân cận đa số là đồng bào nghèo ở thôn quê, họ có viết rõ như vậy.
Chuyện này xảy ra tại nơi tôi ở và gần như ai cũng biết cả. Các công nhân này tới Thụy Điển sớm một tháng, có nghĩa là đến tháng Tám thì dâu mới chín nhưng họ lại đến giữa tháng Bảy. Họ được hứa hẹn nhiều lắm nhưng khi tới nơi thì không có việc để làm.
Phóng viên Nils Schmidt
Sự việc mà ông Văn Vũ kể được đang tải trên hai tờ báo ở Thụy Điển là nhật báo Mora và báo Varmlands Folkblad.
Phóng viên Nils Schmidt, người tiếp xúc trực tiếp với công nhân Việt và đưa tin này lên báo, cho biết:
Chuyện này xảy ra tại nơi tôi ở và gần như ai cũng biết cả. Các công nhân này tới Thụy Điển sớm một tháng, có nghĩa là đến tháng Tám thì dâu mới chín nhưng họ lại đến giữa tháng Bảy. Họ được hứa hẹn nhiều lắm nhưng khi tới nơi thì không có việc để làm.
Và thế là mọi người qui trách nhiệm cho công ty TTLC đã đưa họ sang quá sớm, không có dâu để hái. Họ kể là phải tiêu nhiều tiền vào thức ăn cùng những tốn phí khác trong lúc chỗ ở thì rất tệ.
Ông Nils Schmidt cũng xác nhận nơi những người này tạm trú là ngôi nhà do công ty Lomsjo Bar bố trí, tuy lớn những không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện an toàn, hai trăm mấy chục người sống chen chúc và nhiều người phải ngủ dưới tầng hầm.
Hiện một nửa trong số những công nhân Việt này đã trở về Việt Nam, còn gần một nửa khác thì bỏ đi sang các nước Âu Châu khác rồi.
Môi giới chủ động “nắm dao đằng cán”
Với câu hỏi là nếu qua trúng mùa dâu chín thì liệu mỗi người có khả năng hái được tám chục kí lô một ngày hay không, phóng viên Nils Schmidt nói đó là chuyện không thể, huống nữa trong thời điểm không có dâu để hái thì chuyện một người hái tám mươi kilo dâu xem ra rất khó.
Tuy nhiên, từ Hà Nội, cô Hương là nhân viên chuyên trách phòng Châu Âu trong Công Ty Cổ Phần Xuất Khẩu Lao Động Thương Mại Và Du Lịch TTLC, khẳng định:
Nếu hái được một ngày tám chục ký dâu thì hai ba ngàn đô la là chuyện đương nhiên. Cái này chúng tôi không phải hứa mà làm phép tính cho người ta nếu hai được tám chục ký dâu.
Cty.môi giới TTLC
Nếu hái được một ngày tám chục ký dâu thì hai ba ngàn đô la là chuyện đương nhiên. Cái này chúng tôi không phải hứa mà làm phép tính cho người ta nếu hai được tám chục ký dâu. Chị cứ nhân cái giá dâu bình quân thì sẽ ra ngay khoản lương thu đó. Điều đó là thực tế. Còn chuyện có dâu hay không có dâu thì chính phủ bên đó, đại diện công ty và người lao động cũng đã trao đổi nhiều rồi.
Vậy có thể nào ở Thụy Điển chỉ đi hái dâu mà một tháng được trả hai ba ngàn đô la không. Ông Văn Vũ, sống tại quốc gia này gần ba mươi năm, giải thích:
Không có, tôi ở đây lâu, mùa hè tôi cũng từng đi hái trái dâu hái trái sim rừng. Một tháng trung bình khoảng một ngàn đô la.
Người làm giỏi lắm là kiếm được cỡ ngàn hai ngàn ba. Đó là đi xe nhà, không phải mướn xe, còn những người bên Việt Nam qua phải mướn xe đi, trả 20 đô la một ngày, trả thêm tiền nhà tiền ăn nữa thì trong thời gian ở đây làm họ chỉ đủ chi phí ở đây, dư ra một hai trăm đô thôi.
Còn chuyện có dâu hay không có dâu thì chính phủ bên đó, đại diện công ty và người lao động cũng đã trao đổi nhiều rồi.
Cty.môi giới TTLC
Vì theo dõi tin tức thường xuyên, ông Văn Vũ biết khá rõ về diễn biến câu chuyện sau đó:
Sau khoảng một tháng thì trên đài truyền hình có bản tin là còn lại một trăm hai mươi sáu người phải đi tứ tán trên Âu Châu, và họ phải làm hết ba năm mới trả được số nợ mà họ vay mượn ở Việt Nam. Hết nợ mới quay về nước được. Theo thông tin với phỏng vấn của cảnh sát với của Văn Phòng Xã Hội của Thụy Điển thì tôi tính rõ trong thời điểm đó là một người phải đóng tương đương chín mười ngàn đô la, họ bao cả tiền chi phí tiền ăn ở bên này rồi khi về thì họ trả lại phân nửa gọi là tiền bảo hiểm.
Còn những người quyết định trở về thì được Cơ Quan Xã Hội Thụy Điển giúp đặt vé cho chuyến về, tiền máy bay do công ty môi giới TTLC thanh toán.
Phóng viên Nils Schmidt cũng cho biết ông nghe các công nhân Việt Nam kể rằng trước khi đi họ phải đóng nhiều chi phí mà gộp lại thì người nào người nấy chi tới sáu, bảy hoặc tám ngàn đô la:
Vẫn theo cô Hương thuộc phòng chuyên trách Châu Âu của TTLC Công Ty Cổ Phần Xuất Khẩu Lao Động, Thương Mại và Du Lịch ở Hà Nội, thì số tiền công nhân xuất khẩu phải trả cho TTLC để qua Thụy Điển hái dâu là hai ngàn hai trăm năm chục đô la một người mà thôi:
Thứ nhất là công ty chúng tôi, nếu có thu tiền một khoản nào đó, thì đều phải có chứng từ hết. Vì vậy khi người ta phản ánh như vậy thì chúng tôi cũng phải chắt lọc xem cái người ta phản ánh là đúng hay sai.
Thứ hai, chuyện sang sớm không có dâu thì chúng tôi cũng đã giải thích nhiều lần chính vì có những lỗi kỹ thuật trong trao đổi thông tin giữa chúng tôi và phía công ty đối tác cho nên dự đoán mùa vụ dâu không chính xác. Việc đưa người ta sang sớm thì không ảnh hưởng gì đến kinh tế của người lao động cả, tại vì hoàn toàn chi phí ăn ở trong lúc đợi dâu chín và có thể hái được là người lao động không phải trả một đồng nào hết.
chuyện sang sớm không có dâu thì chúng tôi cũng đã giải thích nhiều lần chính vì có những lỗi kỹ thuật trong trao đổi thông tin giữa chúng tôi và phía công ty đối tác cho nên dự đoán mùa vụ dâu không chính xác.
Cty.môi giới TTLC
Còn những người mà chúng tôi đã tổ chức đền bù là mua vé máy bay cho người ta về nước, và những người cố tình ở lại là đã vi phạm hợp đồng lao động của chúng tôi và luật pháp của Việt Nam rồi. Ngưởi ta có thể là vì những lý do muốn ở lại hay lý do gì đó mà có thể là nói quá lên thì việc này chị nên kiểm chứng lại, yêu cầu người ta đưa bằng chứng. Tại vì công ty chúng tôi là công ty nhà nước, chúng tôi không thể thu tiền mà không có chứng từ được.
Công nhân thì “nắm dao đằng lưỡi”
Thưa chị có thể cho biết chính xác một người đi qua Thụy Điển hái dâu thì phải đóng cho TTLC bao nhiêu tiền?
Tôi không trực tiếp thực hiện hợp đồng này nhưng hợp đồng này chúng tôi đăng ký với Cục và báo cáo với Bộ Lao Động, đồng thời thu của người lao động không quá hai ngàn hai trăm năm mươi đô. Dù với lý do nào thì công ty chúng tôi cũng đã chịu trách nhiệm với người lao động.
Khi những người đó về nước thì họ nói rằng TTLC sẽ trả lại cho họ năm ngàn tiền bảo hiểm. Thế thì cho dù là họ không đóng cho TTLC mười ngàn đi nữa nhưng khi họ phải trở về thì TTLC có trả lại cho họ số tiền nào khả dĩ không họ đi như vậy là họ bị thiệt thòi?
Cái việc có trả lại, thứ nhất, cái chi phí tôi noí chỉ hai ngàn hai trăm đô là toàn bộ chi phí mà người lao động đóng cho TTLC. Ngoaì ra người ta có thể thế chấp để đảm bảo là hết thời vụ thì người ta quay về Việt Nam chứ không trốn ở lại Thụy Điển, không vi phạm hợp đồng với chúng tôi. Người lao động còn phải đặt cọc giấy tờ nhà đất hoặc một khoảng tiền nào đó gọi là tiền thế chấp chứ không phải tiền bảo hiểm.
Ngoaì ra người ta có thể thế chấp để đảm bảo là hết thời vụ thì người ta quay về Việt Nam chứ không trốn ở lại Thụy Điển, không vi phạm hợp đồng với chúng tôi. Người lao động còn phải đặt cọc giấy tờ nhà đất hoặc một khoảng tiền nào đó gọi là tiền thế chấp chứ không phải tiền bảo hiểm.
Những lao động đã về thì toàn bộ tiền thế chấp gởi công ty đương nhiên chúng tôi trả. Tôi không nói đấy là chi phí, đấy cũng không phải tiền của chúng tôi, chúng tôi chỉ giữ hộ thôi.
Còn những người đã vi phạm hợp đồng mà bây giờ mới quay trở về thì trước mắt người ta linh hoạt với đại sứ quán Việt Nam, thông qua đại sứ quán Việt Nam để liên hệ trực tiếp với công ty, chúng tôi sẽ tổ chức đưa về và tuỳ theo hợp đồng giữa người lao động với công ty chúng tôi sẽ tiến hành thanh lý.
Phóng viên Nils Schmidt của tờ Mora Tidning bên Thụy Điển cũng báo cho biết tới giờ hãy còn hai mươi tám trong số những công nhân quay lại Việt Nam chưa nhận được tiền thanh lý từ TTLC.
Đây không phải lần đầu công nhân Việt Nam qua Thụy Điển hái dâu gặp những vấn đề gây tranh cãi. Tháng Tám năm 2009, một bản tin của ký giả Peter Vinthagen Simson đăng trên The Local Online, báo điện tử tiếng Anh ở Thụy Điển, cho hay một trăm hai chục công nhân người Việt ở Branas tổ chức bãi công mà nguyên nhân là không có đủ dâu hái để có thể kiếm được số tiền tương đương đã trả cho môi giới khi rời Việt Nam.
Họ cũng là những người do TTLC Công Ty Xuất Khẩu Lao Động, Thương Mại Và Du Lịch tuyển qua Thụy Điển với mức lương cam kết hai nghìn đô la một tháng nếu một ngày hái được từ sáu chục đến một trăm hai chục ký dâu.
Những công nhân này nói với báo chí Thụy Điển là thực tế một ngày chỉ hái được mười đến ba chục kilo là nhiều. Đã vậy, họ phải đóng 15.000 kronor, khoảng 2000 đô la, tiền cư trú hai tháng ở Thụy Điển, chưa kể 9.000 kronor khác tính vào tiền ăn tiền ở.
Những công nhân này nói với báo chí Thụy Điển là thực tế một ngày chỉ hái được mười đến ba chục kilo là nhiều. Đã vậy, họ phải đóng 15.000 kronor, khoảng 2000 đô la, tiền cư trú hai tháng ở Thụy Điển, chưa kể 9.000 kronor khác tính vào tiền ăn tiền ở.
Khi đó, báo chí, cảnh sát địa phương, những người thông dịch và đại diện sứ quán Việt Nam ở Stockholm , đã có mặt để giải quyết vụ việc. Điều tệ hại là đã có sáu công nhân bị bắt vì chống lại cảnh sát Thụy Điển. Công ty dịch vụ bản xứ Rabema, lãnh trách nhiệm thuê mướn và thu mua dâu, ra tối hậu thư cho công nhân Việt hoặc đi làm lại thì sẽ được bố trí đủ dâu để hái, không thì phải trở về Việt Nam.
Vẫn theo Báo điện tử The Local Online, khi ấy có một nhóm những công nhân đi từ miền Nam không tham gia đình công thì đã bị nhốt và bị đe dọa bởi các công nhân miền Bắc tức những người tổ chức đình công. Hậu quả là nhóm công nhân miền Nam được cảnh sát giải cứu và đưa đến một nơi khác an toàn cho họ hơn.
Sau cùng năm người trong số những công nhân đình công bị buộc trở về nước, một trăm mười lăm người tiếp tục đi làm việc trở lại.
Phóng viên của báo The Local Online, ông David Landes, nói với Thanh Trúc:
Hái dâu ở Thụy Điển là một công việc theo thời vụ, không nặng nhọc nhưng không phải là một nghề ổn định, rất ít người bản xứ chịu làm. Vì thế các công ty chế biến và sản xuất dâu phải cần đến lao động nước ngoài là vậy.
Với ông Văn Vũ, định cư tại Thụy Điển hơn ba mươi năm:
Tôi chỉ muốn nhắn gởi với bà con lao động ở Việt Nam là đừng tin những công ty môi giới. Tại vì tôi thường theo dõi trên mạng trong và ngoài nước, tôi thấy vấn đề các công ty môi giới không có trách nhiệm, đem con bỏ chợ rất nhiều, tôi đau lòng mà không thể giúp gì được.
Dưới mắt những người trẻ vùng nông thôn Việt Nam, đi lao động qua các nước Tây Âu là một giấc mơ có thể thành hiện thực, dẫu phải cầm nhà và vay ngân hàng, cực khổ một thời gian trả hết nợ rồi thì cải thiện cuộc sống cho gia đình giống bao nhiêu người đi trước.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.