Những đòn độc của Tàu cộng đối với Việt Nam - Dân Làm Báo

Những đòn độc của Tàu cộng đối với Việt Nam

Nam Ròm sưu tầm và tổng hợp Từ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Tàu.

Nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam (VN) đã nằm lòng những câu chuyện xoay quanh việc tận thu hàng hóa một cách rất "khó hiểu" của người Tàu + (TQ). Đã có thời, thương lái Tàu đi khắp các chợ ở vùng quê VN thu mua rễ hồi. Ngay sau đó, một chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của VN, đã diễn ra.

Thêm vào đó, Tàu còn mua râu ngô non khiến hàng loạt nông dân triệt phá nương ngô mang bán, và thiếu đói ở một bộ phận dân chúng xảy ra. Không những thế, những năm 90 của thế kỷ trước, khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ Tàu vào VN, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, thậm chí, một phương pháp làm giàu. Chỉ đến khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc, thì chúng ta mới thấy thâm ý của của những hành động này.

Chúng tôi xin điểm một số sự kiện lớn gây rúng động xã hội VN trong suốt thời gian qua về chính sách thu mua của Tàu+, gây tổn thất không nhỏ tới nền kinh tế của VN.

1. Tàu chệt mua mèo, đại dịch chuột hoành hành năm 1997

Theo lời bác Nguyễn Bảo Sinh – người được mệnh danh là “vua chó mèo” đất Hà Thành, đại dịch chuột kinh hoàng nhất trong lịch sử diễn ra vào những năm 1997 – 1998.

Khi đó, TQ ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang Tàu. “Thậm chí, dân mình còn tự ăn cắp mèo của nhà hàng xóm đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng được phen xáo trộn, điên đảo khi người này nghi ngờ người kia,…” – ông Sinh cho biết.

Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang Tàu

Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, toàn miền Bắc đã thưa vắng bóng dáng mèo, giống mèo ta cạn kiệt trên thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch chuột bắt đầu hoành hành, người dân phải mua bả chuột để bẫy nhưng cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. “Mùa màng thất bát, lúa gạo trong nhà bị chuột chén sạch, cơn khát diệt chuột chưa bao giờ cháy bỏng đến mức ấy”- ông Sinh nhớ lại.

Mãi tới năm 1999, khi trại mèo công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc ra đời, cộng thêm với việc lai tạo mèo nước ngoài của bác Sinh, các giống mèo bắt đầu lan rộng, đại dịch chuột đã giảm đi trông thấy.


2. Thu mua móng trâu, tan hoang sức kéo của nông dân

“Mình không nhớ rõ năm nào, nhưng khoảng 2003 - 2004, đi công tác trên biên giới Cao Bằng, mình đã lên Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cùng anh em đi phục bắt "đối tượng buôn lậu nguy hiểm". Khi bắt được đối tượng, mở mấy bao tải tang vật để kiểm đếm, lập biên bản, cả Tổ công tác, từ sỹ quan đến chiến sĩ, xuất phát từ con nhà nông dân từ đồng bằng đến miền núi đều nghiến răng kèn kẹt: "Tiên sư bọn nó" khi thấy những móng trâu vẫn còn thâm máu, vỡ vụn xương”, anh Mai Thanh Hải (Hà Nội) chia sẻ.

Có một thời gian, nông dân VN đua nhau lấy móng trâu để bán

Có thời điểm, thương lái T ráo riết về các chợ nông thôn VN thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được họ mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân VN đua nhau giết trâu lấy móng, cho dù thịt trâu có phải bán đổ bán tháo vẫn cứ lời.

Cái gọi là "chính sách thu mua" của Tàu + hồi ấy hướng vào mặt hàng "móng trâu" khiến không biết bao nhiêu con trâu đang tuổi cày kéo phải tập tễnh lê lết và sau đó biến thành các món trâu khô, trâu xào rau muống, trâu kho... bởi ban đêm, kẻ gian lẻn vào chuồng, giơ dao quắm, dao rựa phang thẳng vào chân, chặt móng.

Và chỉ một thời gian rất ngắn, chính sách này đã triệt phá khá lớn sức kéo của nông dân nghèo VN, bà con lại phải sang bên kia “xuống nước” để mua lại sức kéo.


3. Hết móng trâu, nông dân lại "vàng mặt" vì nạn chè vàng

Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc các thương nhân Tàu đi thu gom không chỉ là chè khô mà cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam mang về chế biến.

Tình trạng thu mua này dẫn đến việc giá chè được đẩy lên cao bất thường, từ 15.000 lên 25.000 đồng/kg lên 75.000 – 90.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, Tuyên Quang... giá chè nguyên liệu tươi cũng được đẩy lên 5.000 đồng/kg (tăng gấp đôi so với ngày thường). Cây chè vì thế mà bị vặt vô tội vạ, còn các nhà máy trong nước thì điêu đứng vì không có nguyên liệu chế biến.

Trước cơn “lốc” thu mua chè vàng của lái buôn Tàu, TS. Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chè VN chua xót: Hậu quả nhãn tiền của nạn chè vàng là cây chè bị khai thác cạn kiệt, chất lượng ngày càng kém là do thu hái không đúng quy trình kỹ thuật.

Doanh nghiệp chế biến chè VN đã từng lao đao vì thiếu nguyên liệu trầm trọng sau vụ tận thu chè vàng của Tàu+

Khi giá chè vàng được đẩy lên bất thường, chỉ sau một thời gian ngắn đã bắt đầu giảm và trở lại như trước. Phía Tàu từ chối mua các loại chè giả chè vàng, do vậy, tại các cửa khẩu còn tồn đọng từ 5.000 - 7.000 tấn chè khô. Bà con nông dân chưa kịp vui mừng vì giá chè cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do chè vàng ế ẩm.

Cũng do tình trạng mua bán nguyên liệu kiểu vơ vét, tận thu nên các doanh nghiệp (DN) chế biến chè VN lao đao vì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều DN phải mua nguyên liệu không đảm bảo về sản xuất. Đã có hợp đồng bị phá vỡ, DN đành chịu lỗ vì không đủ hàng giao kéo theo hàng nghìn công nhân không có việc làm.

Uy tín chè VN cũng bị ảnh hưởng, mà biểu hiện rõ nhất là có DN nước ngoài đã quay lưng với chè Việt. Thậm chí, một công ty nước ngoài đã kiện Công ty chè Sông Lô và Công ty chè Nghệ An vì phá vỡ hợp đồng do thiếu nguyên liệu để giao. Hiệp hội Chè thời điểm đó đã rất lo ngại: “Nếu tình trạng chảy máu chè vàng còn tiếp tục, sẽ có thêm nhiều nhà máy chè phải đóng cửa”.


4. TQ mót phế liệu, kẻ xấu đua nhau cắt cáp quang

Tháng 4/2007, các cơ quan quản lý tá hỏa khi tuyến cáp quang quốc tế TVH nối Việt Nam với Thái Lan và Hồng Kông bị cắt trộm. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông sau đó ước tính 11 km cáp quang bị cắt đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Vụ trưởng Vụ Viễn Thông- Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phạm Hồng Hải khi đó đã khuyến cáo rằng: "Sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu vì lõi làm bằng thủy tinh chứ không phải làm bằng đồng". Nhưng khuyến cáo đó không có tác dụng.

Số cáp quang bị cắt trộm được thu hồi 

Liền sau đó, liên tiếp xảy ra các vụ cắt cáp ở hàng loạt các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sự thể bấy giờ nghiêm trọng đến mức các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Công an được huy động tuần tra để bảo vệ cáp, có ý nghĩa như những huyết mạch nối Việt Nam với thế giới.

Tổng cục Cảnh sát thậm chí có lệnh cấm khai thác “cáp phế liệu” gửi hầu hết tỉnh, thành và từ động thái này, lại lòi ra chuyện một vài tỉnh thậm chí còn cấp phép cho ngư dân khai thác phế liệu đối với loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển. Khi quăng lưới, cắt cáp, họ không phân biệt được, cũng chả cần phân biệt cáp với cá có gì khác nhau khi bản chất vẫn là chuyện “quy ra tiền”.

Vài tháng sau đó, khi nữ “cáp tặc” Nguyễn Thị Bích Phượng bị bắt giữ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đưa ra toà và lĩnh án 12 năm tù, người ta mới hiểu tại sao Phượng sẵn sàng thế chấp tài sản, mua 3 con tàu chỉ để đi cắt trộm cáp quang trên biển bán phế liệu. Rất đơn giản bởi người mua là các thương lái Trung Quốc....

********************************************

Phải đặc biệt lưu ý khi giao thương với TQ

Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thì “rõ ràng Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn trong vấn đề thu mua này”. GS-TS Bửu vạch trần bản chất của sự việc: “Thương nhân Trung Quốc mua có chọn lọc chứ không phải bất cứ mặt hàng nào cũng mua đâu. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang rất nóng.

Do vậy, nguyên liệu bị thiếu hụt rất nghiêm trọng và VN là thị trường béo bở. Nhưng điều đáng nói Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch”.

Do vậy, trong giao thương với các DN Trung Quốc, theo GS-TS Bùi Chí Bửu: Nhà nước và DN cần đặc biệt lưu ý.

Bởi lẽ: “Trong làm ăn với VN, TQ luôn có những chính sách căn cơ, lâu dài chứ không đơn giản, ăn xổi ở thì như nhiều người nghĩ. Hiện VN đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên muốn cấm họ mua cũng không được. Muốn làm ăn lâu dài, Nhà nước phải yêu cầu Trung Quốc ký nghị định thư cam kết mua mặt hàng nông sản của VN qua các năm như các nước châu Âu, Mỹ đã làm. Tuy nhiên, 15 năm qua, việc đàm phán không thành công”.

Trước thời kỳ bắt tay trở lại hợp tác với Trung cộng (TC), người dân Việt Nam (VN) vẫn thường truyền tai nhau về những câu chuyện xoay quanh việc mua rễ hồi, râu ngô hay ốc bươu vàng của người TC,…

Sau này, khi chúng ta đã thiết lập mối bang giao hữu hảo, mặt hàng mà thương lái TC săn lùng lại là những nguyên liệu thô dễ tinh chế, nâng cao giá trị như: long nhãn, dưa hấu, thanh long, gỗ sưa, dược liệu... Vì chính sách thu mua của TQ mà có thời cả làng ở VN đi chặt phá rừng, vớt rong mơ tự hủy diệt nguồn lợi thủy sản hoặc bán dược liệu quý như cho không. Thậm chí, có cả một phong trào nuôi chó Nhật rồi mủ cao su…

Kỳ trước, chúng tôi đã điểm lại “dụng ý” nham hiểm phía sau những chính sách thu mua khi TC tận thu mèo để nông dân than khóc vì nạn chuột hay tận diệt sức kéo của dân khi đòi hỏi mua móng trâu với giá “cắt cổ”. Kỳ này, xin tiếp tục gửi đến độc giả những hành động “khó hiểu” của lái thương nước bạn, cho đến khi “vỡ lẽ”, chúng ta mới ngỡ ngàng: "À, thì ra là như thế!".


5. Cả làng đi chặt tai ngựa, thảm trạng phá rừng diễn ra

Cây su mạ (theo tiếng của người Nùng bản địa, "su" là cái tai, "mạ" là con ngựa) sẽ sống vĩnh viễn với người xứ Lạng ở hầu khắp các huyện, nếu như năm 2008, không có chiến dịch thu mua "tàn nhẫn", quyết liệt của người phía bên kia biên giới. Với giá gần 1.000 đồng/kg gỗ tươi, bán cả cây lớn, cả bó, cả xe công nông, chẳng mấy chốc người đi rừng dễ dàng làm giàu nhờ... phá rừng thật sự.

Cả làng đi chặt tai ngựa

Ông Hoàng Văn Đồng - Bí thư Đảng ủy xã Gia Cát (Lạng Sơn) lúc đó đã thở dài: Người ta đem các loại phương tiện, kể cả vác, bế, cõng cây tai ngựa ra các điểm thu mua bán cho tư thương. Dòng người đi kìn kìn, nhìn mà phát hãi. Xã tôi có 10 thôn bản, thì có 8 thôn bản, bà con thi nhau đi đẵn tai ngựa về bán. Có người đàn bà đi kiếm "lộc rừng" ở trên đỉnh Mẫu Sơn, mải mê tìm lá, tìm cây đã rơi tõm xuống cái hố sâu cả trăm mét mà người Pháp để lại, chết thê thảm.

Xã Gia Cát có hơn 4.500 dân, gồm 3 dân tộc Nùng, Tày, Kinh. Bà con có truyền thống bảo vệ rừng, với diện tích rừng phủ tới 68% địa bàn. 900 hộ dân ở Gia Cát, thì có tới 800 hộ nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng, nhiều gia đình quản lý tới 20ha rừng đã được cấp "bìa đỏ" hẳn hoi. Tuy nhiên, từ khi có phong trào thu mua cây với giá cao, cả làng đua nhau đi chặt tai ngựa, rừng bị tàn phá thảm khốc, thảm trạng cháy rừng, suy thoái môi trường, đa dạng sinh học đã diễn ra.

Khi tai ngựa sắp hết, người dân ở đây cùng nhớ lại những loài cây đã bị chiến dịch thu mua của tư thương làm cho đã hoặc đang bên bờ vực bị tiệt giống. Ví dụ như cây khải chuông; cây mạy thé, cây sau sau (như một thứ đặc sản để ăn... lẩu).

Tương tự như vậy, ở Mẫu Sơn, theo cán bộ địa phương, mỗi ngày có dăm bảy chục người cơm đùm cơm nắm, luồn rừng đi đẵn cây bùng bay (một loại dược liệu quý) bán sang bên kia biên giới. Các biện pháp quản lý rừng của ngành kiểm lâm - trước nạn khai thác những cây nhỏ, gỗ tạp - là gần như... bất lực. Bởi lâm tặc đi xe máy, cầm dao lội rừng như khách du lịch, đon "củi" (cây bán ra nước ngoài) rất bé, bị đuổi là ném bỏ, vẫy tay chào cán bộ. Cán bộ vừa quay lưng, là họ lại thản nhiên đẵn rừng cõng đi bán.


6. Ồ ạt vớt rong mơ, tự hủy diệt nguồn lợi thủy sản

Năm 2009, phong trào ồ ạt đi vớt rong mơ bán cho TC với giá 4.500 đồng/ kg (khô) đã nở rộ ở một số tỉnh ven biển như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Không ai biết TC mua hàng này về làm gì và thực sự giá trị thế nào, chỉ biết với giá mua hiện nay, người đi vớt lẫn người đi gom hàng đều sống khỏe.

Cây rong mơ thường sống bám vào rạn san hô, vốn là chỗ trú ẩn, kiếm ăn, sinh đẻ của nhiều loài thuỷ sản. Đến tháng 5 và 6 hàng năm, cây rong mơ già đi phủ tràn lên mặt biển. Lúc này đi vớt rong là được sản lượng cao nhất, lại làm sạch biển, tránh cho tàu bè qua lại không bị gặp nguy hiểm vì quấn rong vào chân vịt. Nhưng do ham muốn kiếm nhiều tiền, bà con đã đổ ra biển vớt rong từ tháng 4, thậm chí tháng 3. Để có rong họ lặn xuống rạn, bứt đứt từng búi rong cũng đồng thời giật vỡ đổ những tảng san hô. 

Người dân đâu biết rằng: Vớt rong mơ hủy diệt nguồn lợi thủy sản

Nhiều người vớt rong thú nhận, “để có thế bứt rong, họ phải đạp chân lên san hô, không tránh khỏi làm sụp đổ rạn san hô, phá vỡ nơi cư trú của tôm cá”… Tình trạng này đã làm môi trường biển ven bờ bị tàn phá, rạn san hô bị phá hủy, các loài hải sản trở nên khan hiếm. Nhiều người than phiền, vài ba năm trước, một đêm đi ven bờ cũng kiểm được vài trăm, vài chục ký cá kình, cà chuồn gành nhưng đến nay, hầu như những loại cá này biến sạch, không còn 1 con.

Với việc thách giá cao, thương lái TC khiến bà con ngư dân tự ra tay hủy diệt nguồn hải sản ven bờ, nhiều người đặt câu hỏi: “Nếu cứ tự hủy diệt môi trường sinh thái như thế này, một chục năm nữa, biển Đông sẽ biến thành cái gì, người dân sống nhờ biển sẽ ra sao?”.


7. Bán dược liệu quý rẻ như bán khoai 

Trước đây, khi người TC phát hiện ra cây cỏ nhung, một loại cây mà người TC, đặc biệt là vùng Tây Tạng, dùng nhiều để điều trị ung thư, tăng cường sức khỏe, có ở rừng Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 2.000m trở lên, họ đã tìm sang thu mua.

Họ mang cây cỏ nhung đó sang gặp đồng bào người H’Mông, những người leo núi rất khỏe và đề nghị đồng bào tìm cho họ những cây giống như thế. Lúc đầu, họ mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, họ nâng lên 100 ngàn đồng/kg, rồi tới 500 ngàn đồng. Bây giờ, khi loại cây này đã cực kỳ quý hiếm, họ đã nâng lên tới 1 triệu đồng/kg, gồm cả rễ lẫn đất. Tuy nhiên, khi phần lớn người dân ở Lào Cai biết công dụng và giá trị của cây cỏ nhung, thì loài cây này gần như đã tuyệt diệt. Khắp dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ còn vài khu vườn nho nhỏ có cỏ nhung, do người dân am hiểu về thuốc trồng.

Kỳ khôi nhất là chuyện người TC sang Lào Cai thu mua… “khoai lang núi”. Họ cũng cầm một loại củ, có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi đốt thân dài chừng nửa cm sang Lào Cai gặp đồng bào H’Mông. Họ bảo rằng, họ cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.

Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có "bói" cũng chả tìm ra củ nào nữa.

Qua tìm hiểu, mới vỡ lẽ ra rằng, cái củ mà đám con buôn người TQ nói với đồng bào H’Mông là “khoai lang núi” thực ra là thiết trúc nhân sâm. Đây là một loại sâm mà thân có đốt như cây trúc, nhưng đốt rất ngắn. Mỗi năm, cây sâm này chỉ ra một đốt. Đồng bào ta đã hăng hái nhổ những củ sâm có tuổi hàng trăm năm trời, quý ngang sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên, bán cho người TC rẻ như bán khoai.

Cuối tháng 11/2010, mặc cho mưa rét, từng đoàn người từ khắp nơi vẫn đổ về huyện vùng cao Kon Plông (tỉnh Kon Tum) thuộc vùng đông Trường Sơn để săn lá cây kim cương, bán cho các đầu nậu thu gom qua Trung cộng. 

Học trò còn bỏ học để đi săn lá cây kim cương 

Ban đầu, loại cây mọc đầy xung quanh nhà dân này được bán với giá 250.000 đồng/kg nhưng sau giá tăng vọt mỗi ngày, có thời điểm bán được 600.000 - 800.000 đồng/kg, thậm chí lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Có rất nhiều học sinh ở các xã Đăk Tăng, Măng Bút, Pờ Ê, Măng Cành... (huyện Kon Plông) đã bỏ học vào các khu rừng già để tìm hái cây kim cương.

Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Huỳnh Tấn Phục cho biết: Tuy chưa rõ công dụng của lá kim cương là thế nào nhưng được thu mua với giá cao như vậy, chắc chắn đây là một loại cây quý, rất cần các nhà chuyên môn nghiên cứu và có kết luận chính thức, để huyện sớm có chủ trương bảo tồn và phát triển trước khi quá muộn.


8. Cơn sốt đỉa: Thoát nghèo hay hiểm họa?

Gần đây nhất, vào khoảng tháng 4/2011, câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung+ kiếm bạc triệu đang khiến dư luận sửng sốt, còn các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường. Khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Trên các trang mạng, không ít người rao mua với giá 10.000 đồng/con.

Nông dân ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay: “Tôi thấy đi bắt đỉa đem bán thu nhập còn gấp mấy lần so với việc hì hục làm mấy sào ruộng. Nếu thương lái thu mua cần số lượng lớn và đảm bảo thu mua dài lâu, chắc chúng tôi sẽ tính đến chuyện nuôi đỉa đem bán, mỗi kg đỉa giá 1,5 – 2 triệu đồng, tội gì chúng tôi không làm”.

Nhiều người dân có ý định nuôi đỉa - loài hút máu người để bán sang TC vì giá cao

Đứng trước nguy cơ người dân sẽ ồ ạt tổ chức nuôi đỉa để cung cấp cho Trung Quốc, Hội Động vật học Việt Nam cho rằng: Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Nếu người dân nuôi nhiều, nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên thì lúc đó hậu họa sẽ không thể tính hết được.

Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) – PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào, theo đám đông vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả phía sau. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu hủy đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết.

Theo Lương Y đa khoa Phạm Đình Chương (Tây Sơn - Đống Đa), đỉa là loại động vật hút máu, chúng có đặc điểm là sinh sản cực kỳ nhanh. Việc người dân nuôi đỉa khác nào tiếp tay cho loại động vật này sinh sôi thêm.


9. Vì sao gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng/m3?

Vào tháng 4/2010, phần lớn những cây gỗ sưa của Việt Nam đều đã bị triệt hạ do “sưa tặc” và những kẻ tham lam. Đã có cả cán bộ tiếp tay cho “sưa tặc” để kiếm lời. Đỉnh điểm của cơn sốt gỗ sưa là vụ bán đấu giá hơn 300kg lõi gỗ sưa ở sân UBND xã Tuân Chính (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Hơn 300kg lõi gỗ sưa thu được từ cây sưa bị đốn hạ trong sân ủy ban đã được một người mua với giá 1,3 tỷ đồng. Rồi cây sưa thủng gốc ở trụ sở Tỉnh ủy Vĩnh Yên đã được một lái buôn trả giá tới 1,5 tỷ đồng mà chưa mua được. Như vậy, một mét khối lõi gỗ sưa có giá trị thực tới 11 tỷ đồng (một mét khối nặng chừng 2,5 tấn). Quả là khủng khiếp!

Đi săn gỗ sưa vì gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng/m3 

Để tìm hiểu vì sao người Trung + lùng mua ráo riết loại cây mà người Việt không coi trọng, một đoàn khảo sát gồm các nhà khoa học nước ta đã sang TQ tìm hiểu về giá trị gỗ sưa. Tuy nhiên, kết quả thu được là con số không tròn trĩnh. Phía TQ chỉ giải thích chung chung rằng, họ mua gỗ sưa để phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.

Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Lâm, người sống trong rừng Hoàng Liên Sơn (Sapa, Lào Cai), từng lái xe thuê nhiều năm cho người TQ, chở hàng từ Lào Cai xuyên qua TC, lên Tây Tạng, sang tận vùng Tây Á cho hay: Người TQ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài. Không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.

Ông Lâm đã sang tận Trung + để dò hỏi, gặp trực tiếp Tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung Y (Trung Quốc) và được biết: Với người TC, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính, đặc biệt quan trọng là trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người TQ đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một hoạt chất và dùng hoạt chất này điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.

Nghe vị tướng đứng đầu một trung tâm dược phẩm nói thế, ông Lâm mới ngã ngửa lý do tại sao TC “kín tiếng” như vậy trong việc mua gỗ sưa. Cũng giống như vụ mua cỏ nhung, “khoai lang núi”, xem ra chỉ khi nào lãnh thổ VN hết sạch gỗ sưa, may ra mới biết rõ người TQ thu mua gỗ sưa với giá cắt cổ để làm gì?!

****************************************

“Chúng ta cần phải tỉnh táo”

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), trao đổi với Tiền Phong đã cho biết: Chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận định việc tư thương Trung Quốc vào tận vườn lùng mua nông sản. Thực tế, nước ta sát Trung +, nên xác định đây là thị trường tốt để tiêu thụ nông sản của ta. Và khi họ có nhu cầu, là cơ hội rất tốt cho nông sản Việt Nam, nông dân được lợi.

Tuy nhiên, nếu họ thay đổi chích sách, việc tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam gặp rất nhiều rủi ro, và nhiều bài học đã diễn ra với nhiều hàng nông sản của ta như hoa quả, rau, cao su, cà phê, hồ tiêu, vải thiều…

“Việc họ mua giá cao có tính tức thời, nó phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta, như sắn là một bài học. Khi giá sắn cao lên, thì diện tích cây sắn sẽ lấn những cây trồng khác, mà chủ trương của ta thì không thể phát triển cây sắn một cách tùy tiện được, nhất là quảng canh, dễ dẫn đến phá rừng, lấn đất ruộng, đất mía…, tức là phá vỡ quy hoạch sản xuất. Bài toán trồng - chặt, đã diễn ra ở nhiều địa phương”- ông Ngọc nói.

Từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một loại chất và điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả. 

Vị thiếu tướng của Trung Quốc đã nói với ông Lâm rằng, với người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính đặc biệt, trị được căn bệnh viêm xương quái đản. 

Từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một loại chất và điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.

Chuyến đi Trung Quốc tìm lời giải cho câu hỏi: “Người Trung Quốc mua gỗ sưa làm gì?” của các nhà khoa học Việt Nam thất bại, rồi hàng loạt vụ trộm sưa diễn ra, rồi giá của một khối gỗ sưa lên đến cả chục tỷ đồng, khiến những lời đồn về gỗ sưa càng thêm phần huyền bí.

Trên các diễn đàn mạng của Việt Nam một thời, người ta đồn thổi không biết bao chuyện huyễn hoặc về gỗ sưa. Rằng, người Trung Quốc mua gỗ sưa bán cho giới mafia, để chúng nghiền thành bột, pha trộn với ma túy, để tăng lợi nhuận mà vẫn giữ được công dụng của ma túy.

Rồi, các đại gia Trung Quốc thu mua gỗ sưa làm chất ướp xác, làm bùa ngải hại người. Thậm chí, hài ước đến nỗi, người ta còn đồn rằng, người Nhật mua gỗ sưa ép lấy dầu dùng cho việc… phóng tàu vũ trụ!

Tôi đã nhờ Thạc sĩ Đặng Vân (Deng Yun), người Tứ Xuyên, Trung Quốc, tra cứu trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc, và thấy rằng những tin đồn như trên xuất hiện trên các trang web "lá cải", hoặc các diễn đàn. Những tin đồn này được dịch ra tiếng Việt, rồi người ta thêm mắm thêm muối, khiến cho lời đồn về gỗ sưa càng thêm bí ẩn.

TS Nguyễn Lân Cường, chuyên gia mộ xác ướp bác bỏ ngay thông tin dùng gỗ sưa ướp xác. Đơn giản vì gỗ sưa không có tinh dầu. Với lại, chất ướp xác trong các ngôi mộ hợp chất đã được xác định rõ là gỗ ngọc am (Trung Quốc gọi là san mộc), chứ không phải là gỗ sưa.

"Người rừng" Trần Ngọc Lâm từng sang tận Trung Quốc để tìm hiểu về gỗ sưa. 

Ở Việt Nam, ngoài đoàn nhà khoa học “bí ẩn” mà GS Phùng Tửu Bôi kể lại, thì có một người đã trực tiếp sang tận Trung Quốc để hỏi cho ra nhẽ về cây gỗ sưa, đó chính là ông Trần Ngọc Lâm, người sống trong rừng Hoàng Liên Sơn (Sapa, Lào Cai).

Ông Lâm từng bị bệnh ung thư, từng lái xe thuê nhiều năm cho người Trung Quốc, chở hàng từ Lào Cai xuyên qua Trung Quốc, lên Tây Tạng, sang tận vùng Tây Á. Trong thời gian này, ông đã học được nhiều bài thuốc của người Trung Quốc và người Tây Tạng, có nhiều mối quen biết với những người liên quan đến ngành dược. Hiện ông sống trong rừng Hoàng Liên Sơn và tự chữa bệnh ung thư phổi cho mình.

Theo ông Lâm, cơn sốt gỗ sưa đã tràn sang Lào Cai đầu tiên, vì Lào Cai giáp với Trung Quốc, có cửa khẩu thuận lợi đi lại, buôn bán.

Ông Lâm cho hay, người Trung Quốc cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài. Không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.

Cây cỏ nhung đã bị người Trung Quốc thu mua sạch sẽ. Hiếm hoi lắm mới tìm thấy một cây nhỏ xíu trong rừng. 

Ông Lâm lấy ví dụ, khi người Trung Quốc phát hiện ra cây cỏ nhung, một loại cây mà người Trung Quốc, đặc biệt là vùng Tây Tạng dùng nhiều để điều trị ung thư, tăng cường sức khỏe, có ở rừng Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 2.000m trở lên, họ đã tìm sang thu mua.

Họ mang cây cỏ nhung đó sang gặp đồng bào người H’Mông, những người leo núi rất khỏe và đề nghị đồng bào tìm cho họ những cây giống như thế. Lúc đầu, họ mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, họ nâng lên 100 ngàn đồng/kg, rồi tới 500 ngàn đồng. Bây giờ, khi loại cây này đã cực kỳ quý hiếm, họ đã nâng lên tới 1 triệu đồng/kg, gồm cả rễ lẫn đất.

Khi người dân Sapa biết công dụng của loài cỏ nhung, thì nó đã bị tuyệt diệt. 

Ông Lâm là người sống ở Trung Quốc nhiều năm, lại học được bài thuốc, tự chữa bệnh ung thư phổi cho mình bằng cây cỏ nhung, nên ông hiểu rất rõ giá trị của loại cây này. Từ cả chục năm trước, ở Trung Quốc và Nhật Bản, cỏ nhung đã có giá tới 5 triệu đồng/kg lá tươi. Tuy nhiên, khi phần lớn người dân ở Lào Cai biết công dụng và giá trị của cây cỏ nhung, thì loài cây này gần như đã tuyệt diệt. Khắp dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ còn vài khu vườn nho nhỏ có cỏ nhung, do ông Lâm trồng.

Kỳ khôi nhất là chuyện người Trung Quốc sang Lào Cai thu mua… “khoai lang núi”. Họ cũng cầm một loại củ, có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi đốt thân dài chừng nửa cm sang Lào Cai gặp đồng bào H’Mông. Họ bảo rằng, họ cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.

Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có "bói" cũng chả tìm ra củ nào nữa.

Người Trung Quốc thu mua gỗ sưa để làm gì? 

Cũng lại ông Trần Ngọc Lâm, đã mò sang tận Trung Quốc tìm hiểu, mới vỡ lẽ ra rằng, cái củ mà đám con buôn người Trung Quốc nói với đồng bào H’Mông là “khoai lang núi” thực ra là thiết trúc nhân sâm. Đây là một loại sâm mà thân có đốt như cây trúc, nhưng đốt rất ngắn. Mỗi năm, cây sâm này chỉ ra một đốt. Đồng bào ta đã hăng hái nhổ những củ sâm có tuổi hàng trăm năm trời, quý ngang sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên, bán cho người Trung Quốc rẻ như bán khoai.

Và gần đây, đến lượt cây gỗ sưa. Đã có thời kỳ, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn truy tìm những cây gỗ sưa, đem bán cho người Trung Quốc với giá rẻ như các loại gỗ khác. Theo ông Lâm, những loài gỗ khác, mọc trong Hoàng Liên Sơn đã cực kỳ chậm lớn, nhưng cây sưa còn chậm lớn hơn. Một cây sưa thân to bằng cái phích có thể phải mất cả trăm năm sinh trưởng. Vì thế, những cây sưa to cỡ cái phích, đã cho lõi rất dày.

Tôi đã từng có nhiều chuyến đi rừng với ông Lâm và không ít lần ông chỉ tay vào những khu đất trống bảo rằng: “Trước kia, chỗ này có nhiều sưa lắm!”. Tôi và ông Lâm đi mãi, chỉ gặp những chồi sưa mới mọc lên từ gốc cây đã bị lâm tặc đốn hạ. Từ khi người dân trong nội địa nước ta chưa biết gỗ sưa là cây gì, có tác dụng gì, thì đồng bào, lâm tặc ở vùng Lào Cai đã chặt phá tan tành, đem hết gỗ sưa sang Trung Quốc bán rồi.

Để tìm hiểu vì sao người Trung Quốc lùng mua ráo riết loại cây mà người Việt không coi trọng, ông Trần Ngọc Lâm đã sang tận Trung Quốc để dò hỏi. Ông Lâm đã gặp trực tiếp Tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung Y (Trung Quốc). Ông Tài là người đã từng gặp ông Lâm đề nghị mua công thức bài thuốc Mỹ nhân thang mà ông học được từ người Tây Tạng, song ông Lâm không bán. 

Một cây sưa trong rừng Hoàng Liên Sơn đã bị lâm tặc chặt hạ từ lâu, giờ mới mọc nhánh. 

Vị thiếu tướng của Trung Quốc này đã nói với ông Lâm rằng, với người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính, đặc biệt quan trọng là trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một hoạt chất và dùng hoạt chất này điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.

Nghe vị tướng đứng đầu một trung tâm dược phẩm nói thế, thì ông Lâm chỉ biết tin vậy. Còn thực hư về công dụng gỗ sưa thế nào, ông vẫn không thể chắc chắn. Theo ông Lâm, cũng giống như “khoai lang núi” và cây cỏ nhung, chỉ khi nào lãnh thổ Việt Nam hết sạch gỗ sưa, may ra mới biết rõ người Trung Quốc thu mua gỗ sưa với giá cắt cổ để làm gì. 

Mấy ngày gần đây, giá thịt heo trên đột ngột tăng mạnh trở lại, vượt qua “đỉnh” hồi tháng 4-2011, do nguồn cung ở các tỉnh phía Bắc thiếu hụt nặng, đặc biệt là do thương lái Trung Quốc đang gom hàng ồ ạt.

Giá heo lập kỷ lục mới

Chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 6.2011, giá heo hơi trên thị trường Đông Nam Bộ đột ngột tăng mạnh trở lại, từ 53.000 – 55.000 đồng/kg lên hơn 60.000 đồng/kg.

Ông Cao Quang Khải - chủ trại heo ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai, cho biết giá heo hơi các công ty mua tại chuồng trong ngày 15.6 đã là 61.000 đồng/kg. Còn theo ông Ngô Trí Công - chủ trại heo Trí Công (Đồng Nai) thì giá heo trại anh đang bán là 62.000 đồng/kg, vượt mức “đỉnh” hồi tháng 4 vừa qua 1.000 đồng/kg.

Thương lái Trung Quốc vào Việt Nam mua cả heo đạt tiêu chuẩn xuất chuồng và heo con.

Đại diện các Công ty Vissan và CP cũng xác nhận giá heo hơi họ thu mua tại chuồng trong ngày 15.6 đã là 61.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Hạt - Giám đốc kinh doanh Công ty CP, cho biết đó là giá bán ra tại thị trường miền Nam, còn tại thị trường miền Bắc giá heo hơi đã lên đến 63.000 đồng/kg. Theo ông, mức giá này sẽ còn tăng.

Tương ứng, giá bán lẻ thịt heo tại các chợ TP.HCM trong tuần qua cũng tăng mạnh lại bằng giá “đỉnh” tháng 4. Hiện giá thịt ba rọi, thịt đùi tại các chợ Bà Chiểu, Hoàng Hoa Thám,… đã là 110.000 – 130.000 đồng/kg, tăng hơn 10.000 đồng/kg so với tuần trước.

Về nguyên nhân thịt heo tăng giá, theo ông Hạt là do thị trường đang hút hàng ra Bắc do nguồn cung bị thiếu hụt nặng và giá bán chênh lệnh cao. Ước tính hiện trung bình mỗi ngày có từ 1.700 – 1.800 con heo, có ngày đến gần 2.000 con, được vận chuyển ra Bắc, tăng khoảng 30 – 40% so với nhu cầu những ngày bình thường. Từ đây, heo được tiêu thụ ở thị trường nội địa một phần còn phần lớn được xuất khẩu qua Trung Quốc.


Thương lái ngoại ồ ạt gom hàng

Theo các thương lái và doanh nghiệp, đang có hiện tượng thương nhân Trung Quốc qua gom heo của Việt Nam, “với số lượng bao nhiêu cũng mua và giá nào cũng mua” – ông Nguyễn Văn Thản - Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Vissan thông tin.

Ông bày tỏ sự lo lắng khi mấy ngày nay, nhân viên công ty ông đi đến đâu thu mua heo cũng được người nuôi thông báo là đã bán cho thương lái Trung Quốc: “Tại các tỉnh như TP.HCM, Long An, Cần Thơ, An Giang, Bến Tre… đâu đâu cũng có dấu chân của họ. Họ thu gom không chỉ heo thịt mà còn “tận thu” cả heo nái, heo sữa, heo con”.

Đồng Nai, theo ông Cao Quang Khải và ông Ngô Trí Công, chưa thấy thương lái Trung Quốc trực tiếp đến tận nơi tìm mua heo. “Nhưng mấy ngày nay lại có hiện tượng thương lái Việt Nam đẩy mạnh việc thu mua để đưa ra miền Bắc, tôi có hỏi thì họ thì nói để xuất qua Trung Quốc” – ông Công nói.

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, cũng xác nhận ở thị trường miền Bắc mấy ngày nay thịt lợn từ các tỉnh phía Nam đổ về khá nhiều, giá heo hơi nhiều nơi đã lên 63.000 đồng/kg. “Từ đây, một số lượng lớn đã được vận chuyển qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch” - ông Lịch nói.

Không chỉ mua heo còn sống ở các trang trại, hộ nuôi, thương nhân Trung Quốc còn “xông vào” tận tổng hành dinh của Công ty Vissan để đặt hàng mua heo đã qua sơ chế và pha lóc các loại với giá cao hơn hẳn giá công ty đang bán lẻ trên thị trường. Họ mua từ thịt sườn cốt lết, ba rọi, nạc dăm, chân giò đến da heo, lòng heo, lưỡi heo, bao tử,… không chừa loại nào với giá cao hơn từ 6.000 – 25.000 đồng/kg tùy loại.

Cụ thể, nếu giá da heo Vissan đang bán trên thị trường là 32.000 đồng/kg thì họ đặt mua với giá 38.000 đồng/kg, sườn già giá Vissan là 75.000 đồng/kg thì thương nhân Trung Quốc chào mua 100.000 đồng/kg; sườn non 137.000 đồng/kg (giá Vissan là 125.000 đồng/kg)…

Đại diện Công ty Vissan

Số lượng thịt lợn, gà các thương lái Trung Quốc đặt mua của Vissan là không hạn chế. Nhưng chúng tôi chưa đồng ý bán cho họ vì mục tiêu của chúng tôi là vẫn phải ưu tiên cung cấp cho thị trường trong nước.

Cái án “thôn 100% hộ nghèo” đang đè nặng lên dân bản Khe Phạ, xã Bắc Lãng (Đình Lập – Lạng Sơn). Cả làng đong gạo đã mấy chục năm nay, trung bình 2 – 3 tháng mỗi năm, có hộ đong đến 6 – 7 tháng. Nguyên nhân sâu xa chính là do họ đã vét cạn sản vật rừng đem bán cho Trung Quốc.

Vét cạn sản vật rừng

Ông Lý Văn Tựu, trưởng thôn Khe Phạ kể lại: Những năm 1985 trở về trước, Khe Phạ nhiều hươu, nai, hoẵng, rùa, rắn, cầy hương, gà rừng, lợn rừng... Có những người, ngày bẫy được 2 đến 3 con cầy hương, bán cũng được tiền triệu. Khi đó 1 triệu mua được nhiều thứ lắm. Bây giờ lên rừng chặt cây tre, cây dóc, cây củi đem bán được 1 đến 2 trăm nghìn không đủ mua gạo, cân mỡ, mấy con cá mặn nữa chú ạ”.

Hãn hữu lắm mới được một bữa cháo

Ông T, thương lái chuyên mua hàng dọc tuyến quốc lộ 4B cho biết: “Trung Quốc thích nhất là động vật tươi sống như: rùa, rắn, hưu, hoẵng, tắc kè, tong tóng... Đến những năm 2000 là hầu như không còn nữa, tôi lại đi mua cây cỏ như cây chân chim, đinh lăng, hoàng đằng... Bây giờ thì cả cây thảo dược cũng cạn rồi. Tôi không đi buôn nữa!”.

Khoảng những năm 2000, xã Bắc Lãng đã rất ít thú rừng, người dân đổ xô đi tìm, khai thác cây thảo dược: nấm Lim, cây hoàng đằng, cây chân chim... bất kể loại nào ra tiền là người dân đổ xô đi tìm, có những cây họ nhổ cả gốc lẫn lá. Không cần biết đấy là cây gỗ quý, cây thảo dược hiếm được nhà nước bảo vệ, họ cũng không biết Trung Quốc mua những thứ đó về làm gì, chỉ cần no cái bụng là họ làm. Kể cả chặt phá rừng.

Từ năm 2009 trở đi, cây thảo dược dần cạn kiệt. Cái nghèo “ập đến” đẩy dân bản đến đói kém. Nạn đói năm 2010, kéo dài qua năm 2011 và không biết nó sẽ dừng lúc nào?

Hai bố con đi kéo gỗ đem bán, kiếm tiền đong gạo

Ông Nông Vĩnh Bảo, phó chủ tịch UBND xã Bắc Lãng cho biết: “Rất khó để bắt những kẻ buôn bán hàng tươi sống, có rất nhiều thương nhân đến tận nơi thu mua nhỏ lẻ rồi mới tìm cách bán sang Trung Quốc. Chúng có thể bán qua lối Bản Chắt, cửa khẩu Chi Ma (Đình Lập – Lạng Sơn), hay cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh)...

Hơn nữa, thôn Khe Phạ chủ yếu sống nhờ vào sản vật rừng. Người dân nơi đây đào mã kích, tìm nấm lim, chặt cây mây, săn con rắn, bắt con rùa, mò từng con cua, con ốc bán cho Trung Quốc... Cứ thấy cái gì Trung Quốc thu mua là họ bán, có cây họ nhổ cả gốc lẫn rễ đem bán. Họ không chú trọng vào làm nương rẫy, nên khi hết sản vật rừng là đói kém”.

Ông Bảo cho biết: Toàn xã có 11 thôn bản, trong đó có 3 thôn có 100% hộ nghèo, đó là khe Hả, Khe Phạ, Khe Chòi, tỉ lệ nghèo của cả xã là 77 %. Trong đó Khe Phạ là thôn đói kém nhất xã.


“Cả làng... 20 năm đong gạo ăn”

Chúng tôi tìm đến nhà ông Bàn Quý Dánh, gia đình có 11 miệng ăn, nghèo nhất Khe Phạ. Gia đình phải mang cái án “hộ nghèo”, “20 năm đong gạo ăn”. Bữa cơm may mắn chông vào cây mây, cây dóc tép cả nhà đi chặt đem bán được khoảng 1 trăm ngàn, kiếm đã khó, lại rất khó bán vì dóc quá non, khi đó cả nhà phải “treo nồi”.

Biết lấy gì nuôi con

“Năm 2009, tôi mượn nhà nước 15 triệu mua được 1 con trâu và 3 con lợn để phục vụ sản xuất. Năm 2010, dịch lở mồm long móng đã cướp đi con trâu cày và 1 con lợn, “có lẽ người phải kéo cày thay trâu rồi! Tết năm 2010, người ta thịt lợn, gói bánh, mình phải đong gạo ăn. Nạn đói năm 2010 chưa chấm dứt, ngay tháng đầu năm 2011, gia đình đã phải mua gạo, giá gạo lại đắt đỏ nữa chứ. Chỉ tính từ năm 2010 đến tháng 4 năm 2011, gia đình tôi đong hết 10 triệu tiền gạo, trung bình mỗi tháng 1 triệu. Không biết còn phải đong đến lúc nào nữa”, ông Dánh bi đát, ngậm ngùi.

Gia đình nheo nhóc của ông Bàn Quý Dánh

Gia đình ông trưởng thôn cũng đang trong tình trạng hoang mang: “Chúng tôi ít ruộng, năm nào cũng phải đong gạo ăn. Làm việc quần quật, vật lộn để thắng cái đói, cả nhà đi vào rừng kiếm cây dóc tép đem bán vẫn không đủ đong gạo. Cũng như những hộ dân khác trong bản, chúng tôi phải đong gạo ăn từ những tháng đầu năm. Mấy đứa trẻ học trường làng không đủ tiền mua sách, mua vở, quần áo cho chúng nó. 8 miệng ăn, mỗi tháng trợ cấp tiền cho 1 đứa học ở nội trú tỉnh, tất cả đều được trông cậy vào 3 sào ruộng, 3 ha rừng, hỏi làm sao không đói?.

Nhiều người đã “bỏ quê”, làm thuê tứ xứ kiếm tiền gửi về nuôi gia đình. Năm 2011 ở xã Bắc Lãng có đợt “di dân” hàng loạt công nhân vào Quảng Trị làm nhựa thông, Khe Phạ có 4 người đi, không những không đủ ăn, mà còn phải xin nhà lấy tiền xe về quê.

Bố mẹ "bỏ" con đi kiếm tiền

Hầu hết những đứa trẻ ở bản này chỉ học hết lớp 5 rồi bỏ, số ít học dở dang cấp 2. Đành rời ghế nhà trường khi bố mẹ không đủ tiền cho con học nữa. Năm đứa con của ông Bàn Quý Dánh, đang có nguy cơ bỏ học giữa chừng. 4 đứa học trường làng, học xong thì về nhà, “chúng rất hay bỏ học, tôi chửi nó bảo “đi học có no đâu, đi tìm mã kích, chặt cây tre dóc còn mua được kẹo ăn”.

Một đứa đang học ngoài xã, tuần nào cũng về lấy gạo, thức ăn đi dự trữ cả tuần. Mỗi lần lấy ít gạo và sắn để con đi học, ông Dánh không quên dặn con “phải nấu cho sắn chín rồi cho ít gạo vào mới nhừ”. Nguy cơ những đứa con ông Dánh phải bỏ học đang đến rất gần.

Cô Phạm Thị Hiền, giáo viên dạy ở trường tiểu học Khe Phạ bày tỏ: Khó khăn nhất là khi chúng tôi đi vận động mấy đứa nhỏ đi học. Khốn khổ những ngày mưa gió, đi 6 km vào đến trường. Lớp vắng tanh, lại phải đội mưa đi vận động các em đến lớp. Những ngày lễ tết, ngày rằm, chúng nó không chịu đi học. Đến vận động, gia đình nói: “đi học không no”, chúng tôi phải nói dối là “không đi học sẽ trừ tiền” (hộ nghèo được nhà nước hỗ trợ mỗi đứa 1 trăm/tháng) thì mới cho con đi học.

Trường làng vắng bóng em thơ

Ông Lý Văn Tựu, trưởng thôn Khe Phạ cho biết “cả thôn có 24 hộ, 142 nhân khẩu, 100% hộ nghèo. Rất nhiều năm thôn phải mang cái án “xã 100% hộ nghèo”. Nạn đói năm 2010, rất nhiều hộ không có nổi ít tiền để đong gạo ăn, nhiều gia đình phải đón tết với cơm trộn sắn.

Ông Tựu than: “Chúng đang chịu cảnh cơ cực nhất. Hộ nào được coi là “khá giả” chút ở bản nghèo, tức là có bữa có cơm, bữa không, nhưng cũng phải đóng ít nhất 2 – 3 tháng, còn nhà nhiều thì đong 6 đến 7 tháng. Năm nay có khi phải đong gạo ăn cả năm rồi”.

Sự sống “lay lắt” còn đang được vét cạn cùng cây dóc “tép”, những cây thảo dược còn sót lại, mẩu gỗ vụn... Thật ám ảnh khi chúng tôi bắt gặp hai bố con đi kéo khúc gỗ nhỏ đem bán, thấy tôi chụp ảnh, người bố sợ sệt: “Không được báo kiểm lâm đâu đấy !”.

Không chỉ thu mua, nhiều môi giới chuyên gom hàng cho thương lái Trung Quốc còn vận động nông dân phá bỏ cây lúa, trồng cây nông sản để bán sang Trung Quốc. Không ít nông dân rơi vào cảnh mất mùa điêu đứng vì chuyển đổi cây trồng.

Những bài học xương máu

Gần 30 năm có kinh nghiệm trồng trọt hoa màu, ông Vũ Văn Phong (Đông Hưng, Thái Bình) cảm thấy tiếc nuối nhất là những lần mắc bẫy người ngoài đi phá lúa trồng cây nông sản bán cho Trung Quốc.

“Trong đời làm nông, tôi nhớ nhất là những bài học xương máu của những năm 90, khi nhà nhà bỏ lúa quay sang trồng vải thiều. Sau 4,5 năm đầu tư giống, công chăm sóc, đến ngày sắp thu mới phát hiện toàn bộ giống vải đó là vải lai, năng suất rất thấp, chất lượng quả kém hoặc có cây không cho quả khiến nhiều người phải nuốt nước mắt chặt bỏ vải lai, chuyển sang trồng lúa", ông Phong kể.

Vài năm sau, người dân lại đổ xô đi lấp ruộng làm vườn để trồng hoa hòe bán cho Trung Quốc. “Khi đó một cân hòe ngang với 20 cân thóc, nhưng khi nhà nào cũng trồng hoa hòe để bán thì hòe rớt giá thảm hại. Có mùa, hoa hòe xuống giá chỉ còn 12 đến 13 nghìn đồng/kg mà thu được 1 kg hoa hòe đâu có dễ. Người dân lại nản, bắt đầu chặt cây hòe. Một số nhà để lại vài cây cho râm nhà, râm vườn thì bây giờ hòe lại có giá. Giá hòe hiện tại là 130 nghìn đến 140 nghìn đồng/kg nhưng đa số hòe còn lại trong dân chủ yếu là những cây hòe già, không cho nhiều hoa. Nhưng tôi biết, vì hoa hòe đang hiếm, giá mới cao như thế chứ lại ồ ạt đi trồng hòe, có khi thương lái Trung Quốc lại ép giá thê thảm” – ông Phong nhớ lại.

Cách đây 3 năm, một vài người môi giới đến vận động bà con trong xã trồng ớt Hàn Quốc để thu mua bán sang Trung Quốc. Người dân lại đua nhau trồng ớt.

Ông Phong nhớ, năm đó gia đình ông trồng 1 sào ớt mà thu lại được 3 triệu đồng, gấp nhiều lần so với trồng lúa mặc dù có hơi vất vả. Sang đến vụ mùa, thấy trồng ớt có ăn, người dân quê bắt đầu bỏ trồng lúa chuyển sang trồng ớt kim. Chỉ tính riêng tiền giống, mỗi nhà đầu tư đến 400 nghìn đồng/sào. Trồng ớt vào tháng 6 âm lịch, thì sang tháng 7 mưa ngâu, mưa nhiều, nắng lắm nên đất nổi chua và bí chặt rễ cây khiến cho cây ớt không thể nào lên được.

Nhiều lần nông dân thắt ruột gan phá cây nông sản vì không bán được hàng

Có nhà trồng đến 5,6 sào ớt, lúc đó vợ chồng lại cãi nhau vì ớt chết và mất mùa. Người thì vội vàng phá cây ớt chuyển sang trồng tạm ít rau xanh để bán, “người thì chấp nhận ngu mất một vụ”.

Đã quá nhiều bài học, nhưng đến sang năm khi những người môi giới lại về quê vận động, người dân lại bảo nhau bỏ lúa, trồng dưa chuột xuất khẩu sang Trung Quốc.

“Một kg dưa bán cho lái mua với giá 500 đồng nhưng họ chọn hàng chặt lắm, dưa bán được thì ít đổ đi thì nhiều. Dưa trồng hai ngày lại phun thuốc 1 lần nên không ai dám ăn. Mỗi ngày hái quả một lần, những lái buôn khi thu mua luôn mang theo chiếc khuôn mẫu. Họ sẽ cho dưa vào chiếc khuôn nếu quả dưa ngon vừa hoặc nhỏ hơn chiếc khuôn thì họ lấy còn to quá thì họ bỏ. Mỗi lần thu hoạch được 50 cân thì chỉ có 15 đến 20 cân lọt qua vòng loại của lái buôn”, nói đến đây, ông Phong nghẹn ngào biết bao nhiêu bài học nhưng người dân vì quá khổ nên chỉ cần vận động nghe mùi mẫn họ sẽ làm ngay.

Gia đình tan nát vì trồng ớt xuất khẩu

Trường hợp của gia đình ông Vũ Quốc B. ( K.X, Thái Bình) còn thê thảm hơn người quê ông Phong rất nhiều. Gia đình ông B. chuyên làm nghề trồng cây nông sản để bán cho thị trường khu vực. Chỉ qua vài năm, gia đình ông giàu lên trông thấy với cây cà chua.

Năm 2008, lái buôn đến vận động ông và người dân trong xã trồng ớt để bán sang Trung Quốc với mức giá đặt ra rất cao. Nhận thấy cơ hội kiếm tiền, nên ông B. quyết định thuê đất của người dân, khoan giếng để lấy nước tưới cây về vụ đông, thuê thêm người làm… đầu tư một khoản không ít.

Mặc kệ vợ con khuyên răn nhưng ông B. kiên quyết làm cho ra làm. Năm đó ớt được mùa, nếu như đúng giá cả ban đầu người mua chào hàng, ông B. sẽ thắng lớn nhưng thấy người dân trúng đậm ớt, lái buôn "lật lọng" trả giá rất thấp chỉ 3 đến 4 nghìn đồng/kg, trong khi giá thỏa thuận ban đầu đưa ra là 12 đến 15 nghìn đồng/kg.

Khi ông B thắc mắc giá thấp, ông và người dân chỉ được giải thích phía khách hàng bên Trung Quốc chê. Có đợt đang rộ mùa hái quả, công ty thu mua cho biết ngừng mua một thời gian khiến nhiều nông dân trồng ớt điêu đứng.

Đa số các môi giới đều làm việc trực tiếp với nông dân nên chính quyền xã không hề hay biết

Ông B. tiếc của nên đành hái ớt về phơi khô. Nếu thuê người hái lại không có tiền để trả công nên vợ chồng, con cái ông lầm lũi hái ớt về phơi bán cho dân trong vùng. Chỉ riêng vụ đầu tư để đời đó, ông B. lỗ khoảng 45 đến 50 triệu, chưa kể đến công sức của 3 lao động trong gia đình. Vợ chồng ông thường xuyên cãi nhau chuyện làm ăn thất bát nên gia đình càng xáo trộn hơn. Tức vì chồng không nghe lời khuyên, năm đó vợ ông bỏ nhà vào miền Nam sống với em gái.

Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Văn Thắng – chủ tịch một xã trong huyện Đông Hưng cho rằng: Rất khó kiểm soát việc dân phá lúa trồng nông sản. Mặt khác, thương lái Trung Quốc không xuống tận địa phương để vận động người dân mà chủ yếu thuê qua các môi giới. Những vị môi giới này làm việc trực tiếp với người dân không qua chính quyền cơ sở nên chính quyền khó mà tham gia.

Cũng theo ông Thắng, xã ông chủ yếu là trồng cây vụ đông nên có thể môi giới, lái buôn ra chợ để thu mua nhiều hơn là trực tiếp xuống vườn mua. Mấy năm trước, có gia đình trồng cây chuyên biệt để bán sang Trung Quốc, nhưng nhiều bài học được trả giá nên nông dân cũng không còn mặn mà với việc trồng cây xuất khẩu. Mặc dù cây nông sản đó có thể cho thu hoạch gấp hai, ba lần trồng lúa.

Còn anh Lê Văn Ngọc (Giám đốc công ty chuyên thu mua nông sản Lộc Xuân) cho rằng, đa số nông dân miền Bắc trồng nông sản là bán sang Trung Quốc, một phần nhỏ bán cho Hàn Quốc, Đài Loan… Việc bán hàng cho thương lái Trung Quốc rất nguy hiểm vì tiềm ẩn những rủi ro cao nên chuyện thắng thua của người đi buôn và của người nông dân cũng không có gì khác nhau, đều chấp nhận mạo hiểm.


Đổ xô phá rừng tìm ươi bán sang TQ 

Hàng ngàn hộ dân các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Thừa Thiên – Huế đổ xô lên các dãy núi thuộc huyện Hương Trà và Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) để phá rừng lấy ươi bán cho các lái buôn để đưa sang Trung Quốc. Cơ quan quản lý tỏ ra bất lực trước vấn nạn này.

Theo ghi nhận, các khu rừng nguyên sinh tại các điểm Khe Đầy, khe Ông Lợi, Bãi Đậu (thuộc địa phận quản lý của Ban quản lý dự án rừng đầu nguồn huyện Hương Thủy; Hạt kiểm lâm huyện Hương Thủy) và khu vực rừng Cha Lôi, dốc Bồ Câu, Bình Điền (thuộc địa phận quản lý của hạt kiểm lâm Hương Trà) đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng.

Tàn phá rừng nguyên sinh

Theo chân một một người dân bản địa tên An, chúng tôi được đưa vào khu rừng Khe Đầy, khe Ông Lợi. Tại đây, rừng nguyên sinh đang bị tàn phá không thương tiếc, đa số các cây ươi có quả đều có thâm niên gần mấy chục năm. An cho biết, số ươi này sau khi hái về được đem bán cho Trung Quốc để làm thuốc chữa bệnh. Tại khu vực rừng Cha Lôi, cảnh tượng đốn hạ rừng để lấy quả ươi diễn ra càng trắng trợn hơn. Cả người dân và lâm tặc cùng dựng lều sát bên sườn núi để đốn ươi lấy quả, quang cảnh người hái, người đốn diễn ra hết sức rầm rộ. Chị Thủy, một buôn lái cho biết: “Mấy hôm nay ươi bắt đầu hạ giá, nhưng mỗi ngày tôi cũng thu mua được khoảng 1,5 - 2 tấn, nếu “lọt” qua các cơ quan chức năng như kiểm lâm, công an thì cũng kiếm vài chục triệu đồng mỗi ngày”.

Hàng trăm cây gỗ ươi cổ thụ bị đốn hạ không thương tiếc

Không dám bắt vì… sợ dân kiện

Ông Nguyễn Cửu Sinh, cán bộ trạm Khe Đầy, thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy, nói: “Dân hay gùi ươi đi tắt, tôi rình mấy lần nhưng cũng không bắt được. Việc kiểm soát rất khó

Hạt ươi được lái buôn thu gom về chuẩn bị đem đi bán

Trong khi dân tàn phá rừng, ồ ạt vận chuyển hạt ươi về xuôi, thì lực lượng kiểm lâm lại… không dám bắt vì sợ dân kiện (?). Ông Tống Phước An, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Trà, phân trần: “Biết là dân vô rừng chặt cây để lấy trái ươi, nhưng rất khó bắt. Bởi ươi không nằm trong Nghị định 99 của Chính phủ về xử phạt, tịch thu vi phạm hành chính nên không dám bắt, bắt sợ dân kiện. Vì ai biết ươi đó là ươi bay (ươi lượm) hay phá rừng mà có. Tôi biết có phá rừng hái ươi, đôi khi thấy chở về cả 5 tấn, nhưng bắt rất khó, tịch thu cũng không được. Hiện nay, dân gùi hạt ươi ra là không bắt được”.

*

Cây đười ươi còn có tên là cây lười ươi, cây thạch, cây ươi... tên khoa học là Sterclia lyhnophora Hance hoặc Sahium lychnporum (Hance) Kost. Quả nó hình như trái Thanh quả khô, vỏ màu vàng đen, có nếp nhăn, ngâm với nước nó phình to ra từng lớp như mây trôi vậy. Bởi trái ươi có công dụng rất đặc biệt như chữa đậu sởi. Thuốc cũng có tác dụng chữa tất cả các chứng nhiệt, lao thương, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, tiêu độc, trừ thử, đau mắt đỏ lây lan, đau răng do phong hỏa.

Không chỉ dừng lại ở chính sách thu mua những mặt hàng “lạ”, ảnh hưởng tới nền kinh tế của Việt Nam, các thương lái Trung Quốc (TQ) còn có một mánh khóe nham hiểm đó là: Rao mua sản phẩm rầm rộ với giá cao nhưng sau đó một thời gian ngắn lại hạ giá xuống bất thường khiến hàng vạn người dân Việt điêu đứng.

“Người Trung Quốc thu mua rất bài bản”

Nhớ lại chiến dịch thu mua chó của TQ năm 1991, ông Nguyễn Bảo Sinh – người được mệnh danh là “vua chó mèo” đất Hà Thành, kể: Có gia đình trong nhà ôm cả đàn chó, uất ức lên mà chết.

Hồi đó, khắp các thôn xóm rộ lên phong trào nuôi chó để đem bán cho TQ với giá cao. Ban đầu, các lái buôn bên kia biên giới lùng sục chó và đã mua về với mức giá rất hời cho người dân VN. Khi phong trào lên tới đỉnh điểm, TQ lại tung ra thị trường nhiều giống chó và người Việt sẵn sàng rút hầu bao mua về với giá đắt gấp 4 – 5 lần so với giá bán ra trước đó. “Nhiều người đã khốn đốn, phá sản, mất nhà vì chó khi cũng ngay sau đó, thị trường chó bỗng trầm lắng không ngờ, không còn thấy ai muốn mua chó nữa” – bác Thuận (cư ngụ tại Trương Định, Hà Nội), người đã sống và chứng kiến thời điểm khủng hoảng đó nhắc lại.

Bác cũng không quên nhấn mạnh: “Người TQ có đường lối thu mua bài bản, còn người Việt thì không bảo được nhau để rồi khuynh gia bại sản”.

Thương lái Trung Quốc đã từng thu mua long nhãn với giá 140.000 - 180.000 đồng/kg

Năm 2001-2002, nông dân 10 tỉnh phía Bắc hồ hởi vì thương lái TQ thu mua long nhãn với giá 140.000 - 180.000 đồng/kg. Nhưng khi thu gom đủ hàng về bán, giá đã hạ xuống còn 40.000-60.000 đồng/kg...

Năm 2004 giá long nhãn rớt xuống mức 10.000 - 12.000 đồng/kg. Nhiều nông dân trót mua nhãn đầu vụ với giá 10.000-15.000 đồng/kg, sấy xong giá long nhãn bằng với giá nhãn tươi khiến nông dân lỗ nặng.

Cũng trong năm 2004, thương lái TQ mua dưa hấu với giá 7.000-10.000 đồng/kg khiến nông dân khu vực miền Trung (nhất là Quảng Ngãi) đổ xô trồng dưa hấu. Tới tháng 4-2005, thương lái Trung Quốc dừng, không mua dưa hấu nữa khiến hàng trăm xe chở dưa hấu dồn lại ở cửa khẩu Lạng Sơn, không thể xuất vào TQ, nhiều chủ hàng buộc phải “tháo chạy” sau khi đổ bỏ hàng trăm tấn dưa hấu tại cửa khẩu này.

Năm 2007- 2008 lại tiếp tục rộ lên việc người TQ mua cau sấy với giá 80.000 đồng/kg. Thời điểm đó, nông dân tính cứ 5kg cau tươi = 1kg cau khô nên sấy cau sẽ có thu nhập hợp lý. Nhưng tới năm 2009-2010, thương lái tiếp tục “chiêu” mua nhỏ giọt với giá thấp và hiện nay không thu mua nữa.

Giữa tháng 10-2010, khu vực vùng núi Kiên Giang có thông tin thương lái TQ mua tắc kè (loại 300gr/con) với giá hàng trăm triệu đồng. Hậu quả của tin đồn đó là hàng trăm ngàn con tắc kè nhỏ bị săn lùng tận diệt để bán nhưng chỉ được với giá rẻ.


Vì sao nông sản Việt Nam bị thua trên chính sân nhà?

Thời gian gần đây, nhiều tư thương TQ càn quét từ Nam ra Bắc để thu gom nông sản (tiêu, sắn lát, cao su, thịt, thủy sản…) nhập về nước. Tư thương TQ gom hàng qua hai kênh: đại lý thu gom của Việt Nam hoặc trực tiếp đến vườn của nông dân mua, với giá cao hơn thị trường nước ta. Tư thương của họ lùng các tỉnh Tây Nguyên để mua sắn, tiêu, cà phê; các tỉnh miền Tây Nam bộ mua thịt lợn nái, sữa; duyên hải miền Trung thu gom nguyên liệu thủy sản, miền núi phía Bắc thu mua sắn…

Chỉ trong những ngày giữa tháng 6-2011, hàng nghìn tấn vải tươi đã được xuất qua cửa khẩu Lào Cai. Cục Hải quan Lào Cai dự báo, lượng vải thiều tươi xuất khẩu qua cửa khẩu này có thể đạt 80.000 tấn trong năm nay, gấp đôi so với năm 2010. Tuy nhiên, lực lượng này cũng không quên nhắc nhở các doanh nghiệp xuất khẩu vải qua TQ cần tìm những đối tác tin cậy, ký hợp đồng trước khi chuyển hàng.

Hàng hóa TQ thu mua phần lớn qua con đường tiểu ngạch

Lời cảnh báo này của cơ quan Hải quan Lào Cai xuất phát từ tình trạng nông sản Việt Nam xuất qua Trung Quốc thường bị tắc nghẽn ở cửa khẩu cả chục ngày. Điển hình là cửa khẩu Tân Thanh, chuyên xuất đi dưa hấu, chuối và một số nông sản khác như sắn thường xuyên bị ách tắc.

Theo tiết lộ của một lái buôn chuyên xuất dưa hấu qua cửa khẩu Tân Thanh, thương lái phía bạn rất đoàn kết, khi thấy hàng phía Việt Nam lên nhiều, họ đồng loạt ép giá thu mua xuống. Trong khi đó, các DN xuất khẩu Việt Nam vẫn theo kiểu, mạnh ai nấy làm, nên bấy lâu thường chịu thiệt thòi trong các cuộc buôn bán này.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, họ đang lùng mua nguyên liệu sắn lát của mình. Thời gian qua, rất nhiều xe sắn của Việt Nam xuất khẩu qua TQ theo đường tiểu ngạch, lối mở biên giới.

“Tôi từng sang Quảng Đông, đi thăm mấy nhà máy thức ăn chăn nuôi của họ, thấy toàn sắn của ta. Việc họ tìm mua khiến giá sắn nguyên liệu tại nước ta được đẩy lên cao. Trước đây giá sắn chỉ 1.500 - 2.000 đồng/kg, thì nay đã 5.500-6.000 đồng/kg, thậm chí còn hơn. Giá sắn lên cao, giúp nông dân ở miền núi tăng thêm thu nhập, là điều đáng mừng. Tuy nhiên, giá nguyên liệu đang cao, sẽ đẩy giá thức ăn chăn nuôi lên cao, từ đó tác động dây chuyền đến giá thực phẩm, cuối cùng người tiêu dùng mình chịu”, ông Lịch nói.

Còn theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), vừa rồi giá thực phẩm ở TQ lên rất cao, nên tư thương họ sang ta lùng sục mua. “Cái này không thể kiểm soát được, vì họ vào mua tự do dọc biên giới. Cho nên, cuối tuần trước, đầu tuần vừa rồi, giá thịt ở Quảng Ninh rất cao, có khi lên tới 70-72 nghìn đồng/kg lợn hơi. Thời gian qua, còn có thông tin phía TQ tuồn lợn kém chất lượng sang bên mình, nhưng nay hiện tượng này không còn nữa”, ông Giao nhắc nhở.

TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thương nhân TQ thu gom các mặt hàng nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sẽ tạo ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối với các mặt hàng. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước nhưng nay đem xuất khẩu sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, có thể kéo giá lương thực, thực phẩm tại thị trường Việt Nam lên cao, khiến việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn.

Còn ở góc độ thị trường, Việt Nam không phải một thị trường lệ thuộc của TQ, mỗi thị trường đều có đường biên giới của nó. Nhìn theo khía cạnh khác, các nhà thu mua hàng nông sản của Việt Nam cũng phải xem lại vì sao bị thua trên chính sân nhà của mình.

“Phải làm rõ việc thu gom này kéo theo sự bất bình đẳng về nghĩa vụ, kéo theo hệ quả xấu, như ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo công ăn việc làm của các doanh nghiệp trong nước. Cần rà soát lại các quy định, nếu họ làm thiệt hại cho Việt Nam, cần phải có hành động” - TS Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.

Tại hội chợ triển lãm quốc tế thủy sản Việt Nam – Vietfish 2011 (28 – 30/6), một đoàn thương nhân TQ đến từ 35 công ty có mặt từ rất sớm tìm mua thủy hải sản, lấn át cả các nhà nhập khẩu truyền thống đến từ EU, Mỹ, Nga…

Thương nhân TQ tỏ ý không hào hứng lắm với phương thức nhập khẩu chính ngạch mà chỉ thích làm ăn qua con đường mua bán mậu biên với lý do chở hàng container lạnh bằng đường bộ thuận tiện, cước phí rẻ hơn. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ nếu mua tiểu ngạch thương nhân TQ không phải đóng thuế và ít chịu ràng buộc hợp đồng. Khi có rủi ro xảy ra thì thường bên bán là các doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt.

Cty TNHH thương mại Việt Hương (Hồng Kông) đã chính thức nộp đơn lên cơ quan thẩm quyền Trung Quốc, xin đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu “Phú quốc và hình ảnh” (ảnh) cho sản phẩm nước mắm trên lãnh thổ nước này.

Nếu không phản đối kịp thời, có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý như vụ càphê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắc Lắc.

Ngày 16-9, Công ty CP sở hữu trí tuệ Bross và Cộng sự (Hà Nội) đã gửi văn bản cảnh báo đến Hội Nước mắm Phú Quốc, cho biết chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc đang có nguy cơ bị mất tại Trung Quốc. Theo đó, vào ngày 11-5-2011, một doanh nghiệp tại Hồng Kông là Cty TNHH thương mại Việt Hương (VIET HUONG TRADING COMPANY LIMITED) đã chính thức nộp đơn số 9448516 lên cơ quan có thẩm quyền để đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu “Phú quốc” cho nhóm hàng hóa 30 (trong đó có nước mắm) trên lãnh thổ Trung Quốc.

Cty TNHH thương mại Việt Hương (Hồng Kông) xin đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu “Phú quốc và hình ảnh” (ảnh) cho sản phẩm nước mắm trên lãnh thổ nước này

Hình ảnh thương hiệu mà Cty Việt Hương đăng ký bảo hộ chính xác là có chữ “Phú quốc” kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ Việt Nam (có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang). Các thông tin này đã được đối tác của Bross và Cộng sự là một công ty luật tại Trung Quốc kiểm tra, xác tín theo yêu cầu. Việc chủ thể nói trên đăng ký nhãn hiệu “Phú quốc và hình ảnh” dưới tên của mình cũng sẽ gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho công chúng về nguồn gốc Phú Quốc gắn liền với sản phẩm nước mắm nổi tiếng đang được Việt Nam bảo hộ.

Song, khác với các nhãn hiệu càphê “Buon Ma Thuot và chữ Hán”, “Buon Ma Thuot và logo” đã được cấp đăng ký bảo hộ độc quyền cho Cty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd, hiện “Phú quốc và logo” vẫn đang trong quá trình xem xét, công bố thông tin.

Nhưng sau một thời gian công bố theo Luật Nhãn hiệu Trung Quốc, nếu không có tổ chức hoặc cá nhân nào lên tiếng phản đối, mặc nhiên cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sẽ cấp bằng bảo hộ độc quyền cho chủ thể đăng ký. Theo Cty CP sở hữu trí tuệ Bross và Cộng sự, nếu Hội Nước mắm Phú Quốc không tiến hành ngay các thủ tục để phản đối đơn đăng ký bảo hộ trên thì sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý tương tự như càphê Buôn Ma Thuột hiện nay.

Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp đăng bạ bảo hộ tại Việt Nam cho tỉnh Đắc Lắc vào năm 2005, nhưng đến nay nó không hề được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa với một nước nào trên thế giới. Chính sự lơ là này của tỉnh Đắc Lắc đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp Trung Quốc xâm hại thương hiệu và bây giờ phải tốn công sức đòi lại thương hiệu. 

Vì sợ tốn kém!

Đắc Lắc sợ tốn kinh phí nên không đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột ra phạm vi toàn cầu theo Hệ thống Madrid - hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được tạo thành bởi hai điều ước quốc tế là Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa và Nghị định thư Madrid liên quan đến Thỏa ước Madrid (được thông qua năm 1989 và có hiệu lực từ ngày 1-12-1993).

Từ 2005 đến nay, tỉnh đã tổ chức 3 kỳ Festival cà phê Buôn Ma Thuột với hơn 50 tỷ đồng ngân sách và tiền tài trợ của doanh nghiệp. Nếu chỉ bỏ ra khoảng 1/10 số tiền nói trên, Đắc Lắc đã đăng ký thành công nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột ra nước ngoài và tránh được nguy cơ xâm hại thương hiệu như hiện nay.

Không chỉ vậy, Đắc Lắc còn chậm trễ trong việc quản lý, sử dụng và phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột ở ngay trong tỉnh. Mãi đến tháng 8-2011, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột (hiệu lực 3 năm) cho 8 thành viên. Các doanh nghiệp này chỉ có diện tích 8.852ha, sản lượng 26.000 tấn/năm. Trong khi vùng địa danh cà phê Buôn Ma Thuột có tổng diện tích 100.000ha và sản lượng khoảng 300.000 tấn/năm. Vì vậy còn một diện tích khá lớn trong vùng địa danh chưa được sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.

Theo tham vấn của Cục Sở hữu trí tuệ, để phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột một cách bài bản và mang lại hiệu quả cao, bên cạnh việc phát triển các biện pháp nhằm quản lý và khai thác dựa vào cơ chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong nước, phải sớm xúc tiến việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý sản phẩm ra nước ngoài. Bởi phần lớn cà phê của tỉnh đều xuất khẩu, vì thế việc đăng ký này là hết sức cần thiết. Cà phê Buôn Ma Thuột hiện được xuất khẩu đến 60 nước, vùng lãnh thổ, trong đó có 10 thị trường trọng điểm chiếm 70% sản lượng và kim ngạch 10 triệu USD/năm như: EU, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản…

Ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, hiện là trợ lý của Bộ trưởng Bộ KH-CN cho rằng Việt Nam đã tham gia vào hệ thống WIPO theo Nghị định thư Madrid, vì thế nếu muốn đăng ký ở châu Âu thì không cần đăng ký từng nước mà vào WIPO sẽ được chấp nhận tại những nước tham gia nghị định thư này. Theo đó, kinh phí để đăng ký bảo hộ độc quyền tại 10-20 nước hiện mất khoảng 1.000-2.000 USD, thủ tục cũng rất nhanh gọn, bảo hộ trong thời gian 10 năm, sau đó kinh phí gia hạn sẽ rẻ hơn.

Người dân Buôn Ma Thuột thu hoạch cà phê. 

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam cho rằng chúng ta cần phải khởi kiện để đòi lại thương hiệu cho cà phê Buôn Ma Thuột, vì Buôn Ma Thuột là thương hiệu lớn, tài sản của Việt Nam, không thể đổi bằng thương hiệu khác. “Khi thay đổi một thương hiệu, không dễ dàng mà làm được vì còn liên quan đến các yếu tố như chỉ dẫn địa lý, khí hậu”- ông Tự nói. Do đó hiện nay, UBND tỉnh Đắc Lắc cùng với Hiệp hội Cà phê Đắc Lắc đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để kiên quyết khởi kiện công ty của Trung Quốc ra tòa án Trung Quốc.

Theo ông Tự, mặc dù về nguyên tắc, khi chưa có công ty nào đăng ký độc quyền thương hiệu một sản phẩm thì họ được phép đăng ký tên thương hiệu tùy thích. Nhưng việc đăng ký thương hiệu không được nhằm dụng ý xấu, trục lợi.

Hiện nay, dù chưa có căn cứ để xác định công ty của Trung Quốc đăng ký thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột với dụng ý xấu và cũng như chưa có thông báo nào về việc họ sẽ lợi dụng đăng ký độc quyền để cấm cà phê Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc, nhưng cần phải loại bỏ nhãn hiệu độc quyền này càng sớm càng tốt, để tránh những rắc rối, thiệt hại gây ra trong thời gian tới. Đặc biệt, khi công ty này có thể đăng ký bảo hộ độc quyền ra thế giới, có nước có thể chấp nhận, có nước sẽ không nhưng việc đòi lại thương hiệu lúc đó chắc chắn sẽ gặp khó khăn nhiều hơn.

Ông Tự cho biết luật của Trung Quốc cũng như nhiều nước khác đã tham gia WTO, đều quy định bất kỳ ai khi thấy có dụng ý xấu, làm ăn không trung thực có quyền yêu cầu hủy bỏ các hành vi chiếm đoạt, không trung thực, lợi dụng uy tín các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý các nước khác gây nhầm lẫn xuất xứ sản phẩm. Cà phê Buôn Ma Thuột không những đã nổi tiếng ở Việt Nam mà còn gắn với địa danh cụ thể là Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc-Việt Nam). Bởi vậy, việc khởi kiện và thắng kiện là hoàn toàn có cơ sở hy vọng.

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) vừa được Công ty Bross & Partners (một công ty luật của Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đại diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) phát hiện đăng ký bảo hộ độc quyền 10 năm tại Trung Quốc. Nếu không đòi lại thương hiệu này, việc xuất khẩu cà phê của nước ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Trở ngại xuất khẩu

Theo công văn của Công ty Bross & Partners vừa gửi Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, nhãn hiệu cà phê “BUON MA THUOT và chữ Hán” được một doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ và được cấp chứng nhận bảo hộ 10 năm (kể từ ngày 14-11-2010) cho nhóm sản phẩm 30 - nhóm có chứa cà phê. Sau đó, doanh nghiệp này tiếp tục đăng ký và được bảo hộ logo “BUON MA THUOT COFFEE - 1896” tại Trung Quốc từ ngày 14-6-2011.

Luật sư Lê Quang Vinh, Giám đốc bộ phận sở hữu trí tuệ Công ty Bross & Partners, nhận định: “Việc làm này của doanh nghiệp Trung Quốc sẽ khiến thế giới hiểu nhầm về nguồn gốc địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, vốn đang được bảo hộ tại Việt Nam theo đăng bạ quốc gia số 0004. Nếu không ngăn chặn kịp thời, chủ sở hữu nhãn hiệu BUON MA THUOT nói trên có thể sử dụng quyền độc quyền của mình để ngăn chặn việc xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột vào lãnh thổ Trung Quốc”.

Còn ông Lê Đăng Trình, Chánh Văn phòng Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cho rằng: Nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký bảo hộ độc quyền tại Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột vào Trung Quốc mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Mặc dù thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột được Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ quốc gia Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta vào năm 2005, nhưng hiện nay chưa được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các nước xuất khẩu và tiêu thụ cà phê trên thế giới. Một khi doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu này ra các nước trên thế giới, chúng ta cũng không thể xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột đến những nước đó.

Rang cà phê Buôn Ma Thuột tại gian hàng triển lãm của Công ty cà phê Trung Nguyên ở Festival Cà phê Buôn Ma Thuột.

Đòi lại thương hiệu

Vùng địa danh cà phê Buôn Ma Thuột có diện tích hơn 100.000ha, nằm trên địa bàn 9 huyện, thành, thị của tỉnh Đắc Lắc gồm: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Cư M’gar, Krông Búc, Krông Pắc, Buôn Đôn, Krông Năng, Cư Kuin và Ea H’leo. Sản lượng cà phê của vùng khoảng 300.000 tấn/năm và xuất khẩu ra 60 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì thế, việc đòi lại nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột là điều cần thiết.

Luật sư Lê Quang Vinh cho biết: “Theo luật nhãn hiệu Trung Quốc, tên địa danh nước ngoài nếu được biết đến rộng rãi với công chúng ở Trung Quốc thì không được phép đăng ký và sử dụng làm nhãn hiệu riêng. Vì vậy, chúng tôi tin rằng có căn cứ và bằng chứng pháp lý để khởi kiện hủy bỏ thành công nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký ở Trung Quốc”.

Theo ông Lê Đăng Trình, UBND tỉnh Đắc Lắc cũng đã có hai cuộc họp bàn giải pháp đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất được việc dùng con đường ngoại giao hay khởi kiện. Để Công ty Bross & Parners thực hiện việc khởi kiện, kinh phí sẽ mất khoảng 6.000 - 9.000 USD. Dù ai trả số tiền này, đã đến lúc tỉnh Đắc Lắc cần kiên quyết đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.

Luật sư Lê Quang Vinh, Giám đốc bộ phận sở hữu trí tuệ Công ty Bross & Partners: Đủ cơ sở pháp lý đòi lại thương hiệu 

Theo nguồn tin đã được kiểm chứng, chúng tôi nhận thấy chỉ dẫn địa lý BUON MA THUOT (được bảo hộ ở Việt Nam theo đăng bạ số 0004 ngày 14-10-2005) đã bị một công ty ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc tên Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại lãnh thổ Trung Quốc. Hai đăng ký số 7611987 và 7970830 cấp ngày 14-11-2010 và 14-6-2011 tương ứng với 2 nhãn hiệu “BUON MA THUOT và chữ Hán” và “BUON MA THUOT COFFEE 1896 và logo” gắn liền với nhiều sản phẩm ở nhóm 30 trong đó có sản phẩm cà phê đã được cấp độc quyền cho công ty này.

Chúng tôi tiếp tục phát hiện thương hiệu DAK LAK đã bị một công ty ở Pháp tên ITM ENTERPRISES (Société Anonyme) đã đăng ký độc quyền thương hiệu DAK LAK dưới tên của mình và được cơ quan sở hữu trí tuệ Pháp cấp đăng ký độc quyền sử dụng cho sản phẩm cà phê (ở nhóm 30) từ ngày 25-9-1997. Điều nguy hiểm hơn, chính công ty này đã sử dụng thương hiệu được cấp độc quyền ở Pháp này tiếp tục đăng ký trên phạm vi toàn cầu theo Hệ thống Madrid và thương hiệu DAK LAK đã được bảo hộ ở nhiều quốc gia khác (không kể Pháp): Áo, Bulgaria, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ, Czech, Đức, Croatia, Hungary, Ý, Morocco, Monaco, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumania, Slovenia, Nga...

Sự việc trên rất nghiêm trọng vì một số lý do: BUON MA THUOT (hoặc DAK LAK) đều là chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và là tài sản của nhà nước Việt Nam. Việc chủ thể nước ngoài sở hữu nó đồng nghĩa với việc tài sản của nhà nước đã rơi vào tay kẻ khác. Nguy cơ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước, do xâm phạm quyền độc quyền ở các nước trên có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nếu không kịp thời có biện pháp hủy bỏ và bảo vệ các chỉ dẫn địa lý này thì niềm tin của khách hàng nước ngoài đối với cà phê Việt Nam có thể bị suy giảm nghiêm trọng (do khách hàng không thể phân biệt được đâu là cà phê Buôn Ma Thuột thật và đâu là cà phê Buôn Ma Thuột giả).

Luật nhãn hiệu các nước về căn bản tương đối giống nhau, vì vậy, chúng tôi tin rằng vẫn có cơ hội tiến hành biện pháp pháp lý để hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu ở Pháp. Cơ sở pháp lý chính là việc đăng ký DAK LAK có thể làm cho công chúng bị lừa dối về nguồn gốc thực sự của hàng hóa và/hoặc việc đăng ký đó thông thường sẽ bị coi là một hành vi không trung thực (không trung thực với cơ quan nhãn hiệu khi nộp hồ sơ đẳng ký). Tuy vậy, nếu phải tiến hành hủy các đăng ký nhãn hiệu của ITM ENTERPRISES (Société Anonyme) thì Việt Nam không chỉ phải tiến hành hủy bỏ nhãn hiệu DAK LAK ở Pháp mà còn phải tiến hành thủ tục hủy bỏ nhãn hiệu DAK LAK ở tất cả trên 10 quốc gia đã được bảo hộ nêu trên.

Nam Ròm sưu tầm và tổng hợp 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo